Đó là nhận định của ông BùiMinh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương (TTDBKTTVTƯ).Đã bước sang tháng 7 nhưng những đợt nắng nóng gay gắt vẫn liên tiếp kéo dài.Hàng ngàn ha lúa đang có dấu hiệu chết "cháy" và ngay cả nước sinh hoạt hàngngày cũng đang cạn kiệt...

Mỗi ngày hạn mất trắnghàng trăm ha lúa

Trao đổi với chúng tôi, ôngBùi Minh Tăng cho biết, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, đã xuất hiện 5 đợt nắngnóng ở Bắc bộ và 6 đợt nắng nóng ở Trung bộ. Trong đó, đợt nắng nóng kéo dàitừ ngày 12 đến ngày 20/6 ở Bắc bộ và Trung bộ là gay gắt, dữ dội nhất trongvòng hơn nửa thế kỷ qua. Nắng nóng xuất hiện, kéo dài và xảy ra trên diệnrộng khiến cuộc sống của người dân khắp các tỉnh, trải dài từ Hòa Bình, VĩnhPhúc, Hà Nội đến Nghệ An, Hà Tĩnh... bị ảnh hưởng lớn.

Gần 6.000 tỷ đồng thiệt hại do nắng nóng
Mỗi ngày hạn hán, có hàng trăm ha lúa có nguy cơ “chết cháy”.

Liên tục những báo cáo của 3đoàn công tác thuộc Bộ NN&PTNT đang "trực chiến" tại miền Trung cho thấy,tại 3 tỉnh khu vực Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.... đang cótrên 62.000ha lúa Hè Thu bị hạn hán, trong đó, diện tích bị hạn nặng nề khảnăng mất trắng là hơn 30.000 ha trong tổng số hơn 254.000ha lúa đã gieotrồng vụ Hè Thu. Tỉnh Nghệ An đang có 23.000ha bị hạn, Thanh Hóa là trên20.000 ha. 3 tỉnh trên vẫn còn khoảng 70.000 ha chưa thể gieo cấy do khôngcó nước.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi BáBổng nhận định, với trên 100.000ha lúa đã cấy đang bị hạn, nếu không có biệnpháp cứu lúa kịp thời sẽ bị mất trắng, ước tính thiệt hại khoảng 2.500 tỷđồng. Cùng với gần 100.000 ha đất lúa chưa thể gieo cấy do thiếu nước, ôngBổng dự kiến, con số thiệt hại sẽ lên tới 5.000-6.000 tỷ đồng. "Kéo theoviệc mất mùa là việc đảm bảo đời sống cho người dân, hỗ trợ cứu đói cho cácđịa phương bị mất mùa", Thứ trưởng Bùi Bá Bổng lo lắng.

Theo ông Tăng, đợt nắng nóngđang diễn ra có nền nhiệt độ phổ biến từ 38-39 độ C, có những ngày nền nhiệtđộ lên trên 40 độ C. Ông Tăng nhận định, hiện tình trạng nắng nóng, khô hạnđang tiếp tục báo động đỏ, vì trong khoảng 10 ngày tới, miền Trung sẽ tiếptục không có mưa, hoặc mưa không đáng kể.

Hồ chứa nước cạn kiệt

Bà Nguyễn Lan Châu, Phó Giám đốcTTDBKTTVTƯ cho biết: "Từ tháng 1 đến tháng 5, dòng chảy hệ thống sông Hồng -Thái Bình từ thượng nguồn đến hạ du, trên dòng chính và cả trên các sông nhánhđã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử. Khô hạn xảy ra nghiêm trọng và trêndiện rộng ở Bắc bộ. Mực nước các hồ chứa lớn, kể cả các hồ thủy điện đều xuốnggần mực nước chết. Năm nay là năm mực nước kiệt nhất từ trước đến nay...".

Trong khi đó, tại các tỉnh duyênhải Nam Trung bộ kéo dài từ Đà Nẵng tới Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cụctrưởng Cục Trồng trọt cho biết, tại khu vực duyên hải Nam Trung bộ các đập dânglớn như Đồng Cam (Phú Yên), Thạch Nham (Quảng Ngãi)... lượng nước đều xuống dướingưỡng tràn từ 1-1,2m. Đặc biệt, đập dâng Thạch Nam, 1 công trình chứa nước lớnnhất tỉnh, với nhiệm vụ tưới cho khoảng 3 vạn ha lúa và hoa màu, nay đã xuốngdưới ngưỡng tràn 1,5m. Còn các hồ chứa nước có dung tích lớn mực nước còn lạichỉ ở mức 30-40% dung tích thiết kế. Trong khi đó, tại các trạm bơm điện sử dụngnguồn nước trên sông phục vụ tưới gặp nhiều khó khăn do lượng nước sụt giảm,điện không ổn định và mặn hóa xâm nhập với nồng độ cao, càng gây khó khăn hơncho công tác cứu hạn.

Theo dự kiến, nếu nắng nóng tiếptục, trời không có mưa thì với lượng nước còn lại trên các đập dâng, hồ chứa lớnchỉ đủ phục vụ tưới trong khoảng thời gian từ 15-20 ngày nữa. Bởi vậy, tại khuvực này, hiện  đang có gần 50.000ha lúa và hoa màu bị hạn. Ông Hòa dự báo, trong10 ngày tới, nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng, thì diện tích bị hạn ở khu vựcnày sẽ tăng lên gấp đôi

Theo CAND