"Con gái à, mẹ dành 27 năm và 3 tỷ để đào tạo con, không phải để con trở thành một người mẹ toàn thời gian"

Cho dù con giàu có đến đâu, con cũng không thể là một người mẹ toàn thời gian!

Em gái của mẹ tôi, dì Dậu đã “giằng co” với con gái suốt hai tháng qua. Con gái cô sau khi sinh một “nàng công chúa”, tình mẫu tử tràn ngập, mẹ chồng và bảo mẫu chăm sóc cũng không yên tâm, chỉ muốn nghỉ việc và và trở thành một bà mẹ toàn thời gian. Điều này khiến dì lo lắng.

Dì Dậu đã từng là bà mẹ toàn thời gian trong vài năm. Trong những năm đó, sự vất vả và “giãy dụa” trong khó khăn đến giờ dì vẫn “khắc cốt ghi tâm”, càng không muốn con gái đi theo vết xe đổ của mình. Vậy nên, dì dành rất nhiều tiền để “đào tạo” con gái, cho con gái học múa ba lê và piano từ khi còn nhỏ, cho con tham gia các trại hè trong và ngoài nước…. Để năng kiến thức, dì còn gửi con đến một trường đại học rất tốt ở Hoa Kỳ để học cao học.

Tính sơ sơ, dì Dậu đã tiêu tốn cho con gái ít nhất 3 tỷ.

Con gái dì trở về Trung Quốc năm 27 tuổi, sau đó làm việc trong một công ty rất tốt, được cấp trên đánh giá cao. Dì Dậu nhìn con gái một đường thuận buồm xuôi gió, rất hài lòng. Dì vốn tưởng rằng những gì bà “lao tâm khổ tứ” thực hiện suốt những năm qua cuối cùng sẽ có hiệu quả tốt đẹp, con gái bà sẽ có cuộc sống tuyệt vời và vượt trội trong suốt cuộc đời. Biết đâu, mọi thứ đã thay đổi sau khi cô này lấy chồng năm 28 tuổi và sinh con gái năm 29 tuổi. 

Con gái à, mẹ dành 27 năm và 3 tỷ để đào tạo con, không phải để con trở thành một người mẹ toàn thời gian-1(Ảnh minh họa)

Em bé hồng hào xinh xắn dễ thương làm tan chảy trái tim con gái dì Dậu, người vốn rất quan trọng chuyện sự nghiệp, tình mẫu tử bùng nổ, tất cả mọi chuyện liên quan đến đứa bé đều muốn tự mình làm. Tính cách của mẹ chồng tùy tiện, giọng nói lớn, cô sợ dọa em bé, từ chối không để mẹ chồng trông cháu; bảo mẫu thay đổi 7 - 8 người, không ai có thể làm cho cô hoàn toàn yên tâm.

Đứa trẻ hơi bị eczema hoặc cảm lạnh, con dì Dậu sẽ đau đớn đến rơi nước mắt. Cuối cùng, cô đột nhiên đưa ra quyết định, đưa đơn từ chức lên lãnh đạo để trở thành bà mẹ toàn thời gian! Dù sao cô cũng lấy được một người chồng tốt, chồng kiếm được nhiều tiền, lương cũng không tệ.

Sau khi biết chuyện, dì Dậu đã đến gặp lãnh đạo của con gái để nói về nỗi lòng của mình. Vị lãnh đạo này cũng cảm thấy thật đáng tiếc cho con gái dì, vì cô có năng lực cá nhân vượt trội và vốn tiếng Anh xuất sắc, công ty vốn đã lên kế hoạch tập trung đào tạo cô trong một năm, sau đó thăng chức.

Dì Dậu ở nhà con gái nửa tháng và thuyết phục cô trở lại làm việc. Tuy nhiên, con gái sống chết không đồng ý, giống như ma xui quỷ khiến, mỗi ngày đưa dì Dậu đọc những bài viết về việc hành động của cô là đúng đắn, kiên định nghĩ rằng mình phải ở cùng đứa trẻ trong ít nhất 3 năm, thậm chí 5 - 7 năm, cô cũng sẵn lòng.

Dì Dậu buộc phải nói với con gái: "Con gái à, mẹ đã dành 27 năm và 3 tỷ để đào tạo con, không phải để con trở thành một người mẹ toàn thời gian! 

