Nhà khoa học giả bịa chuyện về vắc xin HPV gây ung thư

Học viện Karolinska (Thụy Điển) vừa cho biết một bài báo khẳng định vắc xin HPV (papilloma) có thể gây ung thư

Học viện Karolinska (Thụy Điển) vừa cho biết một bài báo khẳng định vắc xin HPV (papilloma) có thể gây ung thư được đăng trên một tạp chí dược học quốc tế của Ấn Độ là “cực kỳ nguy hiểm” và đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng của tạp chí này.

Bài báo có tiêu đề: “Increased incidence of cervical cancer in Sweden: Possible link with HPV” (Tạm dịch: Tỉ lệ tăng cao ung thư cổ ở Thụy Điển: Có thể liên quan tới HPV) được đăng trên Tạp chí về Đạo đức dược khoa của Ấn Độ (https://ijme.in/).

Nhà khoa học giả bịa chuyện về vắc xin HPV gây ung thư-1

Bài báo khẳng định vắc xin HPV (papilloma) có thể gây ung thư

Tác giả bài báo có tên Lars Andersson đã tuyên bố một cách giả mạo rằng anh ta cộng tác với Học Viện Karolinska ở Stockholm trong việc công bố bài báo trên tạp chí dược khoa quốc tế nói trên. Học viện Karolinska là trung tâm độc lập lớn nhất chuyên nghiên cứu khoa học về dược ở Thụy Điển. Hiện nay phòng truyền thông của Học Viện đang phải làm việc để giảm thiểu sự thiệt hại.

Cách đây một tháng, Andersson đã viết rằng vắc xin HPV có thể là tác nhân làm tăng số ca ung thư đốt sống cổ ở Thụy Điển. Vi rút HPV ở người thường gây nên ung thư cổ và vắc xin HPV được điều chế nhằm ngăn ngừa căn bệnh này.

Thông tin sai sự thật

Andersson thông tin rằng anh ta làm việc tại khoa Dược học và Vật lý học của Học viện Karolinska và hiện là giáo sư về hưu. Giờ đây, Läkartidning, một ấn phẩm về dược của Thụy Điển tiết lộ rằng Lars Andersson không phải là người mà anh ta tuyên bố. Peter Andreasson trưởng bộ phận báo chí của Học viện Karolinska khẳng định. “Không có người nào trước đây cũng như hiện nay mang tên Lars Andersson làm việc tại Học viện Karolinska, cũng như không có người nào mang tên đó cộng tác với Viện của ông.”

Học viện Karolinska đã yêu cầu Tạp chí đăng bài báo nói trên gỡ bỏ bài báo đó.

Nhà khoa học giả bịa chuyện về vắc xin HPV gây ung thư-2

Học viện Karolinska đã yêu cầu Tạp chí đăng bài báo nói trên gỡ bỏ bài báo đó

Joakim Dillner, giáo sư ở Ban Bệnh học của Học viện Karolinsk nói với tờ Läkartidning rằng không có bằng chứng nào khẳng định rằng số ca ung thư đốt sống cổ ở Thụy Điển tăng lên là do sử dụng vắc xin HPV. Ông hy vọng rằng bài báo ngụy tạo này sẽ không ảnh hưởng tới việc sử dụng vắc xin HPV của mọi người. Ông nói thêm: “Điều rất đáng tiếc là tên của Học viện Karolinska đã bị “nổi tiếng” theo cách này”.

Tác giả bí mật

Giám đốc Học viện Karolinska, Ole Petter Ottersen nói: “Chúng tôi không biết tác giả là ai, anh ta đã dùng bút danh. Chúng tôi cũng không có bằng chứng chứng minh rằng anh ta từng là một nhà nghiên cứu”. Ông cho rằng: đây là trường hợp nghiêm trọng trong quy trình công bố công trình dược học, và lấy làm tiếc là Tạp chí đăng bài đã thẩm định và đánh giá bài viết thiếu nghiêm túc trước khi cho công bố. Ông tin rằng Tạp chí cần có nguyên tắc tiếp nhận bài chặt chẽ hơn.

Tác giả bí mật này trước đó cũng đã từng bị phát hiện tham gia vào cuộc tranh luận về vắc xin, trong đó có vắc xin Pandemrix (dùng cho cúm lợn) cách đây một vài năm.

Ottersen được bổ nhiệm làm giám đốc Học viện Karolinska để lấy lại danh tiếng cho Học viện sau vụ tai tiếng mang tên Macchiarini. Paolo Macchiarini là một bác sĩ phẫu thuật làm việc tại học viện bị buộc tội thiếu trung thực trong khoa học, cụ thể là không báo cáo trung thực về những ca tử vong ở khoa phẫu phẫu thuật mà từ đó ông ta được thăng tiến. Học viện Karolinska đã bị chỉ trích trong việc xử trí trường hợp của Macchiarini.

Gỡ bỏ bài báo

Sau khi nhận được tố giác đầu tiên về bài báo, Tạp chí đã đăng tải bình luận về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay bài báo đã bị gỡ bỏ khỏi trang mạng của Tạp chí. Theo trang mạng Retraction Watch, tác giả giả mạo này đã từng công bố ba bài báo khẳng định về sự rủi ro của vác xin. Tất cả những bài này đều đang bị gỡ bỏ khỏi các ấn phẩm chúng được công bố.

Theo VietNamNet


ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.