Cuộc
sống hiện đại, phụ nữ độc thân và kết hôn muộn ngày càng nhiều. Tuy
nhiên, nhiều chị em than phiền mặc dù lương làm việc hàng tháng không
thấp nhưng thường xuyên “lạm chi” hoặc không tiết kiệm được tiền. Dưới
đây là chia sẻ của một phụ nữ độc thân với mức thu nhập 10 triệu đồng
nhưng vẫn để ra được gần 1 nửa tiền lương để gửi vào sổ tiết kiệm.
Chị
Nguyễn Thanh Tuyền – nhân viên văn phòng đang sinh sống và làm việc tại
đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội). Lương của chị Tuyền được 10
triệu đồng nhưng hàng tháng chị vẫn bỏ ra được 4 triệu để gửi tiết kiệm
sau khi đã hạch toán chi tiêu. Chị Tuyền đưa ra một số kinh nghiệm trong
việc chi tiêu hàng ngày để mọi người cùng tham khảo.
1. Tự nấu ăn tại nhà: 1,9 triệu/tháng
Đối
với phụ nữ độc thân việc đi làm về lại phải nấu ăn một mình tại nhà
được xem là khá vất vả. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, chị Tuyền tự nấu
ăn tại nhà bữa sáng và bữa tối giúp chị tiết kiệm được một số tiền kha
khá khi đi ăn ngoài. Chị Tuyền được cơ quan cung cấp cho 1 suất ăn trưa.
- Tiền ăn sáng: 10.000 đồng/bữa x 30 ngày = 300.000 đồng.
-
Tiền ăn tối: 30.000 đồng/bữa x 30 ngày = 1.140.000 đồng (nếu tính thêm
bữa trưa của 4 ngày thứ 7 và chủ nhật trong tháng được nghỉ: 30.000 đồng
x 8 bữa = 240.000 đồng).
- Chi phí mua dầu ăn, gạo, mắm, muối và các loại gia vị khác = 200.000 đồng.
- Tiền hoa quả: 200.000 đồng/tháng.
Các chị em nên tự đi chợ nấu nướng để tiết kiệm chi tiêu.
-
Để mua được thức ăn tươi, ngon và không mất công đi chợ nhiều lần, một
tuần chị Tuyền dành ra 3 buổi sáng dậy sớm đi chợ đầu mối vào ngày thứ
3, thứ 5 và ngày Chủ nhật. Vì cách khoảng 2 ngày đi chợ 1 lần nên đối
với thực phẩm nên ăn trước như tôm, cua, cá,… chị Tuyền sẽ ăn trước. Còn
lại các thực phẩm như thịt lợn, thịt gà, thịt bò,… chị Tuyền sẽ tích
trữ ngăn đá để sử dụng cho ngày hôm sau.
- Trước khi đi mua sắm, chị Tuyền thường ghi rõ các món đồ cần mua ra giấy để tránh bỏ sót đồ, phải đi lại nhiều lần.
2. Tiền sinh hoạt phí: 2,2 triệu đồng (Do có nhà ở Hà Nội, chị Tuyền không mất tiền thuê nhà và các chi phí điện nước sẽ rẻ hơn đi thuê trọ).
- Tiền mua dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, xà phòng,… = 200.000 đồng/tháng.
- Tiền xăng xe: 300.000 đồng (do cơ quan của chị Tuyền cách nhà khoảng 3 km nên chi phí xăng xe hàng tháng không cao).
- Tiền đám cưới, sinh nhật, đám giỗ,…: 500.000 đồng/tháng.
- Tiền điện, nước, internet,…: 400.000 đồng.
- Tiền tiết kiệm hàng tháng để đi du lịch trong năm: 500.000 đồng.
- Tiền dự phòng/tháng: 300.000 đồng.
-
Đối với những phụ nữ độc thân, không có nhà Hà Nội, chi phí thuê trọ 1
tháng khoảng 1,5 triệu đồng là đã có một căn nhà ở ưng ý. Vì vậy khoản
sinh hoạt phí sẽ tăng lên 3,7 triệu đồng do có thêm chi phí thuê trọ.
Việc mua các loại hoa quả theo mùa vừa đảm bảo an toàn và giúp chị em tiết kiệm phần nào các khoản chi tiêu.
Như
vậy, do biết cách tính toán chi tiêu hợp lý, chị Tuyền có thể để dành
ra khoảng 6 triệu đồng để gửi tiết kiệm. Còn đối với những người phải đi
thuê trọ, số tiền bỏ ra tiết kiệm/tháng cũng khoảng hơn 4 triệu đồng.
-
Ngoài việc hạch toán các khoản cố định chi tiêu hàng tháng, bạn có thể
tiết kiệm tiền bằng cách “săn” đồ giảm giá hoặc rủ bạn bè mua chung các
sản phẩm đồ gia dụng, mỹ phẩm, quần áo,… vào các dịp lễ, tết. Làm như
vậy, bạn vừa tiết kiệm được tiền, vừa có thể lựa chọn được những món đồ
ưng ý.
-
Trước khi chọn mua một món đồ, bạn nên tính toán xem món đồ đó có thực
sự cần thiết và tần suất sử dụng món đồ đó có nhiều không. Đối với các
cô nàng độc thân, việc quản lý tốt cảm xúc cũng là việc làm vô cùng quan
trọng. Bởi nhiều người khi có việc không vui, thường lấy việc mua sắm
để giải tỏa căng thẳng, bực bội.
-
Ngoài ra, đầu tháng, chị Tuyền thường ghi rõ các khoản cố định cần chi
và để riêng khoản tiền đó ra một chỗ, không động tới. Làm như vậy, sẽ
không bị lạm chi và quản lý tốt được nguồn tài chính của bản thân.
Theo Congluan
Theo Congluan