Để cứu sống đứa bé, anh nhận nó làm con. Khôngngờ, điều đó dẫn anh đến cuộc gặp gỡ định mệnh với người yêu sau hai mươi nămkhông tin tức. Mọi thứ diễn ra trước mắt anh như một định mệnh đầy hương vị.

Con đường vào Bon (làng) của người Cơ Ho Chil ởĐạ Kông lầy lội kinh người sau một đêm mưa như trút. Sáng đứng trước cửa kháchsạn Châu Âu, Đà Lạt, nhìn bầu trời u ám, thạc sĩ Tuấn đã ngẩn người phân vân.Ông chủ khách sạn còn nhiệt tình cho biết giờ này vào Đạ Kông chỉ có đi bộ làchắc ăn.

Đạ Kông vốn là xã nằm xa nhất trên thượng lưusông Krông Knô, đường xá hiểm trở, xe ô-tô chỉ đến được ủy ban nhân dân xã cònxuống nữa là phải đi xe gắn máy, cuối cùng là đi bộ. Người Cơ Ho Chil thích cưtrú trên những ngọn núi cao hiểm trở, không thích ở dưới thung lũng thấp hoặcvùng cao nguyên bằng phẳng. Họ thường chọn những khu rừng già có nhiều cây cổthụ trên sườn núi cao, độ dốc lớn để phát rẫy.

Khổ nỗi hôm nay đoàn công tác của Tuấn có lịchlàm việc với Kuang bon (già làng), một người cực kỳ có uy tín tại Đạ Kông. Ônglà hiện thân của truyền thống và tinh thần đưa đến sự thống nhất cộng đồng làngcủa người Cơ Ho Chil. Tombri (chủ rừng), thầy cúng cùng các gia trưởng họp lại,đây là liên minh giữa những bon với nhau trên cơ sở tự nguyện, gọi là M"đrông.

Đường về
Ảnh minh họa

Từng nhiều lần vào tận Đạ Kông nên Tuấn không lạgì con đường đất đỏ sau cơn mưa sẽ lầy lội như thế nào, nhưng rồi chính những vịkhách nước ngoài lại động viên, nên cuối cùng anh quyết định sẽ đi. Niềm tin củaanh còn dựa trên cơ sở sẽ có Kon Minh đón dẫn đường. Nhớ đến gương mặt trẻ trung,đôi mắt đen dài trên gương mặt tuấn tú, Tuấn thoáng mỉm cười.

- Này cháu, cho chú hỏi.

Vừa gạt mồ hôi vì trời nắng, Tuấn và tài xế chặnđường một thiếu niên trẻ đang gùi trên lưng bó củi lớn, cặm cụi từng bước nặngnhẹ.

Cậu thiếu niên ngẩng đầu, Tuấn ngạc nhiên, cậu bécó khuôn mặt thật đẹp, trắng trẻo đến bất ngờ mà dân Đà Lạt chính gốc cũng phảighen chứ đừng nói là người Cơ Ho Chil, mà liệu cậu ta là người dântộc hay ngườiKinh, anh thầm tự hỏi.

Khi nghe anh kể về người hướng dẫn viên nhiệttình bất ngờ lúc nãy, cậu cán bộ văn hóa xã tên Khanh cười ầm. Ai hả, Kon Minhsao, anh kêu nó bằng cháu cũng được vì nó mới 15 tuổi à, nhưng em cho anh biếtvợ nó vừa mới đẻ đấy, con trai. "Sao?", Tuấn thảng thốt, Khanh cười buồn: "Chảhiểu sao thời gian gần đây trong Bon người Cơ Ho Chil bỗng rộ lên tập tục tảohôn, cán bộ xã tụi em đến giải thích vận động bà con gần chết, vâng dạ ngon lànhnhưng thi thoảng vẫn xảy ra ở nơi này nơi kia mà bọn em chịu".

