Trẻ bị vứt bỏthường được các trung tâm xã hội và nhà chùa nhận nuôi dưỡng. Việc chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ sơ sinh rất vất vả, đòi hỏi phải có trách nhiệm và tìnhthương.

>>

>>

Trung tâm Bảo trợ xã hộiVĩnh Long (xã Phú Quới, huyện Long Hồ) thời gian qua luôn đau đầu vớiviệc trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Tháng nào trung tâm này cũng nhận nuôi 2-3đứa trẻ bị cha mẹ vứt bỏ.

Gần trung tâm là KCN HòaPhú, một trường ĐH và một trường dạy nghề với hàng ngàn người làm việc,học tập. Những cuộc sống thử của công nhân (CN), sinh viên, học viên đãdẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn và vứt bỏ con.

Mặc sức sốngchung

Ông Nguyễn Văn Châu, PhóPhòng Giáo dục - Dạy nghề Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long, cho biết:“Trong 10 tháng đầu năm 2010, chúng tôi đã nhận nuôi 19 trẻ bị cha mẹ bỏrơi, chủ yếu từ các khu nhà trọ CN”.

Gánh nặng cho xã hội
Trẻ bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long. Ảnh: CA LINH

Có những trường hợp trẻbị bỏ rơi rất thương tâm. Ông Châu kể: “Trước đây, phía sau trung tâmtoàn lau sậy mọc như cánh rừng. Giữa đêm, chúng tôi nghe tiếng trẻ khócở đó. Sau một hồi vạch đám lau sậy, chúng tôi tìm thấy một trẻ sơ sinhđang khóc thét vì lạnh, đói”.

Những đứa trẻ bị bỏ rơiđược làm khai sinh, đặt tên và đăng ký hộ khẩu tại trung tâm. Điều đánglo ngại là trong số trẻ sơ sinh bị bỏ rơi đang được trung tâm nuôidưỡng, có đến 8 bé nhiễm HIV.

 Phú Quới có gần 4.000phòng trọ phục vụ khoảng 10.000 CN và sinh viên. Bà N.T.L, một chủ nhàtrọ, cho biết: “Chỗ của tôi chỉ cho nữ thuê ở để tránh rắc rối. Tuynhiên, nhiều nơi khác, chủ nhà trọ chỉ cần lấy tiền nên họ để nam nữ mặcsức sống chung”.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Giámđốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Vĩnh Long, bức xúc: “Việc trẻ sơ sinh bịvứt bỏ đã làm tăng gánh nặng cho xã hội”. Trung tâm không chỉ nhận nuôitrẻ sơ sinh bị bỏ rơi mà còn chăm sóc cả người tâm thần, người già...Trong khi đó, việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khá vất vả, chi phícao hơn các đối tượng khác và đòi hỏi phải có trách nhiệm, tình thương.

Tại TP Cần Thơ, thời giangần đây chùa Bửu Trì cũng là nơi thường xuyên đón nhận trẻ sơ sinh bị bỏrơi. Một bảo mẫu tại chùa Bửu Trì cho biết khu vực xung quanh chùa córất nhiều nhà trọ CN và sinh viên.  Thỉnh thoảng,trước cổng chùa lại xuất hiện một trẻ sơ sinh bị vứt bỏ. Hiện chùa đangnuôi dưỡng gần 50 trẻ như vậy.

Dìu nhau vượt khó

“Mẹ Duyên ơi, bán cho conmớ rau!”. Giữa trưa nắng gắt, giọng một nữ CN cất lên ngọt ngào. CN ởxóm trọ khu phố 8, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương aicũng gọi bà Nguyễn Thị Duyên, một phụ nữ bán rau quê Nam Định, bằng mẹ. 

Chính quyền địa phương vàCN khu phố 8 ai cũng biết chuyện bà Duyên dù ở trọ vẫn cưu mang H.T.,một nữ CN quê Thanh Hóa bị người yêu ruồng bỏ sau khi mang thai. “Nếuhồi đó H.T. có 4 triệu đồng thì bé H. đã không hiện diện trên đời này” -bà Duyên chỉ một cô bé khoảng 2 tuổi, nói.

