Bố vợ lên chơi hỏi chuyện nhưng con rể không thèm đáp lời, đến khi ông bình thản nhét một túi vải cũ vào tay con gái thì chàng rể sốt sắng "một dạ, hai vâng"

Mai bảo cô không thể tin được người mồm mép liến thoắng đang ngồi trước mặt là chồng mình. Chỉ khoảng 10 phút trước anh còn không thèm đáp bố cô 1 tiếng.

Cuộc nói chuyện với Mai kéo dài không quá một tiếng mà đến 3 lần nước mắt cô chực rơi. Mai tự trách bản thân vô dụng, trách mình bất hiếu với bố mẹ, không trả ơn công sinh thành, dưỡng dục được mà giờ lấy chồng rồi vẫn khiến ông bà lo thêm. Thậm chí, Hải – chồng Mai còn coi thường bố mẹ vợ ra mặt khiến cô càng thêm day dứt, áy náy với ông bà.

Nhà Hải ở Hà Nội, bố mẹ anh đều là dân kinh doanh nên dù có điều kiện nhưng cũng tính toán từng đồng đâu ra đấy. Tổ chức đám cưới cho con trai xong, mẹ Hải tuyên bố: "Trừ tất cả các loại dư được 30 triệu tiền mừng, mẹ cho thêm 120 triệu để các con tự lập ra ở riêng. Bố mẹ hết coi như hết trách nhiệm".

Mai kể lúc ấy cô bàn với chồng gửi tiền tiết kiệm, chờ tích cóp được thêm thì sẽ mua nhà, trước mắt cứ ở thuê nhưng Hải không nghe. Anh giục cô bán hết vàng hồi môn rồi về quê xin bố mẹ bán bớt 2 sào đất ruộng để mua nhà. Mai về trình bày hoàn cảnh, bố mẹ thương cô nên bán 3 con trâu được 120 triệu, ruộng vườn thì giữ lại để canh tác.

Bố vợ lên chơi hỏi chuyện nhưng con rể không thèm đáp lời, đến khi ông bình thản nhét một túi vải cũ vào tay con gái thì chàng rể sốt sắng một dạ, hai vâng-1

Mang tiền về cho chồng, Hải không cảm ơn được một câu mà còn cười mỉa: "Ông bà ở quê cũng nhiều tiền phết nhỉ?". Mai buồn vì thái độ đó của chồng nhưng rồi cảm xúc ấy cũng nhanh chóng qua đi khi vợ chồng cô vay mượn thêm đã mua được nhà chung cư gần 1 tỷ chỉ sau 4 tháng kết hôn.

Mai tâm sự, từ ngày cô lấy chồng, bố mẹ cô chưa bao giờ biết một đồng biếu xén nào của con rể. Hàng xóm ai ai cũng bảo bố mẹ Mai có tay gả chồng cho con, lấy được trai Hà Nội coi như đổi đời. Thế nhưng, chỉ Mai và bố mẹ cô mới biết cuộc sống mà cô đang trải qua là thế nào.

Biết tính con rể coi thường người nhà quê nên bố mẹ Mai cũng chẳng mấy khi xuống chơi thăm con gái. Có lần bố đưa mẹ xuống bệnh viện Bạch Mai khám bệnh, Mai gợi ý để chồng mở lời mời bố mẹ vào chơi một hai hôm thì anh gạt luôn đi: "Nhà chật thế này ông bà ở không quen, đồ dùng cũng toàn thứ hiện đại, ông không biết dùng lại hỏng thì chết anh".

Mai bảo khi nghe chính miệng chồng mình nói thế cô thất vọng không để đâu cho hết. Không muốn bố mẹ buồn lòng thêm nên hôm sau một mình cô vào viện ngồi chờ kết quả cùng mẹ. Xong xuôi, cô dúi cho bố 2 triệu tiền làm thêm rồi gọi taxi đưa ông bà ra bến xe về quê.