Khanh cho biết, cha Kon Minh là người Cơ Ho Chil,mẹ người Hà Nội nhưng đi kinh tế mới vào Lâm Hà, Đà Lạt. Cha Kon Minh hồi xưarất bảnh trai, lên làm việc ở Lâm Hà, lấy vợ sinh con, cũng chẳng có chuyện gìxảy ra nếu sau đó ông không ôm con bỏ về Đạ Kông vì mẹ muốn thế, mẹ Kon Minhkhông về theo, thế là vợ chồng họ chia tay.

Gia đình người Cơ Ho Chil theo chế độ mẫu hệ.Người phụ nữ đóng vai trò chủ động trong gia đình, kể cả chuyện "bắt" chồng. Concái sinh ra đều theo họ mẹ, quyền kế thừa tài sản thuộc về con gái. Sau khi chachết, Kon Minh ở với bà nội, đang học cấp 2, cậu bị gia đình con Ka Tiên đến bắtchồng từ hồi 14 tuổi. Kon Minh lớn lên rất giống mẹ ở nước da trắng và đôi môiđỏ như son, vì đẹp trai nên con Ka Tiên mê tít buộc gia đình phải đến bắt chồngsớm nếu không sợ người khác bắt mất.

Chế độ hôn nhân một vợ một chồng và ngườichồngphải về sống bên nhà vợ đã được xác lập duy trì một cách khá chặt chẽ trong cộngđồng người Cơ Ho Chil nên Ka Tiên hoàn toàn đóng vai trò chủ động. Sau hôn lễ,Kon Minh dọn về ở bên nhà vợ.

"Xã biết, đến can thiệp, gia đình Ka Tiên đồng ýnhưng vẫn tạo điều kiện cho hai đứa gần gũi. Cuối cùng một năm sau, con Ka Tiêncó thai, lần này, xã chịu thua. Bọn em biết làm gì?", Khanh nhún vai.

Tối ngồi bên bếp lửa bập bùng, trong căn nhà lánghèo nàn đơn sơ không có một vật dụng gì giá trị bạc triệu, Tuấn ngắm vợ chồngtrẻ con đang vụng về nựng nịu đứa con trai mới sinh đỏ hỏn, bé như con mèo, anhthở dài. Tuổi này ở thành phố không khéo bố mẹ còn phải chăm từng miếng ăn giấcngủ. Thế mà, Kon Minh đã là một trong những người thợ rừng cừ khôi.

Với cây rìu (kơl) và cây chà gạc (woát) là nó cóthể cùng mọi người khai quang một cách nhanh chóng cả khu rừng rộng đầy nhữngcây đại thụ. Đàn bà, trẻ em dùng chà gạc chặt những cây nhỏ và dây leo, chỉ phạtdăm ba nhát mà không cần chặt đứt thân cây... Tiếp đó, đàn ông dùng rìu đốnnhững cây lớn dần từ dưới lên đỉnh dốc. Những cây này ngã sẽ kéo theo cây nhỏ vàdây leo. Sau khi phơi nắng độ hơn một tháng, người Cơ Ho Chil châm lửa đốt dọnrẫy để gieo hạt khi mùa mưa bắt đầu, khoảng tháng Tư.

Tuấn không biết gọi thằng Kon Minh như thế nàocho phải, gọi cháu xưng chú hơi ngượng vì dù gì nó cũng là ông bố trẻ con rồitrong khi anh vẫn độc thân. Gọi em nghe cũng kỳ mà gọi anh thì không phải. Cuốicùng, anh gọi thẳng tên còn thằng Kon Minh cứ cười tít mắt mà gọi Tuấn là anhngon hơ. Nó vui vẻ làm hướng dẫn viên có thù lao, giúp anh xâm nhập vào cộngđồng Cơ Ho Chil ở Đạ Kông.

