Thuở tóc còn đểchỏm trên đầu tôi vẫn thường được mẹ kể cho nghe về sự ra đời của một bé con làtôi giống như từ một câu chuyện cổ. Câu chuyện ấy được kể đi kể lại biết bao lầnmỗi lúc mẹ nhớ cha và lần nào tôi cũng háo hức nghe như mới lần đầu.
Trong trí nhớ nonnớt của mình thuở ấy, tôi không đếm hết những lần mẹ dắt tôi ngược theo dòng kýức của người. Tuy nhiên, tôi có thể nhớ như in, những dòng đầu tiên về hànhtrình sống nhỏ bé ấy được viết từ làng Ngọc Hà - xứ hoa của chốn kinh kỳ, nơitôi được hoài thai oa oa cất tiếng khóc chào đời...
Đó là mùa thu năm1973 khi Hà Nội mới ngưng đợt bắn phá dữ dội của bom thù. Mẹ tôi, một cô giáo từmiền quê xa lặn lội đạp xe mấy chục cây số để gặp cha tôi, người lính chiến đấubảo vệ làng hoa Ngọc Hà. Ba ngày ngắn ngủi nhưng bằng cả nỗi hy vọng và linh cảm,cha biết sẽ có một bé gái là tôi bước từ giấc mơ hoa để đến với giấc mơ của haingười.
![]() |
Nên, trước khichia tay cha dặn mẹ tôi rất kỹ càng: “Chúng mình sẽ có con. Mà sẽ là con gái.Anh tin thế. Hãy đặt tên con là viên ngọc quý để hai cha con anh ghép lạivới nhau sẽ thành tên làng Ngọc Hà này. Dù mai đây anh có may mắn trở về hayở lại chiến trường, chúng mình sẽ mãi nhớ nơi này và con mình sẽ không quênnơi con được sinh ra...”.
Tựa như giấc mơ,cha tôi là người may mắn trở về từ chiến trường miền Nam sau cuộc chiến dọctheo đất nước. Trong ấm áp niềm tin từ ánh mắt dịu dàng của mẹ và tia sáng trànngập niềm vui của cha, tôi vẫn tha thẩn một mình, ngược dòng ký ức để tìm về nơitôi đã bắt đầu sự sống.
Làng Ngọc Hà xưađâu rồi? Theo tên chữ thì Ngọc Hà mang nghĩa là dòng sông Ngọc. Vậy tại sao lànghoa lại nương theo tên của dòng sông? Dòng sông ấy có tự khi nào? Bây giờ sôngấy chảy về đâu?... Câu hỏi đắp đổi câu hỏi giống như lớp lớp bụi thời gian đãphủ lên tên làng và tôi như con cá ngược dòng mải miết tìm về cội. Tôi đã gõ cửathời gian bắt đầu từ tiếng gọi mơ hồ nhưng thôi thúc trong thẳm sâu ký ức...
Theo những chứngtích được phát lộ trong lòng Hoàng thành gần đây, những mảnh thuyền rồng, mấydải lụa và hạt sen hóa thạch, nương theo tên làng, người ta biết rằng: - Mấytrăm năm trước từng có một dòng sông gọi là dòng sông ngọc chảy từ vườn Ngự uyểncủa vua ra phía hồ Tây. Dòng sông chỉ rộng 6m, hai bên trồng sen chỉ để một lốinhỏ ở giữa đủ cho thuyền vua thong thả lướt qua.
Từ đôi mạn thuyềnrồng, những dải lụa mềm theo tay đoàn thị nữ nâng kéo thuyền đi trong thơm ngáthương sen. Này là trời xanh, kia là mây trắng, nắng nhẹ, trời cao, hồn sen nhẹgót vương níu áo bào. Tỉnh say trong cơn mộng bao nhiêu mùa sen ấy, hương thơmđến bây giờ vẫn trong ký ức bao người và lưu mãi về sau.
Nhưng ô hay! Dòngsông ngọc đâu rồi? Bao năm đất trời vần đổi, phù sa đắp bồi, dòng sông nằm sâutrong lòng đất theo nguồn chảy về đâu? Và nữa, tên làng Ngọc Hà vẫn đó còn nhữngloài hoa làm thành tên làng đã dắt nhau du ngoạn chốn nào? Đi khắp con đườnglàng trong lòng Hoàng thành xưa, men theo ký ức của mẹ cha, lục tìm cả nhữnggiấc mơ, tôi vẫn không sao thấy lại được ngôi nhà bên vườn hoa với khóm hoa dạiven đường. Và, tôi cũng không sao mường tượng ra một ngôi làng nhỏ với một dòngsông nhỏ, có khí hậu ôn hòa là nơi để các mầm hoa ươm chồi khoe sắc ngát hương.
Thật may mắn thay,những căn phòng trong ngôi nhà ký ức vẫn luôn mở cho những ai biết gõ cửa vàbiết lắng nghe. Tôi đã nhón gót chân rất nhẹ bởi chỉ sợ biết đâu dòng hương dẫnlối về làng hoa xưa sẽ theo gió cuốn bay đi mất. Và sau tiếng gõ cửa đầu tiêntôi đã thấy thơm ngát gánh hàng hoa theo dáng thướt tha những cô thôn nữ Ngọc Hàmang hương thơm đến từng con phố.
