Gái nhà quê làm dâu phố cổ và cái kết không tưởng sau khi chiếc roi trong tay mẹ chồng vung lên trước đêm tân hôn

Liên cảm thấy 2 răng va vào nhau rồi, nhưng bản tính nhẹ nhàng, không quen chống đối nên Liên vẫn đứng đó chờ mẹ chồng dạy.

Liên cảm thấy 2 răng va vào nhau rồi, nhưng bản tính nhẹ nhàng, không quen chống đối nên Liên vẫn đứng đó chờ mẹ chồng dạy.

Sơn là trai phố cổ, có nhà to ở phố Mã Mây, nhà có 1 cửa hàng lớn, thế mà chả hiểu sao Sơn lại chọn Liên, một cô gái tỉnh lẻ, công việc là nhân viên văn phòng bình thường. Sơn nhiều lúc trêu Liên: "Anh chọn vì em ngoan. Mẹ anh còn dạy được. Với nữa là anh biết tính em có thể chịu đựng được gia phong nhà anh". Liên cười trừ, có khi ai đó tự ái nhưng cô thì không. Kệ Sơn lớn tuổi hơn mình, chắc những suy nghĩ của anh là có cơ sở. Bởi vì rõ ràng Sơn có thể chọn được những cô gái khác môn đăng hộ đối nhiều, nhưng Sơn chọn Liên đó thôi. Cô cũng thấy anh rất tốt và biết tôn trọng người con gái anh thương.

Ngày Sơn dẫn Liên về ra mắt cô ngạc nhiên rằng nhà Sơn ở phố cổ mà lại hoành tráng, quy củ đến thế. Nhà không có một hạt bụi, sạch như y như lau, trong nhà sắp xếp không có chi tiết nào thừa. Mẹ Sơn ăn vận kiểu phụ nữ Hà Nội xưa, tóc vấn cao trông thanh lịch tuyệt đối. Cách mẹ Sơn nói chuyện cũng nhẹ nhàng, chừng mực...

Liên có cảm giác hơi sợ hãi, sống quá nguyên tắc thế này có khó khăn quá không? Tuy nhiên, Liên cũng lăn vào bếp làm cơm cùng mẹ chồng tương lai. Đến đoạn xếp đồ ăn ra đĩa cô lấy đại chiếc đĩa mà bày thức ăn, nhưng mẹ Sơn bảo món nào phải dùng đĩa nào, kích cỡ ra sao, tỉa hoa trang trí kèm theo như thế nào: "Ăn không chỉ là ăn mà con ăn bằng mắt nữa cháu ạ". Liên thực lòng thấy lo lắng, nhưng Sơn động viên: "Mẹ anh tuy cẩn thận, sạch sẽ, nguyên tắc nhưng cực văn minh, em không phải lo đâu".

1 năm sau thì đám cưới diễn ra, Liên chính thức về làm dâu phố cổ. Trong đám cưới rình rang Sơn thì thầm: "Có một phép tắc nhà anh vẫn duy trì lâu nay, nghe thì hơi tối cổ nhưng là lễ nghi thôi. Nên em đừng nghĩ gì nhiều, vì anh mà đừng phản kháng về chuyện đó nhé. Sau này anh hứa sẽ không để em thiệt thòi đâu". Nghe thấy thế Liên cũng hoang mang ra trò mà hỏi cụ thể đó là điều gì. Nhưng Sơn bảo rồi Liên khác biết, chỉ cần nhớ lời Sơn dặn là được.

Gái nhà quê làm dâu phố cổ và cái kết không tưởng sau khi chiếc roi trong tay mẹ chồng vung lên trước đêm tân hôn-1

Ảnh minh họa

Sau phần lễ nghi cho đám cưới được hoàn thiện thì cũng là lúc về nhà. Đêm đầu tiên xa nhà, đêm tân hôn nữa Liên rất lo lắng. Mẹ Sơn bảo 2 đứa thay quần áo đi rồi xuống đây mẹ dạy. Linh tính có chuyện không lành nhưng Liên vẫn mau mau thay bộ quần áo mặc nhà rồi chạy xuống, cô đã thấy mẹ chồng đứng đó với chiếc roi mây trong tay. Liên cảm thấy 2 răng va vào nhau rồi, nhưng bản tính nhẹ nhàng, không quen chống đối nên Liên vẫn đứng đó chờ mẹ chồng dạy.

