Trước vụ án Nguyễn ĐứcNghĩa đang làm rúng động dư luận xã hội, những người làm luật chia sẻ quan điểmcủa mình về việc có nên tuyên án tử với Nghĩa.

Trước việc dư luận xã hội đangrất quan tâm tới phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Nghĩa sắp diễn ra, và một số ngườicho rằng nên tạo con đường sống cho Nghĩa, không phải là vì Nghĩa mà là vì bàChuân - mẹ của hung thủ, Tiến sĩ - Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòngLuật sư Vì Dân chia sẻ quan điểm của mình. Chúng tôi xin đăng tải những lời traođổi của luật sư Triển dưới đây để độc giả cùng suy ngẫm.

"Xung quanh vụ án của hung thủNguyễn Đức Nghĩa, sau khi tòa sơ thẩm tuyên án tử hình Nghĩa thì đã có nhiềuluồng dư luận khác nhau. Đa số cho rằng bản án là nghiêm minh, có những ngườivới góc độ nhân đạo cho rằng nên xử án chung thân với Nghĩa.

Ông Trần Đình Triển: "Gia đình ông Ba khó lòng viết đơn xin bãi nại cho Nghĩa" (Ảnh: Nam Phong)

Tuy nhiên, với tư cách là mộtluật sư, quan điểm của tôi, về vụ án này, trước hết cần phải xem xét trên rấtnhiều phương diện. Trước hết, do sự phát triển của văn minh nhân loại và đảm bảoquyền tối thượng của con người thì xu hướng chung của các nước, trong bộ luậthình sự, thường giảm thiểu tối đa những tội có hình phạt cáo nhất là tử hình, xuhướng là càng giảm càng tốt. Tuy nhiên việc áp dụng hay không còn tùy thuộc vàotình hình của từng quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng chống tội phạm.

Ở nước ta, thời gian vừa qua, tình trạng xâm phạm tới thân thể, tính mạng củangười khác ngày càng có xu hướng gia tăng với việc gây thương tích, hành vi cônđồ. Họ có nhận thức về hành vi của mình chưa đúng đắn và nhận thức ấy chưa xứngvới sự phát triển, văn minh của loài người.

Chính vì vậy, việc xử phạt tội phạm một cách nghiêm minh, với những bản án tửhình chính là biện pháp răn đe cao nhất. Nếu không sử dụng hình phạt này thìtính răn đe với các hành vi giết người, nay mai có thể xảy ra những vụ án tươngtự, người ta cũng sẽ coi mạng của người khác rất rẻ rúng và người ta nghĩ rằngcao nhất thì họ cũng chỉ bị tù chung thân.

Thứ hai, trong trường hợp củaNghĩa, hành vi tội ác của Nghĩa thật man rợ và đã quá rõ ràng. Bạn gái của Nghĩakhông có tội tình gì cả, không thù hằn gì cả. Nếu đặt đề nghị là cho Nghĩa sống,thì cũng cần xem xét ngược lại vấn đề. Bởi cô gái này (Phương Linh) cũng rất cầnsống, muốn được hạnh phúc, cần được làm việc, được nghỉ ngơi, được báo đáp cônglao sinh thành của cha mẹ theo đạo làm con.

Nhìn lại, Nghĩa với tư cách làmột người bạn (chứ không nói tới là người yêu cũ), đã đang tâm giết hại bạnmình. Không những thế, Nghĩa còn có hành vi man rợ hơn là cắt đầu, chặt tay củabạn mình, không để xác bạn được yên nhằm che giấu tội ác của mình. Hành vi đómang tính chất thú vật, man rợ. Thế mà Nghĩa còn mang tài sản của bạn đi bán,cắm lấy tiền tiêu…

Quan điểm của tôi là giữ nguyênmức án phạt tử hình với hung thủ Nguyễn Đức Nghĩa. Như vậy nó vừa có giá trịgiáo dục trong cộng đồng xã hội, có tác dụng trong việc ngăn ngừa và phòng chốngtội phạm. Có vậy mới bảo vệ được quyền của con người.

Hoàn cảnh gia đình cũng là mộttình tiết để giảm nhẹ nhưng với điều kiện, gia đình Nghĩa đã có thành tích đặcbiệt. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là tình tiết để xem xét, còn để làm thay đổi đượcán đã tuyên thì rất khó. Và tất cả những tình tiết giảm nhẹ cho Nghĩa chắc chắnđã được xem xét tại phiên tòa sơ thẩm. Để có được tình tiết giảm nhẹ quan trọngmà có thể làm thay đổi án thì quả là rất khó, có lẽ là không còn nữa. Việc Nghĩathoát án tử hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự công minh và việc tuyên án củatòa phúc thẩm mà thôi.

Còn kể cả nếu gia đình bị hại cólàm đơn xin bãi nại cho Nghĩa cộng thêm việc khắc phục hậu quả từ phía gia đìnhNghĩa thì cũng vẫn chỉ là tình tiết để xem xét chứ không phải là yếu tố quyếtđịnh để làm thay đổi được án đã tuyên ở phiên sơ thẩm. Và tôi nghĩ rằng, tronghoàn cảnh như vậy, gia đình bị hại là ông Ba khó lòng mà viết đơn bãi nại.

Về việc bạn đọc và một bộ phận dưluận cho rằng nên tạo cho Nghĩa cơ hội để được sống, tôi đã nói ở trên, tôi rấttrân trọng ý kiến đó của mọi người, đó là tấm lòng nhân hậu của mọi người dànhcho Nghĩa, đó là truyền thống của người Việt. Nhưng với tôi, trên góc độ của mộtluật sư, tôi không đồng tình việc thay đổi án tử".

Khoản 1, Điều 46, bộ luật Hình sự quy đinh các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
 
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

Theo NamPhong
VTC News