Nước Anh không chỉ nổi tiếng với nền giáo dục tốt bậc nhất thế giới, mà
còn là nơi quy tụ những ngôi trường mang vẻ đẹp cổ kính, nên thơ.
|
Nằm ở thị trấn Egham, hạt Surrey, Royal Holloway thuộc ĐH London được coi là một trong những trường đại học
đẹp nhất thế giới. Trước đây, khu chính của trường - Founder's Building
- từng là đại học dành riêng cho nữ sinh. Ngày nay, khu làm nên thương
hiệu cho Royal Holloway với những khu giảng đường, nhà nguyện, thư viện,
nhà ăn, khu ký túc cùng phòng triển lãm tranh từ thời Victoria. Đây
cũng là phim trường nổi tiếng từng xuất hiện trong nhiều chương trình,
tác phẩm đình đám, bao gồm Downtown Abbey và Avengers: Age of Ultron. Royal Holloway sở hữu khu đất rộng 135 mẫu đất trồng gần 400 loài thực vật. |
|
Từ khi được thành lập năm 1583, ĐH
Edinburgh luôn dẫn đầu danh sách những trường đẹp nhất xứ sở sương mù.
Trường thành viên Georgian Old là một trong những tòa nhà mang tính biểu
tượng của toàn trường. Trải qua gần một thế kỷ để xây dựng và hoàn
thiện (1789-1887), trường nổi bật với kiểu kiến trúc mái vòm bắt mắt.
Georgian Old bao gồm trường Luật và khu triển lãm nghệ thuật Talbot
Rice. Sinh viên tại Edinburgh không chỉ có cơ hội tận hưởng vẻ đẹp kiến
trúc cổ kính hàng ngày mà còn có thể tham quan núi lửa Arthur's Seat ở
gần đó, một địa điểm hoạt động ngoại khóa và chụp ảnh lý tưởng. |
|
ĐH Oxford - trường đại học lâu đời nhất tại
các nước nói tiếng Anh, cái tên quen thuộc trong các bảng xếp hạng -
cũng xuất hiện trong danh sách những trường đẹp nhất ở Anh. Oxford không
có khu chính. Trường bao gồm 38 trường thành viên, các toàn nhà và cơ
sở giảng dạy, nghiên cứu nằm rải rác trong thành phố. Sinh viên có thể
dành thời gian để khám phá, quan sát những ngọn tháp thơ mộng hoặc đạp
xe xung quanh các tòa nhà cổ kính. Bên cạnh đó, Radcliffe Camera thuộc
Oxford là địa danh nổi tiếng bậc nhất thành phố. Thư viện này bao gồm
bản sao của tất cả sách xuất bản ở Vương quốc Anh và Ireland. Cây cầu
Sighs nối liền hai khu vực của trường thành viên Hertford cũng rất nổi
tiếng. Ngoài ra, nhà thờ Meadow cùng vườn ươm Harcourt rộng 130 mẫu là
địa điểm lý tưởng cho hoạt động dã ngoại mùa hè hay để tận hưởng kỳ nghỉ
yên bình. |
|
Là trường lâu đời thứ hai tại các nước nói
tiếng Anh, ĐH Cambridge được thành lập bởi nhóm học giả rời từ ĐH Oxford
sau xung đột với người dân địa phương. Trường có 8 bảo tàng, một vườn
thực vật cùng 31 trường thành viên với lối kiến trúc Tudor độc đáo, đậm
dấu ấn lịch sử với những khu vườn tuyệt đẹp. Cambridge nổi tiếng toàn
thế giới bởi chất lượng đào tạo lẫn vẻ đẹp khuôn viên. Những địa danh
nổi bật của trường bao gồm nhà nguyện trường King, cầu Sighs. Ngoài ra,
nhiều trường thành viên có hướng nhìn ra sông Cam, nơi thu hút nhiều
sinh viên và khách du lịch đến tận hưởng cảm giác gần gũi thiên nhiên,
đội mũ rơm và chụp ảnh lưu niệm trong khung cảnh đẹp như tranh vẽ. |
|
ĐH Keele lọt vào danh sách không chỉ bởi
phong cảnh nên thơ mà còn nhờ Keele Hall - tòa nhà cổ kính được xây dựng
từ thế kỷ 19. Khuôn viên trường rộng 625 mẫu, bao gồm công viên, hồ,
suối, lối đi ẩn khuất và vườn ươm. Đây là nơi ươm các loài thực vật nổi
