- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lạm dụng bi kịch, phim truyền hình Việt đang cũ mòn?
Thời gian qua, nhiều series truyền hình ăn khách của Việt Nam bị khán giả chỉ trích vì nội dung lạm dụng các mô-típ giật gân, gây tranh cãi đã cũ mòn.
Trong 5 năm trở lại đây, phim truyền hình Việt Nam, đặc biệt là các tác phẩm do VFC sản xuất, đã có cú lột xác ngoạn mục về cả nội dung và hình thức thể hiện. Các bộ phim khai thác nhiều đề tài mới lạ, gần gũi và có tính thời sự với khán giả đương thời hơn so với dòng phim tâm lý xã hội hay chính luận trước đó.
Tuy nhiên, mọi sự phát triển bùng nổ đều có điểm bão hòa. Với phim truyền hình Việt Nam, điểm bão hòa ý tưởng ấy có thể là chính lúc này - khi nhiều series mới lên sóng liên tục bị khán giả phàn nàn về việc "tái chế ý tưởng" từ phim cũ, lạm dụng các mô-típ nhân vật, mâu thuẫn hoặc đã cũ mòn hoặc bị cường điệu tới mức lố bịch "ngoài đời chúng tôi không làm thế".
Những bộ phim khiến khán giả đau đầu
Trong phần hai của Thương ngày nắng về - tác phẩm đang phát định kỳ trên kênh sóng của đài truyền hình quốc gia, diễn viên Lan Phương vào vai Vân Khánh, con cả trong một gia đình gồm ba chị em gái. Khánh kết hôn với Đức (Hồng Đăng) nhưng không hợp tính mẹ chồng là bà Hiền (NSND Lan Hương). Quan hệ mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên căng thẳng, ngột ngạt.
Thử thách dành cho Vân Khánh càng lớn thêm khi trong bức tranh gia đình xuất hiện thêm một người chị chồng tên Thương (Trương Thu Hà) không khác gì bản sao của mẹ. Xuyên suốt các tập phim, khán giả thấy Thương - dù tán gia bại sản đến mức phải ăn nhờ ở đậu nhà em trai - vẫn quen thói đành hanh, vào hùa với mẹ bắt nạt em dâu.
Sự nham hiểm của Thương, cùng thái độ bênh con mù quáng của bà Hiền đã khiến Khánh bị giày vò về cả thể xác lẫn tinh thần. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là việc Thương đánh thuốc mê em dâu, dàn cảnh ngoại tình để hạ nhục Khánh. Diễn biến này khiến người xem Thương ngày nắng về không khỏi bức xúc.
Trước Thương ngày nắng về, đã có nhiều bộ phim khác của VTV cũng từng bị khán giả phản ứng vì nội dung quá bi kịch, tới mức phi thực tế. Năm 2020, Cô gái nhà người ta - tác phẩm kể về những thanh niên nuôi mơ ước lập nghiệp tại quê nhà - bị phản ứng khi xây dựng kịch bản quá tàn nhẫn với người tốt nhưng lại ưu ái phe phản diện. Hai phần phim Hướng dương ngược nắng cũng từng khiến người xem không hài lòng khi lãng mạn hóa hành vi ngoại tình, ưu ái "người thư ba" trong khi quá khắt khe với người vợ hợp pháp…
Hồi 2021, Cây táo nở hoa có thể coi là bom tấn truyền hình của màn ảnh nhỏ phía nam. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của 5 anh em nhà lao động nghèo Ngọc (Thái Hòa), Ngà (Trương Thế Vinh), Châu (Thúy Ngân), Báu (Nhã Phương) và Dư (Song Luân). Sinh trưởng trong gia đình không hạnh phúc khi người bố vừa say rượu vừa vũ phu còn mẹ ham mê cờ bạc bỏ nhà theo người đàn ông khác, cả thanh xuân của Ngọc dành để làm lụng nuôi lớn các em.