Mái tóc vấn trênđầu, áo vận tứ thân thắt dải lụa mềm với tâm hồn thuần khiết dịu dàng, theo tayấy gói hoa dâng cúng Phật và tổ tiên ngày đầu và giữa tháng hẳn đã thấm cả điềulinh diệu. Nên thế, chẳng phải vô cớ gói hoa hoàng lan kèm theo hoa sói, hoangâu... buộc trong lá dong riềng với dải lạt mềm do tay người con gái Ngọc Hàmang đến đã được người Hà thành trông đợi mỗi ngày lễ Tết như trông đợi điềmlành.
Dâng đĩa hoa thơmvới tâm thành thiền nguyện, trong tiềm thức của người đang sống, ân tổ tiên nhưnhững vòng tay nâng đỡ. Trong hành trình một đời người, có mấy ai tránh tuyệtđối được lỗi lầm. Nhưng hẳn người ta sẽ bớt lạc đường vì biết nhìn lại và biếtsống an lành trong phúc lớn của dòng tộc, quê hương.
Tôi đã gõ căn phòngthứ hai để nhận ra Hà Nội trong những ngày kháng chiến. Những cô thôn nữ năm xưacó người giờ đã thành chiến sĩ. Có người chỉ ở lại Thủ đô với ước nguyện đượcvun trồng những giấc mơ hoa. Và, những khoảnh khắc hiếm hoi thanh bình giữa hailoạt súng ngừng, những gánh hoa vẫn bình yên về phố.
Người yêu hoa, hoathương yêu quyến luyến với người, những gánh hoa bây giờ mang vẻ đẹp bất tử củaThủ đô anh dũng ngoan cường. Không sợ đạn bom, những đóa hoa cúc hoa hồng cứkiêu hãnh khoe sắc đơm hương. Đến từng công sự để động viên tinh thần chiến sĩhay là sự lựa chọn lãng mạn để các cặp trai gái tặng nhau, hoa khi ấy bên cạnhsự linh thiêng còn là biểu tượng của nét đẹp hào hoa thanh lịch chốn Hà thành.
Và trong tiềm thứccủa một người, điều đặc biệt hơn thế, chính nơi làng hoa ấy, những mầm xanh,những nụ hoa vẫn ngày ngày hát bài ca gieo mầm sự sống. Để rồi có một mầm sốngthật may mắn, hạnh phúc đã được gieo với ước vọng sẽ làm được nhiều hơn cái sứmạng bé nhỏ là biết tỏa hương thơm ngát trong cuộc đời này.
Tôi đã gõ cửa nhiềucăn phòng đến mức chỉ sợ mình lạc bước không thể trở về. Làng Ngọc Hà bây giờdấu xưa chỉ còn lưu lại trong ký ức. Cả những bậc cao niên từng gắn bó máu thịtvới mảnh đất này cũng chỉ còn lác đác như lá vàng trước gió. Bóng cây hoàng lantrăm tuổi giống như bậc hiền triết chứng kiến sự vần đổi muôn đời của thế sự vẫnlặng lẽ kiên trung đứng đó.
Nhưng thời giancòn lại với cây hoàng lan như một phần linh hồn của làng thì cũng chỉ tínhbằng những khoảnh khắc mong manh đếm ngược. Dấu vết của các khu vườn hoa giờđi tìm cũng khó chẳng khác như đi tìm ngọn nguồn tên của dòng sông đã mangdấu tên làng. Nên, ngay cả khi đã trở về sau những giấc mơ bàn chân tôi vẫncòn lạc lối.
Tôi từng biết làngNgọc Hà xưa là mảnh đất vua ban cho một vị tướng đã có công cứu công chúa trướckhi nàng bị Thủy thần mang đi. Lúc nhận ân vua, vị tướng chỉ xin một vùng đấtrộng đủ lập nên thập tam trại cho dân lành lập nghiệp. Và làng Ngọc Hà - mộtlàng trại trong mười ba làng trại ấy ngay từ thuở ban đầu đã mang nghĩa đất lành.
Tôi cũng còn đượcbiết, hướng tới Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, có họa sĩ đã ấp ủ và vẽphác thảo cả trăm mét cho con đường gốm sứ về hàng trăm loài hoa lá cỏ cây đãlàm nên danh tiếng Hà thành. Làng Ngọc Hà chỉ có thể chỉ còn trong ký ức nhưngvẫn cần lưu lại nét thầm kín, hồn hậu mà thanh lịch, hào hoa, lãng mạn của conngười và mảnh đất thiêng này. Bởi lẽ cuộc sống có thể đổi thay từng ngày nhưngđằng sau sự ồn ào văn hóa sẽ còn ở lại.
Từ làng hoa Ngọc Hàngày ấy, cha mẹ đã gieo mầm với khát vọng về một đất nước thanh bình để mỗingười được sống đẹp vì nhau. Mẹ đặt cho tôi cái tên Ngọc theo lời dặn của cha đểhai cha con ghép tên sẽ thành Ngọc Hà như một giấc mơ còn lưu mãi. Tôi mệnh thủy,mắc nợ với dòng sông, thương yêu từng nhành cây ngọn cỏ, cánh hoa và thường lạcbước mỗi mùa sen tương ngộ.
Trong hành trìnhtìm về cội, đứng trước làng xưa vừa lạ vừa thương, tôi không thể lý giải vì sao.Tôi chỉ đem mỗi mảnh nhỏ của những giấc mơ ghép lại để mong đặt một hạt cát nhỏtrong lớp lớp bụi kinh thành. Và tôi thầm nguyện ước, ngày trở về sẽ nhẹ gót mộtgiấc mơ hoa!
Theo BảoNgọc