Bé H. là kết quả của mốitình chóng vánh   giữa H.T. và một gã “họ sở” làmnghề sơn nước. Tin lời gã, H.T. chấp nhận trao thân, sống cùng phòng trọmà không cần tìm hiểu lai lịch, không cần kết hôn.

Khi H.T. có thai được vàitháng, gã lặn mất tăm. Cô đã khóc và tâm tình rất nhiều mỗi lần ghé sạprau của “mẹ Duyên”. Cái thai ngày một to và H.T. quyết định phá nhưngbác sĩ bảo chi phí đến 4 triệu đồng nên cô phải đến sạp rau mượn thêmtiền của bà Duyên.

Biết chuyện, bà Duyên lênbệnh viện xé toạc tờ cam kết tình nguyện phá thai của H.T. “Đừng bỏ nó,hãy về sống với mẹ. Mẹ sẽ là bà ngoại của đứa bé” – bà Duyên ân cần bảoH.T.

“Tôi cũng có chồng và 2đứa con trai nhưng chồng gây gổ hoài nên phải bỏ quê vào đây. Mình sống cảnh đơn chiếc, lỡ làng, thấy ai đồng cảnh ngộ cũng thương”- bà Duyên tâm sự. Rồi bà chép miệng: “H.T. vừa dò hỏi được lai lịch củacha bé H. té ra, thằng đó đã có vợ ngoài Thanh Hóa trước khi dụ dỗ H.T”.

Tương tự bà Duyên, hànhđộng của H., một nam CN làm việc ở KCN Đồng An – Bình Dương, cũng thậtđáng nể phục. Cách đây hơn một năm, S. từ Quảng Ngãi vào Bình Dương làmCN và ở trọ với  một cô gái cùng quê.

Ba tháng sau, nữ CN kiadắt bạn trai về sống chung phòng. Một hôm, thừa lúc bạn gái mình tăng cađêm, gã trai đốn mạt kia chuốc bia và cướp đời con gái của S., S. cóthai được 5 tháng thì cha mẹ từ quê vào đột xuất.

Họ làm ầm ĩ khu trọ, truyvấn S. ai là tác giả bào thai. Vốn có cảm tình với S. nên H., ngụ cạnhđó, đứng ra nhận mình đã cùng cô “ăn cơm trước kẻng”. S. được giải vây,còn H. bị cha mẹ cô sỉ vả tơi bời.

Đổi lại, anh được S. cảmmến. Hai người hẹn nhau sau khi S. sinh xong sẽ cố gắng tăng ca dành dụmtiền để thành hôn. “Đến giờ, em với cô ấy cũng chưa hề dám ăn nằm vớinhau” - H. bộc bạch.

Tìm điểm tựa tinh thần

Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Bình Dương, cho rằng chuyện CN phá thai hoặc bỏ rơi con là một thực trạng buồn.
 
“Hiện chúng tôi đã xây dựng được 331 chi hội nữ CN nhà trọ. So với lượng nữ CN đang làm việc ở Bình Dương, số lượng chi hội như vậy là không lớn nhưng đây cũng là mái nhà chung cho chị em.
 
Qua đó, hội  tuyên truyền Luật Hôn nhân gia đình, kỹ năng sống, chăm sóc sức khỏe sinh sản... và đã góp phần hạn chế được phần nào tình trạng phá thai, bỏ con của CN” – bà Phượng nói.
 
Theo bà Phượng, hiện Hội LHPN Bình Dương đang nhân rộng mô hình CLB nữ chủ nhà trọ.
 
“Chúng tôi sẽ tác động tích cực vào những thành viên của CLB này, làm sao để biến nữ chủ nhà trọ thành điểm tựa tinh thần của nữ CN, giống như người mẹ thứ hai của họ vậy.
 
Nữ chủ nhà trọ có thể giúp nữ CN chia sẻ buồn vui, tư vấn giải quyết những trục trặc trong chuyện tình cảm, ngăn chặn việc nam nữ CN sống chung, sống thử” – bà Phượng cho biết.

>>

>>


Theo
Như Phú - Ca Linh
Người lao động