Từ năm 16 tuổi đã phải vừa làm cha, vừa làm mẹ, tình yêu thương và sự bao bọc Ngọc dành cho các em dần biến tướng thành sự dung túng. Vì mải chăm lo cho các em, anh đã không ít lần khiến vợ và con gái phải thiệt thòi. Nhưng trong mắt các em anh, tình yêu của Ngọc là sự ràng buộc, là cảm giác ban ơn, xiềng xích ngăn cản họ được sống một cuộc đời tốt hơn.
Cây táo nở hoa dài 71 tập, nhưng không tập phim nào khán giả không phải chứng kiến cảnh các thành viên trong gia đình nhỏ xâu xé nhau từ chuyện bé bằng móng tay cho tới các vấn đề trọng đại. Đặc biệt, đoạn giữa của tác phẩm, tương đương khoảng 30 tập phim, cốt truyện hoàn toàn rơi vào tình trạng "chết lâm sàng" khi kịch bản cố sức bôi thêm càng nhiều bi kịch càng tốt thay vì bắt tay giải quyết chúng.
Ngọc mắc bạo bệnh nhưng không dám nói với ai, Ngà hóa rồ vì nợ nần, Châu mắc kẹt trong cuộc hôn nhân gượng ép, Báu bỏ nhà theo người chồng cũ vũ phu còn Dư bị ép lấy một người phụ nữ mình không yêu chỉ vì trót có con với cô… Trách nhiệm của bậc làm anh buộc Ngọc phải lên tiếng khuyên giải các em, nhưng thiện chí này sau cùng lại khiến anh bị cả bốn đứa em đồng loạt rũ bỏ. Vũng lầy bi kịch càng quánh lại khi người mẹ (Mỹ Duyên) trở về, không tử thủ đoạn bóc lột các con vì tiền.
Không khí ngột ngạt, tù túng của Cây táo nở hoa từng khiến khán giả theo dõi bộ phim không tránh khỏi thất vọng với biên kịch và đạo diễn. Trên mạng xã hội, người xem bày tỏ họ chọn thưởng thức Cây táo nở hoa để tìm kiếm sự động viên tinh thần, cảm giác tích cực để vượt qua khó khăn cuộc sống. Nhưng thứ họ nhận về chỉ là cảm giác tiêu cực tỏa ra từ các nhân vật lẫn cốt truyện, xem phim để giải trí nhưng lại bị mệt thêm.
Mẹ chồng ác quỷ và những tình tiết bị xào xáo
Trong Thương ngày nắng về, ý đồ tái hiện một bà Phương "Sống chung với mẹ chồng" thứ hai trên màn ảnh còn thể hiện ở việc ê-kíp đã mời nữ diễn viên Lan Hương thủ vai bà mẹ chồng của Khánh. Cách nghệ sĩ Lan Hương thủ vai bà Hiền - từ cái trợn mắt, lối bù lu loa đến thái độ thù ghét không buồn che giấu với con dâu - đều gây liên tưởng đến nhân vật trứ danh ra đời năm 2017.
Bên cạnh bà mẹ chồng khó chiều, các anh, chị, em của chồng cũng là một thế lực dễ khiến các cô vợ trên màn ảnh Việt "điên đầu". Khánh sống dở chết dở vì Thương; người vợ của Ngọc trong Cây táo nở hoa sống nửa đời khốn khổ khốn nạn vì các em chồng; cô Liễu (Ngô Thủy Tiên) trong Về nhà đi con cũng nhiều phen khiến chị dâu khốn đốn…
Đa phần phim truyền hình tâm lý xã hội chọn phụ nữ làm nhân vật trung tâm. Quyết định này dẫn đến việc cốt truyện sẽ phải xoay quanh những vấn đề trong đời sống và đời sống tình cảm của họ. Hôn nhân tất yếu là một mảnh ghép không thể thiếu, kéo theo đó là câu chuyện "sống chung với nhà chồng".
