Ở rể thời nay đã khác rồi

Vì nhiều lý do khác nhau mà sau khi cưới nhiều ông chồng phải ở rể, trong khi chính họ còn cảm thấy thoải mái và tiện trăm bề thì trong mắt nhiều người họ bị coi là kẻ kém cỏi, phụ thuộc.

Vì nhiều lý do khác nhau mà sau khi cưới nhiều ông chồng phải ở rể, trong khi chính họ còn cảm thấy thoải mái và tiện trăm bề thì trong mắt nhiều người họ bị coi là kẻ kém cỏi, phụ thuộc.

Muôn vàn lý do để "ở rể"

Nói đến đi ở rể thì bạn bè ai cũng phải ngạc nhiên khi anh Tuấn Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) lại dọn từ nhà mình sang nhà bố mẹ vợ ở sau khi cưới. Điều đặc biệt là lấy vợ ở tuổi 40 nên anh đã có đủ nhà cửa đàng hoàng và sống rất tự lập. Trước kia chưa bao giờ nghĩ sẽ đi ở rể nhưng giờ ngày nào anh cũng về nhà bố mẹ vợ sau giờ làm việc.

Ừ, tôi ở rể, thì đã sao? - 1

Ảnh minh họa

Lý do rất đơn giản vì vợ anh là con một, bố mẹ vợ sức khỏe lại đau yếu suốt nên vợ anh nhất định đòi anh phải ở rể mới cưới. Thế nên “vì yêu vợ và cũng tiện để cô ấy chăm sóc bố mẹ, mình đành chấp nhận ở nhà vợ dù đã có nhà riêng đầy đủ” – anh T. Anh chia sẻ.

Lấy nhau được năm năm và mới về ở nhà bố mẹ vợ cho gần ba năm nay, anh M.Đoan (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi vẫn nghĩ sẽ tự tay kiếm tiền xây nhà nhưng giờ ông bà ngoại cho nhà thì cứ về ở tạm. Cái nhà ấy lại sát tường nhà ông bà nên ở riêng mà giống như ở chung vì có việc gì cũng đi thông sang nhà nhau rất rễ. Chuyện ăn uống, sinh hoạt giữa hai nhà cũng gần như một nên bạn bè toàn gọi tôi là đi ở rể”.

Khác với hai anh Đoan và T. Anh, vì yêu nhau từ hồi sinh viên nên anh H. Dũng (Hải Phòng) lại lấy vợ cách chỗ làm mấy chục cây số. Hai vợ chồng mỗi người làm một nơi và gia đình vợ lại có ba cô con gái. Hai chị vợ đều đi lấy chồng xa, chỉ mình vợ anh Dũng là làm việc gần nhà bố mẹ đẻ nên sau khi cưới bố mẹ vợ anh đưa ra gợi ý để vợ ở cùng ông bà, cuối tuần thì anh về đó ở cùng.

“Mình cũng được coi là đi ở rể vì vợ con ở hết với ông bà ngoai, cuối tuần hay dịp nghỉ lễ nào mình cũng về đây ở và sum họp với vợ con” – anh Dũng chia sẻ.

Ở rể trong mắt nhiều người là "nhục nhã"

Trong nhịp sống hiện đại ngày nay thì chuyện ở rể cũng trở nên bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mang tư tưởng nặng nề và cho rằng chuyện này thật đáng xấu hổ và người đi ở rể là hãm tài.

Khi được hỏi: "Trong số bạn bè có ai nói gì khi thấy anh đi ở rể không?”. Anh T. Anh cười bảo: “Thấy mình đi ở rể như miếng mồi cho chúng nó nhảy vào trêu ghẹo, mỉa mai. Những câu kiểu như “anh hùng không thích ở nhà mình”, “trai theo gái, gái theo bố mẹ”, “già rồi mà lấy vợ xong vẫn bị dắt mũi”… mình nghe suốt thành quen.

Còn anh Đoan thì còn khổ sở hơn khi mỗi lần gặp mặt, thằng bạn thân lại nhai đi nhai lại câu “ở nhà vợ như chó chui gầm chạn”. Có người đến chơi, thấy anh được bố mẹ vợ xây nhà cho còn mỉa mai: “Ở gần nhà vợ thế này chịu nhục tý nhưng không sợ bị thằng nào bắt nạt”.

Anh Dũng thì không bị bạn bè nói gì vì họ đều hiểu hoàn cảnh của cả hai vợ chồng và rất thông cảm, động viên. Tuy nhiên, mấy anh em cùng cơ quan thì lại không để yên. “Mỗi lần mình chuẩn bị về nhà ông bà ngoại với vợ con là lại bị xoáy không ngừng. Người thì bảo “lại nhớ hơi bố mẹ vợ rồi”, người khác lại thêm “chuẩn bị về nhà vợ thì tinh thần nó phải tươi không có vợ con lại ra đường”…” anh Dũng ngán ngẩm kể lại.

Ở rể nay khác rồi ai ơi!

Việc ở rể hoàn toàn không hạ thấp bản thân và “chịu nhục” như nhiều người vẫn nghĩ. Trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình đã có quan điểm rất cởi mở trong hôn nhân. Họ coi dâu rể đều là con cái trong nhà và lựa chọn những phương án thuận tiện nhất đối với hoàn cảnh sống của gia đình mình.

Theo như lời anh Dũng thì nếu không ở cùng ông bà ngoại thì vợ chồng anh không biết phải xoay sở thế nào với hai đứa con nhỏ và công việc bề bộn. Anh chia sẻ: “Nói gì thì ông bà ngoại cũng quá vất vả vì vợ chồng mình. Nghỉ hưu mà chẳng lúc nào ngơi chân tay vì các cháu. Ông bà lại là người trí thức nên cư xử rất đúng mực và chưa bao giờ khiến mình tủi thân. Đi ở rể sướng thế này nên dù có bị nói gì mình cũng đều bỏ ngoài tai vì những người ngoài cuộc sẽ không thể hiểu được”.

Còn anh Đoan thì cho rằng: “Việc ở nhà bố mẹ vợ cho không ảnh hưởng gì đến uy nghiêm và tiếng nói của mình trong gia đình. Không những thế mà ở gần còn tiện để ông bà giúp đỡ chăm sóc các cháu lúc vợ chồng mình bận công tác. Nếu không ở gần thì vợ chồng mình cũng không có cơ hội để nhà cửa, con cái lại mà đi du lịch riêng như vợ chồng son giống bây giờ”.

Anh T. Anh thì luôn quan niệm: “Việc lấy được một người vợ có hiếu là một cái phúc lớn và không lý gì mình lại không cùng cô ấy chăm sóc bố mẹ vợ khi bố mẹ mình đều không còn.

Hơn nữa, vì bố mẹ vợ hiểu mình đang làm là vì ông bà nên càng quý trọng mình hơn. Ở với bố mẹ vợ mà gia đình hạnh phúc, con cháu, ông bà gần gũi yêu thương nhau thế này thì mình thấy những câu mỉa mai của bạn bè chẳng đáng vào đâu”.

Theo Dân Việt



Trai trẻ và cái kết ê chề khi góp 'vốn tự có' vào công ty của quý bà hồi xuân đang cô đơn
Ngay buổi tối hôm đó, bà chủ giữ tôi ở lại với lý do giúp bà dọn dẹp căn phòng vừa bày biện cho buổi tiệc sinh nhật. Rồi cái gì đến phải đến khi bà chủ thủ thỉ ngọt ngào rằng nếu tôi “chiều” theo ý bà, bà sẽ dành cho tôi một suất là cổ đông trong công ty mà không cần có tiền góp vốn!

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.