“Để hạn chế tác động xấu củagame online (GO), gia đình phải là thiết chế đầu tiên, không thể đổ lỗi cho nhàtrường và xã hội”.

Ý kiến trên là của tiến sĩ xã hộihọc Trịnh Hoà Bình, thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia về game, tại buổi đốithoại trực tiếp với Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn về quản lý GO tổ chức tại HàNội sáng 29/8 tại Hà Nội.

Gần đây, nhiều ý kiến cho GO lànguyên nhân của nhiều vụ án hình sự, thậm chí, có ý kiến còn ví GO như “thuốcphiện số”. Trước bức xúc của xã hội, Bộ TT-TT đã yêu cầu tạm thời cấm quảngcáo, tạm ngừng cấp phép game online mới, yêu cầu doanh nghiệp cung cấpdịch vụ internet cắt đường truyền đến đại lý internet sau 23 giờ, bắtđầu từ ngày 1/9.

Game online là ma túy số?

Game online vẫn đang trở thành chủ đề gây nhiều tranh cãi

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cũng chobiết giải pháp lâu dài là Bộ đang đề xuất xây dựng luật an toàn thông tin trênmạng… Tuy nhiên, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp game và nộidung số Việt Nam cũng cho rằng nếu game là “ma túy số” thì nó đã không đượcphát triển trên toàn thế giới.

“Mỹ, Nhật, Trung Quốc, HànQuốc cũng sẽ không đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp game. Nhữngtập đoàn lớn như Microsoft đầu tư vào game từ 1995; Sony thì sớm hơn,họ đầu tư vào game từ năm 1992; Google đang chuẩn bị đầu tư hàng tỉ USDvào lĩnh vực game sắp tới”, ông Minh nêu dẫn chứng.

Theo ông Minh, nguyên nhân của những tác động xấu từ GO là nhiều gia đình để conem chơi quá độ tại quán internet. “Vì vậy, vấn đề sâu xa là chúng taphải hạn chế trẻ em chơi tại đại lý internet”, ông Minh nhấn mạnh.

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cũng chorằng phải dự báo tốt xu thế phát triển của ngành game: “Rõ ràng chúng ta khôngthể chặn sự phát triển như vũ bão CNTT trong đó có GO. Dù thế nào giới trẻ vẫntìm đến GO. Vì thế, gia đình phải là bước chặn đầu tiên để hạn chế tác động xấucủa nó”, TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

Theo Mạnh Đồng
Đất Việt