tiếng và sở hữu bộ sưu tập hoa anh đào lớn nhất nước Anh. Keele mang vẻ
đẹp pha lẫn giữa sự mộc mạc cùng vẻ lộng lẫy khiến sinh viên và giảng
viên luôn cảm thấy may mắn khi được sinh hoạt ở đây. |
|
ĐH Glasgow tồn tại lâu đời thứ 4 tại các
nước nói tiếng Anh. Ngôi trường này cũng là trung tâm của Thế kỷ Khai
sáng tại Scotland trong thế kỷ 18. Trường bao gồm các khuôn viên hoa lệ
với kiến trúc tuyệt đẹp kết hợp giữa phong cách Gothic và chủ nghĩa thô
mộc. Những ngọn tháp nhọn, cửa sổ cổ kính, vườn cây xanh biến Glasgow
thành địa điểm lý tưởng đối với người dùng Instagram. Tòa nhà chính
Gilbert Scott là biểu trưng lớn thứ hai của lối kiến trúc phục hồi
Gothic ở Anh. Ngoài ra, trong tiếng Gaelic, tên trường nghĩa là "nơi
chốn màu xanh thân yêu" - hoàn toàn phù hợp với khuôn viên bao gồm 90
công viên và khu vườn. |
|
Trong khi đó, ĐH Queen's Belfast lại nổi
danh với sàn đá cẩm thạch bóng loáng, những bức tượng ghi dấu thời gian
cùng tháp canh tuyệt đẹp. Khuôn viên trường gồm 300 tòa nhà với vẻ đẹp
rất riêng. Tòa Lanyon (hoạt động từ năm 1849) là trung tâm, địa danh nổi
bật nhất Queen's Belfast. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi
tiếng Charles Lanyon, người chịu trách nhiệm cho nhiều công trình danh
tiếng khác như lâu đài Belfast, nhà hầm đường Crumlin, nhà hải quan. Năm
2016, Văn phòng Thống kê Quốc gia đánh giá ĐH Queen's Belfast là nơi
hạnh phúc nhất ở Vương quốc Anh. |
|
ĐH Greenwich được mệnh danh "hình ảnh cho
lịch sử và khoa học" với 3 khuôn viên lâu đời. Là một trong những trường
cổ xưa nhất ở xứ sở sương mù, Greenwich là di sản thế giới do UNESCO
công nhận. Trường nổi bật với lối kiến trúc thanh nhã nằm cạnh dòng sông
Thames. Đây cũng là phim trường nổi tiếng, nơi thực hiện các bộ phim
nổi tiếng nhưBốn đám cưới, một đám ma, Gulliver du ký, Nữ hoàng, Những người khốn khổ, Nhà vua nói lắp. |
|
Thành lập năm 1876, ĐH Bristol là sự kết
hợp tuyệt vời giữa kiến trúc kiến đại và cổ điển với nhiều công viên
xanh, những khu vườn và không gian mở thích hợp cho hoạt động đi dạo,
thư giãn. Khuôn viên lớn của trường nằm xung quanh quảng trường
Georgian. Một số tòa nhà hiện đại khác nằm ở Clifton. Trường nổi tiếng
với phong cách kiến trúc Gothic, trong đó, nổi bật nhất là thư viện Luật
Bristol. Ngoài ra, trường đại học này còn được biết đến nhờ vẻ đẹp mang
tính sáng tạo nằm ở những bức tranh tường, các lối đi bộ thơ mộng cùng
cây cầu treo Brunel lừng danh. |
|
ĐH Cardiff tương đối trẻ so với 9 trường xuất hiện trong danh sách những trường đẹp nhất nước Anh doTimes Higher Educationbình
chọn. Tuy nhiên, nó xứng đáng đứng cùng các tên tuổi lớn nhờ các tòa
nhà nổi bật trong khuôn viên trường. Các khu giảng đường ở Cardiff, bao
gồm khu chính, khu Bute, Glamorgan, có tầm nhìn hướng ra công viên
Cathays. 3 tòa nhà này được thiết kế bởi 3 kiến trúc sư danh tiếng với 3
phong cách khác biệt. Hai khu tượng đài ở trước tào Glamorgan tái hiện
lại hoạt động khai thác than nhằm nhắc nhở về nguồn gốc sự giàu có của
Glamorgan. Trong khi đó, tòa Bute lại mang phong cách tân cổ điển với 6
cột La Mã nằm cạnh lối vào. |
Theo Zing