Cho dù con giàu có đến đâu, con cũng không thể là một người mẹ toàn thời gian! Con đã nhận được một nền giáo dục đại học tốt như vậy, đã nhìn thấy thế giới rộng lớn, con nên trở thành một phụ nữ trí thức, có sự nghiệp, có giá trị của riêng mình và có thái độ độc lập, thay vì trở thành một bà mẹ toàn thời gian”.

Dì Dậu nói với tôi rằng dì đã sống cả đời và gặp vô số bà mẹ toàn thời gian, cống hiến cả cuộc đời để chăm lo cho con cái, trông rất tuyệt vời và vị tha, nhưng trên thực tế, những người phụ nữ này chỉ đang tự hạ thấp chính mình, chỉ là công cụ và "bước đệm" cho gia đình. 

Những bà mẹ toàn thời gian dù có yêu thương hay chăm chỉ quán xuyến gia đình đến đâu thì họ vẫn luôn là những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, không có bản sắc xã hội.

Gặp phải chồng và nhà chồng ngu dốt, thiếu hiểu biết thì bị vu oan là lười biếng, vô dụng. Dù gặp được chồng và nhà chồng tốt, có thể được công nhận giá trị và sự chăm chỉ, nhưng ngoài mái ấm ấy, họ có tạo ra giá trị cho xã hội? Không. Tài năng của chính họ có được phát huy không? Không.

Thực tế mỗi phụ nữ đều có thể đã có một cuộc sống tốt hơn, có thể trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ, dù có chồng sinh con!

Trong khi đó, phần lớn các bà mẹ toàn thời gian bước ra khỏi nhà là không làm gì cả.

Con gái à, mẹ dành 27 năm và 3 tỷ để đào tạo con, không phải để con trở thành một người mẹ toàn thời gian-2(Ảnh minh họa)

"Chỉ có cô gái ngu ngốc nhất mới là một bà mẹ toàn thời gian. Dù giàu có đến đâu, làm một người mẹ toàn thời gian đồng nghĩa với việc từ bỏ cuộc sống của mình!"

Những lời dì Dậu, tôi hiểu rất rõ. Giống như dì, tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều bà mẹ toàn thời gian, mặc dù có những tranh cãi nhưng quan điểm của tôi sẽ không bao giờ thay đổi. Trung thành với thực tế là cẩm nang sống tốt nhất cho những người bình thường để sống một cuộc sống tốt đẹp.

Hôm nay, chúng ta hãy nói thêm 3 điểm về các bà mẹ toàn thời gian.

Đầu tiên, một cuộc sống tốt đẹp đòi hỏi sự quản lý suốt đời, cho dù đó là sức khỏe, ngoại hình, sức mạnh nội tâm... mọi giai đoạn đều gắn liền với nhau. Học tập, tìm việc làm, kết hôn, sinh con, làm việc chăm chỉ ở tuổi trung niên và tu dưỡng tuổi già - bất kỳ liên kết nào trong chuỗi đó có vấn đề, bạn sẽ phải trả một cái giá rất lớn để quay trở lại con đường đúng đắn.

Cuộc sống của những thiên tài và những con người thời thượng, hầu hết người bình thường không thể bắt chước mà có được. Bởi vậy, người bình thường phải từng bước, vững vàng xoay sở cho mình thật tốt, thì tuổi già sức yếu, bơ vơ càng lâu xảy ra, bức màn cuộc đời càng lâu kết thúc.

Vì vậy, cuộc sống không nên hấp tấp phá vỡ chuỗi hành động cần có, lại càng không nên ngu ngốc biến mình thành người không thể tự nuôi thân. Làm mẹ toàn thời gian chẳng khác chim đang nhởn nha bay trên bầu trời thì gãy cánh! 

Tôi không phủ nhận rằng có một số bà mẹ toàn thời gian với khả năng vượt trội và sự kiên trì đã bắt đầu lại và vẫn đạt được thành công lớn. Nhưng, đối với đại đa số các bà mẹ toàn thời gian, việc khôi phục lại những gì đã từng có là điều vô cùng khó khăn.