Sau mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu, các vụ cưỡng bức cũng là tình tiết thường được sử dụng. Thương ngày nắng về, Hướng dương ngược nắng và Cô gái nhà người ta là ba bộ phim đều chứa tình tiết này. Những chuyện tình dang dở từ thời bố mẹ làm ảnh hưởng tới hạnh phúc hiện tại của con cái cũng là tình tiết thường xuyên được sử dụng trong các bộ phim, với độ phổ biến không thua kém tình tiết nhân vật chính đột ngột phát hiện mình mắc bạo bệnh. Đây là mô-típ được sử dụng trong cả Thương ngày nắng về và Cây táo nở hoa nhưng đều bị phản ứng vì quá u ám, tiêu cực.
Việc sa đà vào những mô-típ giật gân, trái chiều nơi cái ác tung hoành cũng khiến kịch bản phim dễ trở nên thiếu thuyết phục. Lấy ví dụ câu chuyện trong Thương ngày nắng về. Chi tiết chị chồng lừa em dâu lên xe ô tô, thuê người đánh thuốc mê đưa đến khách sạn rồi dàn cảnh để chồng cũ cưỡng bức nghe giống nội dung tiểu thuyết mạng ba xu hơn một điều gì đó khán giả có thể chứng kiến trong đời thực.
Cách Khánh phản ứng trước sự việc - đau đớn giải thích, mong được chồng thấu hiểu và quay lại như xưa - khá vừa vặn với quan điểm "chín bỏ làm mười", "gương vỡ lại lành" để hy sinh vì con thường được lấy ra để khuyên răn các phụ nữ. Tuy nhiên, điều Khánh, và có lẽ cả biên kịch phim, không nhận ra chính là cô đã trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình và lựa chọn thỏa hiệp với tội ác.
Thứ Khánh và các con cần không phải "gia đình yên ấm như trước kia" mà là sự cách ly khỏi những con người độc hại đã nhiều hơn một lần tổn thương họ. Khánh cũng không có trách nhiệm phải thanh minh sự trong sạch của mình với chồng, hay đau khổ vì anh từ chối thấu hiểu. Bởi anh đang nợ cô rất nhiều lời xin lỗi - thứ mà ngay cả căn bệnh ung thư vừa được tiết lộ cũng không thể trở thành cái cớ để lấp liếm.
Việc Đức xua đuổi Khánh vì anh yêu cô nên không muốn cô phải khổ sở vì người chồng đau yếu có thể là tình tiết lấy nước mắt khán giả, nhưng là từ những thập kỷ trước. Tương tự câu chuyện Khánh cam chịu là nạn nhân của bạo lực gia đình, sự "cao thượng" của Đức thực ra chỉ là vỏ bọc che giấu sự yếu đuối, hèn nhát khi không dám đối mặt với sự thật - một thái độ không nên được lãng mạn hóa trên màn ảnh.
Cách cư xử của Đức, tương tự Ngọc của Cây táo nở hoa, phản ánh gánh nặng mà nam giới phải gánh chịu, gây ra do tình trạng bất bình đẳng giới. Vẻ ngoài "cứng rắn", nỗi đau thể xác bị che giấu, không khiến người thân phải lo lắng trở thành một biểu hiện của nam tính, của đức hy sinh trên màn ảnh nhỏ. Để dọn đường cho "vẻ đẹp" ấy tỏa sáng, sự tổn thương, cảm giác bị phản bội của vợ con, anh em họ đã vô tình bị kịch bản xếp vào hàng thứ yếu. Mục đích đẩy mâu thuẫn trong phim lên cao trào đã vô tình cổ xúy cho một cách hành xử thiếu chân thật.
Từ góc nhìn phát triển kịch bản, kịch tính là điều không thể thiếu. Một bộ phim sẽ chẳng thể trọn vẹn nếu thiếu vắng các cao trào khiến khán giả vỡ òa cảm xúc. Họ có thể thương cảm cho một số phận bị chà đạp, bất bình vì hành vi sai trái hay đồng cảm với một niềm hạnh phúc trọn vẹn... Chính những biến thiên cảm xúc này sẽ tạo ra mối liên kết giữa người xem với tác phẩm.