Có lần Tuấn tò mò hỏi chuyện vợ chồng, Kon Minhnhe hàm răng thật đẹp ra cười: "Em biết gì đâu, con Ka Tiên chỉ hết đấy chứ". "Nóbiết à?". "Biết chứ, mẹ nó dạy". "Thế còn bây giờ?". "Vẫn thế, nếu nó thích, nóisao em làm vậy". Tuấn phá lên cười. Thật ra anh hiểu hôn nhân của người Cơ HoChil cũng dựa trên cơ sở sự ưng thuận giữa đôi bên trai - gái. Cha mẹ hai bên cũngkhông cưỡng ép việc kết bạn trăm năm của con cái.

Ôi thảm cho cái tuổi bốn mươi lămtóc chớm bạc của anh mà vẫn độc thân để kéo theo biết bao lời xầm xì. Hồi đầuTuấn cũng tự ái, cũng giải thích chán chê cho đến khi nản, ờ thì có vấn đề đấy,sao nào? Liệt dương, yếu hay đồng tính? Đểu kinh, giá còn trẻ chắc Tuấn đấm vàomõm thằng hỏi câu ấy còn bây giờ anh bình thản như không. Ôi khổ cho cái thằngtôi độc thân cho đến bây giờ.

Reeng... reng... những tiếngchuông điện thoại reo dài làm Tuấn bừng tỉnh, luống cuống tìm cái kính cận đeolên mắt.

- A lô... anh Tuấn ạ, có kháchchờ anh dưới nhà.

Tuấn ngẩn người nhìn đồng hồ, 10giờ khuya rồi, khách nào giờ này nữa. Sáng nay đoàn khách ngoại quốc đã về trước,anh ở lại làm một số thủ tục, dự kiến sáng mai về sớm, thế mà...

"Ơ, Khanh". Khanh nắm tay anh nóigấp gáp: "Anh giúp bọn em một chuyện". "Chuyện gì cơ?".

Tuấn bàng hoàng khi nghe Khanhnói và đồng ý theo Khanh đi ngay dù đã khuya.

Một cơn giông lớn đổ xuống ĐạKông, vì nhà vợ chồng Kon Minh ở sát sườn núi cao để dễ làm rẫy nên bị bùn trênnúi ập xuống, nhấn chìm. Mọi người đào bới mãi mới lôi hai vợ chồng ra được, KonMinh vì che chắn cho vợ con nên bị thương nặng được đưa lên Đà Lạt cấp cứu. KaTiên chết nhưng ôm chặt đứa con thoi thóp trong tay. Sau khi thương nghị, làngquyết định chôn hai mẹ con.

- Chôn sống đứa bé sao? - Tuấnkêu lên.

- Tập tục người Cơ Ho Chil là vậyđấy anh ơi. Nếu con còn đang bú sữa mà mẹ chết, sẽ chôn con theo.

- Anh cứ tưởng hủ tục này bỏ rồichứ?

- Dĩ nhiên là chúng ta giáo dụcđồng bào bỏ hủ tục này nhưng đó đây vẫn tồn tại nhất là vùng sâu vùng xa như ĐạKông.

Khanh nhờ anh là vì có thời giandài Tuấn đến Đạ Kông làm công trình nghiên cứu văn hóa của người Cơ Ho Chil...Từ đó anh đã thiết lập được mối quan hệ tốt với Kuang bon ở đây, chưa kể chủrừng (Tombri) lẫn thầy cúng của Bon cũng rất quý anh.

Gương mặt của già làng đầy nếpnhăn năm tháng đến độ chả biết ông bao nhiêu tuổi nhưng ông đã sống cùng núirừng Tây Nguyên này lâu lâu lắm rồi, từ hồi vua Bảo Đại đến đây săn tìm con voitrắng kìa.

- Để ta xem...

Ông già nói cụt lủn nhưng tráitim của Tuấn như nhảy dựng lên mừng rỡ. Làm việc với ông già này nhiều lần nênanh biết, ông ít nói nhưng đã nói ra cái gì là như đinh đóng cột không bao giờsai lời.

Ôm đứa trẻ khóc oe oe, Tuấn vàKhanh tìm đến Bệnh viện Đà Lạt, được biết vì vết thương nặng nên mẹ Kon Minh đãđưa cậu về thành phố Hồ Chí Minh rồi. Tuấn tự hỏi vì sao mẹ Kon Minh biết conmình bị tai nạn?