Mấy ngày trước, Mai đang nấu ăn trong bếp, Hải dạy con học trong phòng thì bố vợ bất ngờ lên chơi. Ông xách 3 con gà thịt sẵn và túi rau to tướng đứng trước cửa nhà con gái. Hải ra mở cửa, thấy bố vợ chân đi dép lê, đầu đội mũ cối mà anh không chào hỏi gì hết. Nhìn con rể thái độ chán ngán ra mặt, bố Mai vội hỏi trước: "Con vẫn đang được nghỉ à? Có mấy con gà ngon quá, mẹ cứ giục bố mang lên cho các con".

Hải quay vội vào phòng mà không trả lời bố vợ, mắt cứ dán vào cái điện thoại. Mai vội chạy ra đỡ đồ cho bố: "Sao bố lên mà không bảo để con ra đón. Anh Hải mấy nay bị ho, cúm nên đau họng, với lại chắc mải chơi game nên mới thế. Bố đừng để ý nhé".

Mai kể lại, khi ấy cô nói vậy để bố đỡ chạnh lòng, chứ thật ra bố cũng hiểu rõ con rể coi thường mình mà. Bố Mai đứng ở cửa phòng gọi cháu ngoại ra, ông vuốt tóc cháu rồi thơm mấy cái khiến Hải khó chịu ra mặt.

Bố vợ lên chơi hỏi chuyện nhưng con rể không thèm đáp lời, đến khi ông bình thản nhét một túi vải cũ vào tay con gái thì chàng rể sốt sắng một dạ, hai vâng-2

Ảnh minh họa

Trước mặt con rể, bố Mai lôi trong bụng ra một chiếc túi vải cũ kĩ có đầu dây buộc chặt quanh người. Ông dúi vào tay Mai bảo: "Đây là 400 triệu đền bù đất ruộng, chỗ ruộng mà trước con xin bố bán nhưng bố giữ lại đấy. Giờ nhà nước mua để xây khu công nghiệp, mẹ con cứ sốt ruột bắt bố phải mang xuống cho các con luôn. Nhưng xem ra con rể cũng chẳng cần tiền thì để bố mang về".

Mai thấy một số tiền lớn liền rụt vội tay không nhận, Hải bên cạnh cười hớn hở bắt tay bố vợ: "Không ạ, bố hiểu nhầm con rồi, ai chẳng cần tiền chứ bố. Bố đi đường xa vất vả phải ở lại đây chơi với vợ chồng con vài hôm nhé, khi nào bố về để con đưa bố về rồi thăm mẹ luôn. Cũng lâu quá rồi còn chưa về".

Mai bảo cô không thể tin được người mồm mép liến thoắng đang ngồi trước mặt là chồng mình. Chỉ khoảng 10 phút trước anh còn không thèm đáp bố cô 1 tiếng. Vậy mà sau khi thấy số tiền kia thì anh lại biến thành một người khác nhanh đến vậy!

Đã thế cô giằng lấy túi tiền kia nhìn chồng nghiêm mặt rồi quay sang nói với bố: "Chúng con đã bàn bạc nhau rồi, chúng con không báo hiếu được bố mẹ thì thôi giờ lại làm khổ bố mẹ anh Hải nhà con không đành. Bố mẹ để số tiền này dưỡng già, đấy là ý của chồng con, bố không phải lo đâu ạ".

Từng câu từng chữ Mai xoáy sâu vào mắt chồng, lần này có phải ly hôn cô cũng không để anh được đà mà đối xử với bố mẹ cô quá đáng. Ấy vậy mà sau đợt đấy được Mai phân tích cặn kẽ Hải đã hiểu ra.

Phụ nữ có thể chịu nhún 1 chút nhưng không thể ngoan ngoãn đến mức để chồng lấn lướt. Nhất là những vấn đề liên quan đến cha mẹ mình. Đôi khi sự cương quyết, cứng rắn mới chính là "vũ khí trị chồng".

 

THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/bo-vo-len-choi-hoi-chuyen-nhung-con-re-khong-them-dap-loi-den-khi-ong-binh-than-nhet-mot-tui-vai-cu-vao-tay-con-gai-thi-chang-re-sot-sang-mot-da-hai-vang-22202015422152237.htm

con rể

bố mẹ vợ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.