Trong lúc sự thỏa mãn, cảm giác hài lòng thường gắn với hồi kết, cảm giác lo lắng cho số phận nhân vật mới là động lực để người xem tiếp tục theo dõi một bộ phim. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm đào sâu cảm giác bất an nơi khán giả, các series phim truyền hình lại vô tình đi ngược sứ mệnh của mình. Nó kéo người xem vào cảm xúc tiêu cực thay vì giúp họ thư giãn tinh thần; bồi đắp thêm những lối tư duy cũ mòn thay vì cổ vũ cho các luồng tư tưởng tiến bộ.
Theo Trí thức trẻ
-
Sao3 giờ trướcLọ Lem - con gái Quyền Linh mới đăng tải video "Một ngày của sinh viên" và nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng.
-
Sao3 giờ trướcThu Quỳnh đăng ảnh 1 tuổi của mình và bé Thị Tằm - con gái 6 tháng tuổi với niềm tự hào "công chúa giống mình mà phiên bản 'gấu biển' hơn".
-
Show truyền hình8 giờ trướcSau khi ban tổ chức Hoa hậu Hòa bình đăng thông cáo báo chí nói về lý do chấm dứt làm việc với tổ chức Miss Grand India, phía Ấn Độ cũng lên tiếng tố ông Nawat.
-
Sao9 giờ trướcKat Dennings - sao phim "Sex and the City" sinh năm 1986 và nổi tiếng là mỹ nhân trẻ đẹp nhất trong dàn phim này. Ngoài đời, cô đang hạnh phúc bên chồng là nhạc sĩ.
-
Sao9 giờ trướcHoa hậu Đỗ Mỹ Linh mới đây xuất hiện trong một sự kiện, tuy nhiên điều khán giả chú ý chính là vòng 2 bất thường của cô.
-
Sao10 giờ trướcCư dân mạng đang xôn xao trước việc liệu Hoài Lâm có đang từ bỏ nghệ danh gắn liền với tên tuổi mình để chuyển sang hoạt động âm nhạc với tên thật.
-
Sao12 giờ trướcChắc chắn những gì Hoa hậu Thanh Thủy tiết lộ về mối quan hệ với đàn chị Kỳ Duyên sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.
-
Sao12 giờ trướcLoạt ảnh đi du lịch cùng tình tin đồn kém 12 tuổi của hoa hậu chuyển giới Hương Giang thu hút cư dân mạng.
-
Sao12 giờ trướcNam diễn viên này liên tiếp vướng nhiều tranh cãi sau vụ phông bạt từ thiện, anh lại bị tố lừa đảo khiến nhiều người thất vọng.
-
Sao14 giờ trước"Tôi không hạ bệ hoặc xem thường một ai, nhưng không để người khác làm tổn thương mình" - Noo Phước Thịnh tâm sự.
-
Điện ảnh14 giờ trướcKhi khán giả vẫn đang bức xúc vì cái kết đau đớn dành cho Hồng, ê-kíp "Độc đạo" xoa dịu người hâm mộ bằng một ngoại truyện đặc biệt quy tụ tất cả các nhân vật trong phim.
-
Điện ảnh14 giờ trướcChỉ một bức ảnh đã khiến khán giả xôn xao suy đoán phim giờ vàng VTV "Độc Đạo" phần 2 đã khởi quay. Có đúng vậy không?
-
Điện ảnh14 giờ trướcDiễn viên Thanh Huế cho biết cô bị “ném đá” dữ dội, thậm chí nhiều khán giả đòi đánh sau khi tập cuối bộ phim “Độc đạo” lên sóng.
-
Sao16 giờ trướcGia đình, bạn bè và các cựu thành viên One Direction đã đến tiễn đưa Liam Payne trong hành trình cuối. Tang lễ ca sĩ được tổ chức tại nhà thờ thế kỷ 12 ở vùng nông thôn nước Anh, phía tây bắc London. Payne qua đời ở tuổi 31 vì ngã từ ban công khách sạn ở Argentina.