Lúc nãy già làng đồng ý khôngchôn sống nó theo mẹ, nhưng không ai trong gia đình Kon Minh lẫn Ka Tiên dámnhận nuôi đứa bé cả, bọn họ đã muốn nó theo cái hồn mẹ để được nuôi dưỡng nhưngnay nếu cán bộ muốn nó sống, cán bộ nuôi nó đi, lý luận thật đơn giản làm Tuấnngẩn người nhưng lúc đó vì muốn cứu sống đứa trẻ nên Tuấn nhận lời ngay.

Khanh hết gãi đầu rồi gãi tai rênrỉ:

- Chết em rồi anh ơi, vì khôngxin được việc làm tại Đà Lạt nên em mới tình nguyện về Đạ Kông công tác với lờihứa sau ba năm sẽ được nhận về thành phố. Năm nay là em được về đấy, vợ em mangbầu, sắp sinh rồi mà nó ghen ghê lắm. Nếu em ôm đứa bé lù lù về có mà... chếtmất!

Cuối cùng anh và Khanh đưa ragiải pháp mang đứa bé đến công an trình báo để thu xếp cho đứa bé vào cô nhiviện. Thế nhưng...

Ông bố 85 tuổi của Tuấn phải chạyngay vô nhà uống viên thuốc trợ tim còn mẹ anh cứ hỏi dồn trong nước mắt: "Saodzậy con, sao mà phải khổ cực vậy, má của nó là ai sao không rước về đây mà conlại chỉ ôm con con về là sao? Má nó đâu? Trời đất ơi, chết mất".

Tuấn giải thích đến khan giọngnhưng từ ông anh, cho đến thằng em, những con người tự cho là thoáng nhất thế kỷXXI này cũng cười trừ. "Thôi kệ cứ miễn là con của cậu nuôi là được, còn má nó,mai mốt nhớ con sẽ tìm về ngay. Mà cậu hay thiệt nghen, giấu giấu diếm diếm hoài,tòi cái ra một thằng nhóc thiệt dễ thương".

Tuấn tìm đến bệnh viện nơi chuyểnKon Minh từ Lâm Đồng lên, không có. Anh tìm đến mấy bệnh viện cũng chả thấy tungtích Kon Minh. Liên lạc hoài mới nghe Bệnh viện Lâm Đồng cho biết, vì bệnh tìnhKon Minh có vẻ nặng nên mẹ cậu ta đã đưa sang Singapore chữa rồi.

Anh điện cho Khanh: "Em về côngtác tại Đà Lạt rùi, thôi anh ráng nuôi thằng nhóc một thời gian đi, khi nàothằng Kon Minh khỏi bệnh về quê thế nào nó chả kiếm con, dân làng cho biết làanh đang nuôi thì nó tìm anh thôi mà".

Ngôi nhà Tuấn trong một hẻm cụtvốn yên ắng là thế mà giờ đã đổi khác hẳn. Là một nhà nghiên cứu văn hóa, tuổikhông còn trẻ, Tuấn có một đời sống rập khuôn đến máy móc. Cuộc sống của anh cứđều đặn trôi qua đến nỗi mấy bà hàng xóm vẫn đùa, nhìn chú Tuấn làm gì mà chỉnhgiờ. Căn nhà anh có ba người già gồm anh và cha mẹ, tất cả chỉ ồn ã vào các dịpcuối tuần, ngày lễ khi ông anh, ông em đem vợ con về thăm nhà. Những cơn ồn ấyqua mau khi lũ trẻ ra về.