Bởi vì hầu hết ở các nơi làm việc, bất cứ vị trí nào cũng có thể thay thế. Nếu trình độ của bạn không đủ tốt hoặc không đủ sâu, thì một khi bạn rời đi, sẽ có người thay thế bạn. Bạn nghĩ rằng cơ hội sẽ chờ bạn, bạn nghĩ rằng lấy lại công việc ban đầu thật dễ dàng nhưng lại quên mất rằng xã hội không ngừng phát triển và cập nhật công nghệ nhanh như thế nào.

Quay trở lại, gần như là việc không thể!

Nhiều người nói rằng các bà mẹ toàn thời gian cũng có thể vừa chăm con vừa đi học thêm, nâng cao kiến thức. Đúng là nhiều bà mẹ sinh con rất tự giác - kỷ luật, nhưng dù có như thế thì chỉ có họ mới biết mình đã vất vả và tự hành hạ bản thân như thế nào. Liệu mọi người xung quanh có hiểu không? Vị đắng này trong cuộc sống có cần thiết phải nếu trải?

Thứ hai, không nên làm mẹ toàn thời gian dù là phụ nữ học vấn thấp hay học cao.

Con gái à, mẹ dành 27 năm và 3 tỷ để đào tạo con, không phải để con trở thành một người mẹ toàn thời gian-3

(Ảnh minh họa)

Phụ nữ có trình độ học vấn thấp, do điều kiện của bản thân chưa đủ tốt và con đường kiếm sống trong xã hội hạn hẹp thì càng phải dành nhiều thời gian cho việc cải thiện điều kiện của bản thân. Bằng không, không tiến được thì phải lui, đến lúc không lùi được nữa thì tất yếu sẽ trở thành người bỏ đi.

Phụ nữ chỉ phụ thuộc vào chồng, có ngày chồng cũng không tự bảo vệ được mình, ỷ lại vào con cái, con cái có việc riêng của chúng, không bắt buộc bạn phải gánh cha mẹ cả đời.

Còn phụ nữ có trình độ học vấn cao, như con gái của dài Dậu thì sao?

Làm một người mẹ toàn thời gian tương đương với việc từ bỏ tất cả những gì cô đã nỗ lực hết mình trong quá khứ, có thể so sánh với một sự thay đổi lớn của cuộc đời, thật đáng tiếc khi lãng phí những năm tháng tốt đẹp nhất của mình vào con cái.

Hơn nữa, việc nuôi dạy con cái là một cuộc chiến kéo dài 20 năm 30 năm, cùng với sự lớn lên của con cái và sự phát triển của xã hội, nhiều vấn đề và thách thức khác nhau lần lượt xuất hiện, điều đó không phải là mơ tưởng của các mẹ, ba đến 5 - 7 năm mà hoàn thành được. Cái gọi là toàn tâm toàn ý đồng hành cùng con, có thể làm một lần rồi mất tất cả.

Thay vì làm một bà mẹ bảo mẫu, vây quanh chồng con và tạm thời cảm thấy bình yên theo năm tháng, tốt hơn hết hãy là chính mình và là một người mẹ luôn bắt nhịp với thời đại. Chỉ khi bạn có tiền, có sự nghiệp và khuôn mẫu sống, bạn mới có thể cho con cái một tình mẫu tử tốt hơn.

Thứ ba, mọi người đến với thế giới để sống là chính mình, không phải để hoàn thiện người khác.

Thay vì đặt hy vọng và tình yêu vào đứa trẻ, tốt hơn là bạn nên trực tiếp khiến bản thân hy vọng và yêu thương chính mình. Không có gì mâu thuẫn giữa yêu bản thân và yêu con,  bạn phải đưa đứa trẻ ra khỏi vị trí chính yếu trong trái tim của bạn và đặt mình ở đó.

Nếu bạn đến với thế giới và không thể sống cuộc sống của mình, tại sao lại đến? Hoàn thiện người khác thì không sao, nhưng cuộc sống của bất kỳ người nào khác không nên ghi đè cuộc sống của chính mình. 

Tôi mong rằng cuộc sống của bạn sẽ không giống như ánh trăng, luôn tồn tại một cách khiêm tốn bằng cách phản chiếu ánh sáng của người khác. 

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Theo V.A - Vietnamnet


chuyện gia đình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.