Bà bảo: "Hôm nay con chính thức làm dâu trong nhà. Mẹ nhắc để con nhớ, nhà mình luôn có trên có dưới nên việc lễ nghi phép tắc phải nhớ hàng đầu. Những việc nữ công gia chánh nếu con làm chưa tốt mẹ sẽ dạy. Tuy nhiên, 2 vợ chồng luôn phải có thái độ nhường nhịn lẫn nhau, biết kính trên nhường dưới mới có được hạnh phúc. Hôm nay mẹ đánh con 3 roi theo phép tắc nhà mình xưa nay vẫn thế, để con không quên những lời mẹ dặn ngày hôm nay". Sơn bấm tay Liên đại ý là bảo đừng sợ, không sao đâu. Liên vừa nói vâng thì 3 roi đã quật xuống, khá đau.

Có lẽ như người khác có lẽ đã bỏ của chạy lấy người rồi, nhưng Liên thì ngoan hiền từ tấm bé nên cô cố chịu. Sau vụ đó cô luôn nhìn mẹ chồng bằng ánh mắt khác, người đâu mà vừa ác vừa làm những lễ nghi không tưởng. Cô cũng cảm thấy lo lắng cho tương lai phía trước của mình.

Gái nhà quê làm dâu phố cổ và cái kết không tưởng sau khi chiếc roi trong tay mẹ chồng vung lên trước đêm tân hôn-2

Ảnh minh họa

Ấy thế mà, điều ngạc nhiên là đến giờ đã đi qua 9 năm chung sống, làm dâu của mẹ mà mọi chuyện vẫn ổn, Sơn cũng là một người chồng tuyệt vời. Đòn roi ngày đấy không phải làm cô sợ mà răm rắp nghe lời, mà thực ra là mẹ chồng chưa hề làm khó cho cô điều gì. Liên cũng học được bao nhiêu điều tinh tế, lối hành xử trong cuộc sống đúng đắn mà trước đó mẹ đẻ cô chưa bao giờ dạy.

Mẹ chồng dù cô có làm sai, làm hỏng vẫn kiên trì, nhẹ nhàng chứ không hề đánh cô thêm 1 roi nào nữa. Đôi lúc bà nhớ lại chuyện cũ bảo: "Hôm đó đánh con mẹ cũng xót lắm. Nhưng lệ nhà mình bao nhiêu năm như thế. Mẹ cũng đã từng bị bà đánh cho như vậy và sau này bố mẹ sống với nhau yên ổn, hạnh phúc. Vì thế, mẹ cũng tin và coi như một lễ nghi phải thực hiện. Yêu cho roi cho vọt, chắc giờ con không giận mẹ nữa đâu nhỉ?". Liên vâng dạ hết lời.

Có lúc cô chặt gà nát bét, gói nem to đùng ngã ngửa nhưng mẹ chồng chỉ cười bảo: "Không sao, có như thế nào ăn thế. Nhưng lần sau con nên làm thế này, thế này...". Vì thế Liên phục mẹ chồng lắm, cô cũng quên béng chuyện 3 roi trước đêm tân hôn ngày ấy.

Giờ Liên mới ngộ ra rằng trong cuộc sống cũng vậy, nhiều việc nhìn vậy mà không phải vậy. Hôn nhân ban đầu có dữ dội nhưng không có nghĩa là sau này cũng ắt sóng gió theo mãi. Điều quan trọng là mình bình tĩnh và tiếp nhận nó một cách chân thật. Nếu ngày đó cô vùng lên ngay ngày đầu bước vào hôn nhân có phải đã bỏ lỡ những điều tốt đẹp mà cô đang được hưởng hiện tại này không cơ chứ.

Theo Helino

Xem link gốc Ẩn link gốc http://helino.ttvn.vn/helino/gai-nha-que-lam-dau-pho-co-va-cai-ket-khong-tuong-sau-khi-chiec-roi-trong-tay-me-chong-vung-len-truoc-dem-tan-hon-2220201110923281.htm

ẹm chồng

phố cổ


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.