Bây giờ tiếng khóc bất tận củathằng nhóc làm đảo lộn tất cả cuộc sống bình yên của gia đình anh. Mẹ anh, quágià của tuổi 73 để đêm đêm thức chăm cháu. Tuấn cũng ầu ơ chăm sóc, nhưng cứlọng cà lọng cọng chả đi đến đâu. Cả nhà lúng túng như gà mắc tóc, hai bà chịdâu, em dâu dĩ nhiên có kinh nghiệm rồi nhưng cũng chỉ có thể qua phụ vài ngàyrồi về vì họ còn gia đình. Cuối cùng Tuấn quyết định thuê người giúp việc. Thếrồi thiên thần nhỏ ấy cũng lớn, nhìn cái miệng nhỏ xinh chóp chép của nó lẫn đôimắt đen lay láy là trái tim Tuấn hạnh phúc rồi dấy lên nỗi lo lắng mơ hồ, liệuthằng Kon Minh có đến đón thằng bé đi?

Thế nhưng, điều nan giải nhất làchuyện của anh với Diễm, một cô giáo dạy môn chính trị anh đang đeo đuổi và đãnhận lời cầu hôn.

Diễm như hóa đá khi nghe anh nóivà rồi nàng hỏi bằng giọng lạnh lẽo nhất trần đời: "Mẹ của nó là ai?", Tuấn cười:"Một cô dân tộc nhìn cũng xinh, mới mười sáu tuổi". "Tôi không nghĩ một trí thứcnhư anh lại có thể lừa một cô bé dân tộc tuổi chưa vị thành niên". "Là sao?",Tuấn trố mắt.

Diễm rít lên: "Tôi khinh, tôikhinh... Cứ tưởng một thạc sĩ trưởng khoa như anh chí ít có lừa ai cũng phải lànhững người như tôi đây này chứ đâu phải một con bé dân tộc... khỉ gió gì đấy".

Tuấn ngớ người ra vội vàng giảithích. Nãy giờ anh nói chuyện của thằng Kon Minh và vợ con nó nhưng Diễm nghĩđang nói chuyện của anh. Diễm đùng đùng đứng phắt dậy, bước ra khỏi quán.

Nửa năm trôi qua, cuộc sống giađình Tuấn dần dần đi vào ổn định, không ngờ anh lại dính đến một trận chiến pháplý ầm ĩ để bảo vệ quyền nuôi thằng bé khi bà nội nó đột ngột xuất hiện đòi cháutrai. Giá đấy là cha nó, thằng Kon Minh chắc anh không có ý kiến gì dù rất đaulòng nhưng đây là bà nội của nó, một con người xa lạ chưa từng một ngày nuôinấng thằng Kon Minh chứ đừng nói gì đến cháu trai.

Anh điếng người khi biết tin KonMinh đã qua đời dù được cứu chữa tại nước ngoài. Gã luật sư đại diện có khuônmặt lấc cấc không chịu được khi thảy ra trước mặt Tuấn một cục tiền gọi là "bồihoàn" chi phí nuôi thằng bé những ngày qua, làm anh phát khùng đuổi thằng cổ.

Chưa kể trước đó gã luật sư đạidiện còn làm đơn thưa lên cơ quan công an là anh bắt cóc trẻ con làm Tuấn phảikhổ sở đi lên đi xuống trình báo không biết bao nhiêu lần. Trong khi chưa có kếtluận rõ ràng, người ta quyết định đưa thằng bé vào trại mồ côi để nuôi nấng làmTuấn điên lên quyết lao vào trận chiến này dù có mất gì cũng cam. May thay báochí làm ầm lên, dư luận nghiêng về phía Tuấn với nhiều thiện cảm, cơ quan côngan sau khi xác minh đã loại bỏ chuyện anh bắt cóc trẻ con, vụ việc được chuyểnsang chiều hướng khác đó là giải quyết tại tòa án.

Tòa triệu tập già làng Đạ Kôngđến lấy lời khai, trước tòa, ông già thản nhiên nói, thằng Tuấn là cha của đứabé này, nhờ nó mà đứa bé sống chứ không làng chôn nó cùng với mẹ nó rồi.

- A lô, ông Tuấn. Tôi đây, saumột thoáng ngập ngừng giọng nói đằng kia vang lên khe khẽ. Tôi là mẹ của KonMinh.

