Nhiều giáo viên chủ nhiệm có kinhnghiệm trong việc giáo dục học sinh hư cho rằng: Mọi biện pháp của nhà trường sẽlà quá muộn nếu ngay từ đầu các em không có được một nền tảng tốt từ giáo dụcgia đình.
Những học trò ngang ngược
Ở Hà Nội, trường THPT Dân lậpĐinh Tiên Hoàng nổi tiếng bởi đây là trường phổ thông duy nhất của Thủ đô có chủtrương sẵn sàng nhận HS hạnh kiểm yếu đến từ các trường khác. Vì lẽ này mà đâytrở thành môi trường có mật độ học sinh (HS) không ngoan khá cao và giới học tròThủ đô đặt cho trường hỗn danh: Trường Đinh kinh hoàng.
Trong 15 năm gắn bó với trườngĐinh Tiên Hoàng, thầy Ngô Trường Đức (giáo viên môn Ngoại ngữ) nhiều phen toátmồ hôi hột trước sự ngỗ ngược của học trò. Một lần thầy đang giảng bài thì phảingừng lại vì một nhóm HS cuối lớp trò chuyện cười đùa ầm ĩ. Thầy gọi một em (tênD.) trong số đó lên bảng để kiểm tra vở. Vở của D. chưa hề ghi một dòng nào bàiđang học.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thầy giáo chưa kịp nói gì thì D.cất tiếng: “Thầy đuổi chưa để em ra ngoài?” Dù bất ngờ nhưng thầy Đức vẫn giữđược bình tĩnh, ân cần hỏi lại: “Đuổi em ra ngoài thì thầy dạy ai?” Đến lượt tròbất ngờ. Vì thế khi được chọn đứng góc lớp hay về chỗ chép bài tử tế, em D. đãchọn giải pháp về chỗ chép bài. Từ đó về sau, trong tiết học của thầy Đức, em D.đều thực hiện được lời hứa của mình với thầy là ghi chép và làm bài đầy đủ.
Nhiều giáo viên dạy ở trường ĐinhTiên Hoàng cho biết, những tình huống dở khóc dở cười như trên họ gặp như cơmbữa. “Gần như buổi học nào tôi cũng phải đi giải quyết sự cố do HS lớp mình làmchủ nhiệm gây ra. Thôi thì đủ trò: Nói hỗn, vô lễ với thầy cô, làm mất trật tựtrong lớp, đánh bài, hút thuốc, đánh nhau, bỏ học...”, cô giáo Tạ Bích Vân kể.
Bức tranh buồn
Đã vài năm trôi qua nhưng cô giáoNguyễn Tố Tâm không thể quên gương mặt đẹp như thiên thần của cậu học trò N.K.Bố mẹ K. đều là diễn viên, kinh tế khá giả, họ ra toà ly dị sau khi mẹ em pháthiện bố em phải lòng cô giúp việc trẻ tuổi.
Thời gian K. sống với gia đìnhmới của bố, có lúc bị dồn nén bởi nhiều phẫn uất em đã thốt lên “mày”, “tao” vớingười mẹ kế (người giúp việc ngày nào). Em nghiện ma tuý và bỏ học năm lớp 11.
Cô Tâm buồn bã nhớ lại: “Đó làmột cậu bé quá đẹp và rất hiền. Em được sống trong điều kiện vật chất rất đầy đủnhưng trượt dốc vì thiếu sự quan tâm của bố mẹ”.
Theo quan sát của nhiều giáo viêntrường Đinh Tiên Hoàng, sự thiếu quan tâm hoặc thiếu nề nếp trong giáo dục giađình là một trong những nguyên nhân xô đẩy nhiều em thành HS hư.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hiệutrưởng nhà trường, cho biết: Khoảng 20% HS của trường có gia đình ly tán. Ví dụlớp 10B... có hơn 30 HS thì phần lớn các em có bố mẹ ly tán, trong đó hơn chụcem sống một mình.
“Khi xảy ra những sự cố lặt vặtcần phải báo gia đình như HS bỏ học thì với những HS sống một mình, tôi khôngbiết phải gọi cho ai!”, cô Tạ Bích Vân, giáo viên chủ nhiệm lớp 10B chia sẻ.
Ngay cả nhiều HS tuy có đầy đủ bốmẹ nhưng các em lại không được hưởng một sự giáo dục tốt từ gia đình. Nhiều giađình quá nuông chiều con, đến mức quý tử đặt điều kiện “không mua xe máy, khôngđi học” cũng bấm bụng chịu nếu như giáo viên chủ nhiệm - cô giáo Hoàng Liên Minh- không phát hiện kịp thời để khuyên gia đình nên có biện pháp giáo dục cứngrắn.
Có những gia đình thiếu quan tâm,con trượt dốc quá đà họ có thái độ... mặc kệ. Có lần, cô Vũ Thị Én gọi điện tớimột phụ huynh để chia sẻ về một số hành vi quậy phá của con em họ thì nhận đượccâu trả lời: “Nó thế tôi mới phải nhờ đến trường. Cô không dạy được nó thì chonó ra đường, cho nó đi ăn cắp”!
Nhiều phụ huynh mải mê công việcnên bỏ bẵng việc giáo dục con cho nhà trường. Đến khi giật mình ngó tới con thìđã quá muộn. Thực tế này cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh để các bậc phụ huynhquan tâm hơn đến con mình.
Theo