5 triệu đồng và cách chi tiêu 'đáng nể' của bà mẹ đơn thân

Là mẹ đơn thân, có con gái 3 tuổi, lương chỉ 5 triệu đồng một tháng, nhưng mẹ con mình vẫn sống tốt ở một thành phố lớn.

Là mẹ đơn thân, có con gái 3 tuổi, lương chỉ 5 triệu đồng một tháng, nhưng mẹ con mình vẫn sống tốt ở một thành phố lớn.

Gần đây, mình có lên mạng, đọc nhiều chia sẻ của chị em về chi tiêu gia đình, có những nhà tổng thu nhập lên đến 20-25 triệu nhưng vẫn thiếu, hụt.

Là mẹ đơn thân, có con gái 3 tuổi, lương chỉ 5 triệu đồng/ tháng, nhưng mẹ con mình vẫn sống tốt ở một thành phố lớn. Không những vậy, hàng tháng vẫn để tiết kiệm được một khoản tiền nhất định để phòng khi có việc đột xuất hay ốm đau.

5 triệu đồng và cách chi tiêu đáng nể của bà mẹ đơn thân

Không những đủ chi tiêu, mà tôi còn có một khoản nhỏ tiết kiệm hàng tháng.

Có lẽ nghe mình nói như vậy, mọi người sẽ hoài nghi, thậm chí có thể nói, mình có sự hỗ trợ hoặc một nguồn thu nhập nào đó. Nhưng thực tế, hai mẹ con mình không có bất cứ sự hỗ trợ nào, ngoài việc không phải thuê nhà ở. Vì bố mẹ đẻ, sau khi thấy hoàn cảnh của mình, đã cố gắng tích cóp mua cho hai mẹ con một căn nhà nhỏ 27m2.

Ban đầu, khi mới bước chân vào cuộc sống tự lập, mình cũng bỡ ngỡ, hết thiếu chỗ nọ, hụt chỗ kia. Thậm chí, có vài chục triệu vốn liếng tích cóp thời thanh niên cũng tiêu pha hết. Cho đến khi phải vay mượn, nhờ vả người thân thì mình mới nhận ra được mấu chốt của chi tiêu chính là việc ‘liệu cơm khắp mắm’ và ‘khéo ăn thì no, khéo co thì ấm’.

29 tuổi, bước vào cuộc sống của một bà mẹ đơn thân, là điều bất đắc dĩ, và hoàn toàn không phải mong muốn của mình. Cho đến tận bây giờ, mình chỉ biết nói ‘đó là số mệnh của mình mà thôi’. Mình luôn tự thấy, bản thân còn may mắn hơn rất nhiều người, vì có công việc, thu nhập ổn định. Mình làm nhân viên hành chính văn phòng của một công ty tư nhân. Với mức lương cố định 5 triệu đồng một tháng và dĩ nhiên, lễ, Tết cũng có những chế độ thưởng, hỗ trợ khác.

Sau một thời gian dài bỡ ngỡ, thì mình đã lên cho mình một kế hoạch chi tiêu khá chặt chẽ. Theo mình, nó không phải thoải mái, xông xênh nhưng cũng đủ cho hai mẹ con cuộc sống tạm ổn hoặc ít nhất, khiến mình tự làm chủ được cuộc sống và đủ sức để lo cho con. Một điều may mắn nữa, đó chính là ông trời ban cho mình một cô bé khỏe mạnh, cứng cáp nên mình mới có thời gian cho công việc, có thể tự sắp xếp cuộc sống của mình.

Với thu nhập 5 triệu đồng mỗi tháng, mình chia thành 3 khoản chi: Chi tiêu cho con, chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày và khoản dành để tiết kiệm phòng thân.

5 triệu đồng và cách chi tiêu 'đáng nể' của bà mẹ đơn thân
Bằng cách chia thành các khoản cố định, mình có thể kiểm soát được chi tiêu.

1. Chi tiêu cho con

Do điều kiện, nên mình lựa chọn cho con học ở trường mầm non công lập, cả tiền học phí và tiền ăn mỗi tháng 750.000 đồng mình thấy vẫn ổn và ngoài giờ làm, mình gần như dành hết thời gian để bên cạnh, chăm sóc con. Nên trộm vía, gái nhà mình vẫn tăng cân, phát triển tốt, so với các bạn cùng trang lứa.

Cụ thể: tiền bán trú 180.000 đồng/tháng + học phí 90.000 đồng/tháng+ 22.000/ngày ăn x 22 ngày= 484.000 đồng. Tổng tiền ăn, học của con là 754.000 đồng/tháng.

Tiền sữa: Con nhà mình dùng mỗi tháng 1 hộp 900 gram giá 230.000 đồng. Ngoài ra, mỗi ngày, con mình còn uống thêm 1 hộp sữa tươi bé hoặc 1 hộp sữa chua, khoảng  5.000 đồng x 30 ngày = 150.000 đồng.

Tiền hoa quả: Mùa nào thức ấy, mình mua cho rẻ. khoảng 100.000 đồng/tháng.

Tiền mua đồ chơi, đi khu vui chơi của con: Tháng nọ bù tháng kia, dao động khoảng 200.000 đồng/ tháng.

2. Khoản chi tiêu sinh hoạt

Vì mình đi làm suốt ngày, nên mẹ con chỉ ăn một bữa tối ở nhà. Hơn nữa, với bé con nhà mình, thì không đòi hỏi thức ăn phải cầu kỳ. Hai mẹ con chỉ cần 1 món mặn và 1 món canh là đủ. Món mặn của mẹ con  mình thường là trứng, thịt, tôm, còn canh thường là canh cua, ngao. Nên mỗi ngày khoảng 40.000 đồng x 30 ngày = 1.200.000 đồng. Còn bữa sáng, bữa trưa mình tự nấu cơm mang đến cơ quan, tận dụng đồ ăn ở nhà.

Tiền điện, nước, ga: 200.000 đồng/tháng (tính theo tháng nhiều nhất). Vì thường mẹ con mình chỉ dùng hết 120.000 tiền điện, 30.000 đồng tiền nước.

Tiền dầu ăn, nước mắm: 50.000 đồng (1 lít dầu ăn + 1 chai nước mắm 300ml).

Xà phòng + kem đánh răng + sữa tắm: 50.000 đồng.

Tiền điện thoại, xăng xe: 300.000 đồng.

Tiền cưới xin, hội, đám: 500.000 đồng (tháng nọ bù tháng kia).

Tiền mua sắm của hai mẹ con: 500.000 đồng/ tháng.

3. Khoản tiết kiệm

Mình mỗi tháng để 500.000 đồng phòng lúc ốm đau, có việc gấp.

Ngoài khoản thu nhập cố định hàng tháng, công ty mình còn các khoản thưởng Tết, thưởng quý và khen thưởng cá nhân xuất sắc… số tiền thưởng ấy, cộng với khoản chi tiêu hàng tháng thừa lại, mình tích lũy để mua sắm những vật dụng cần thiết cho gia đình, hoặc cho vào tài khoản tiết kiệm cho con học hành sau này.

Dù mức thu nhập hàng của mình không cao so với mặt bằng nhưng thiết nghĩ, với cách phân bổ chi tiêu như trên, mẹ con mình vẫn có cuộc sống đàng hoàng, không bị động, bấn loạn vì thiếu tiền. Và hơn hết, có thể tự lo được cuộc sống cho mình, không phải nhờ vả hay vay mượn mọi người.

Theo Emdep


chi tiêu

đời sống gia đình

nhật ký chi tiêu

mẹ đơn thân

Vợ Chồng


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.