Tuấn à lên ngạc nhiên pha lẫn khóchịu. Người đàn bà giấu mặt bí mặt, nguồn cơn gây cho anh biết bao đau khổ naymới xuất hiện, có lẽ vì phán quyết cuối cùng của tòa vào ngày mai.

- Tôi xin phép gặp ông được không?

Tuấn không trả lời vì trong lòngđầy ác cảm về người đàn bà này.

- Trước hết cho tôi xin lỗi ông.Vì quá bận rộn công việc kinh doanh ở nước ngoài nên tôi đã giao trọn quyền choluật sư gặp ông để thương thảo. Tôi không ngờ... Luật sư đại diện của tôi đã bịsa thải, ngày mai tôi sẽ không đến dự phiên tòa bởi dù có phán quyết thế nào,tôi cũng xin rút lui việc kiện cáo. Tôi tin ông sẽ lo chu toàn cho cháu nội tôi.Nếu được, chỉ xin cho tôi gánh thêm một phần chi phí trong quá trình nuôi nấngcháu, cũng là sự chuộc lỗi vì tôi đã không làm tròn trách nhiệm với Kon Minh baonhiêu năm qua.

"Anh Tuấn". "Là em sao?", Tuấnnhư không tin nổi mắt mình. Gần hai mươi năm rồi, nàng thay đổi quá nhiều nhưnganh vẫn nhận ra. Nhìn nàng, Tuấn tin ngay là mẹ của Kon Minh bởi những nét giốngnhau đến kỳ lạ.

Ngày ấy, Tuấn vẫn thường ghé quáncà-phê ấy bởi trái tim xao động vì người cháu gái bà chủ quán. Nhiều lần Tuấntìm cách nói chuyện, nhưng cô chỉ trả lời anh bằng nụ cười buồn bã. Sự kiên nhẫncủa anh cũng được đền đáp nhưng khi Tuấn vừa ngỏ lời yêu, cô gái biến nhanh nhưlàn gió.

- Sau giải phóng em cùng gia đìnhtừ Hà Nội chuyển vào Lâm Hà, em gặp bố thằng Kon Minh. Bỗng nhiên anh ta đòi đưahai mẹ con em về nơi gia đình đang sống. Bọn em cãi nhau kịch liệt và một ngàynọ anh ta bất ngờ bế thằng Kon Minh trốn mất. Em như phát điên lên nhưng khôngthể nào tìm được con trai. Rồi em về thành phố phụ bán cà-phê cho người bác đếnkhi gặp anh.

Em biết anh yêu em nhưng trong em luôn mang mặc cảm của người đànbà từng có chồng con. Khi một Việt kiều mai mối xin cưới, em đồng ý ngay. Mụcđích chính là tránh xa anh bởi... em cũng yêu anh. Chồng em sau đó mất vì tainạn. Vô tình em gặp lại con trai khi nó đang hấp hối, đấy là nhờ một bác sĩ quentình cờ phát hiện cái vòng đeo trên cổ có khắc tên em, nơi sinh ra nó nên báo embiết, nơi sinh ra nó nên báo em biết, khi ấy em vừa về Lâm Hà thăm gia đình. Emvội đưa con xuống thành phố rồi chuyển sang Singapore nhưng vẫn không cứu được.

Nàng gục đầu khóc nức nở. Bất ngờbàn tay Tuấn nằm trên mái tóc mềm của nàng lúc nào không hay. "Nay em không cònai ngoại trừ con trai của Kon Minh, thế nên...". Giọng nàng bỗng dịu dàng, ánhmắt mượt mà khi nhìn anh: "Em đang tự hỏi. Liệu với chúng ta có còn giải phápvẹn toàn khác nữa không anh?". "Giải pháp nào, không lẽ từ con chuyển sang...".Tuấn đỏ mặt như gã trai tân. Ừ mà anh là trai tân thiệt mà.

Theo Tiếp Thị Và Gia Đình