“Đúc” thiên tài
|
Những đứa con khỏe mạnh, tài năng xuất chúng là mong ước của tất cả các cặp vợ chồng |
Ở một ví dụ khác, ngay từ khi chị Đào Hồng Vân (ở khu đô thịTrung Hòa - Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có thai, cả gia đình chị Vân đãlên kế hoạch chăm sóc, tẩm bổ cho cả mẹ và con. “Nhà chồng tôi khá giả nhưng neongười, chồng tôi lại là con trai duy nhất nên từ khi chúng tôi cưới nhau, cả nhàmong mỏi có cháu từng ngày. Biết tôi mang bầu, mẹ chồng tôi đã lên thực đơn theongày rất tỉ mỉ, hầu hết các món ăn là để cho thai nhi phát triển tốt. Tôi thấycó lý nên cũng vui vẻ thực hiện.
Nghe nói trứng ngỗng tốt cho não bộ thai nhi, 1 tuần tôi ăn 2 quả(dù rất khó nuốt), ngoài ra còn thường xuyên ăn cháo cá chép, uống nước dừa, ănyến sào, vi cá mập, uống sữa thay nước. Cộng với đó, mẹ chồng tôi luôn nhắc nhởtôi phải đi đứng nhẹ nhàng, cười duyên, đọc những cuốn sách về các thiên tài,không được tiếp xúc với những người “trình độ thấp kém”. Chồng tôi còn tìm muacả máy nghe nhạc cho cả mẹ và con để tôi nghe mọi lúc có thể. Dù khá mệt mỏi vớiviệc “đúc thần đồng” nhưng tôi vẫn cố hết sức, vì tương lai con em chúng ta mà”- Chị Vân chia sẻ.
Vì con hay hại con?
|
Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình giỏi giang, vượt trội, xuất chúng. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng có tố chất là thiên tài |
Về vấn đề này, bác sỹ Trần Thu Hà, bệnh viện Bạch Mai cho biết:“Khi còn trong bụng mẹ, thai ngủ nhiều. Nếu bật nhạc cho bé nghe quá nhiều sẽlàm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bé. Ngoài ra, nước ối cókhả năng khuếch đại rất tốt những âm thanh trầm và tiếng nói của người mẹ. Tiếngnhạc quá to trong một thời gian dài có thể khiến thính giác non nớt của bé bịảnh hưởng. Ngoài ra, khi mang thai, việc người mẹ tẩm bổ quá mức sẽ khiến thaiquá to, gây khó sinh và làm tăng nguy cơ đái tháo đường”.
Bên cạnh đó, bác sỹ Trần Thu Hà cũng phân tích, hiện còn có tìnhtrạng ở cấp học mầm non, không ít bậc phụ huynh đã đua nhau đưa con đến cáctrung tâm để kiểm tra IQ, EQ xem con họ có chỉ số IQ của một thần đồng haykhông. Mặc dù những bài kiểm tra này không gây hại cho các cháu nhưng nó thểhiện sự kỳ vọng quá mức của phụ huynh và có thể ảnh hưởng đến việc giáo dục concái của chính họ.
Điều đáng lo ngại là hiện nay, số trẻ bốn, năm tuổi đến khám bệnh tâm lý vìcha mẹ ép học, muốn “nhào nặn” con thành người đặc biệt trong tương lai đangngày càng tăng. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con có biểu hiện thông minh nhưbiết nói, biết đọc sớm, thích sách vở, báo chí, máy tính đã ra sức “bồidưỡng” kiến thức cho con. Từ chỗ nhanh nhẹn linh hoạt sau một thời gian bị“nhồi” những đứa trẻ này đã trở nên chậm chạp, nhút nhát, không tập trung vàchỉ cần nhìn thấy sách vở, máy tính, chữ viết hay con số… là tỏ ra sợ sệt,đau bụng, nôn trớ… Đây là điều vô cùng nghiêm trọng, có ảnh hưởng mạnh vàlâu dài đến quá trình phát triển của trẻ sau này…