"Chúng tôi không muốntrở thành những… thằng bóng!", Trần Lập, linh hồn của ban nhạc rock BứcTường, tuyên bố.

Không thể bắt khán giảnhảy cùng một kiểu!

- Trong show diễn tái hợp vào ngày 17/12 trong liveshow Nhiệt tạiTriển lãm Giảng Võ, Hà Nội, có điều gì khiến anh lo lắng?

- Chúng tôi đã hoạt động âm nhạc quá lâu rồi và đã trải qua nhiều thứ, do đó, cónhững sự sợ hãi kiểu khác, toàn những thứ chẳng đâu vào đâu. Ví dụ như tôi rấtsợ khói xịt vào mũi. Tôi mắc chứng sợ đi máy bay. Tôi từng gặp một chuyến baykinh hoàng, do đó đến nay tôi cứ lên máy bay là sợ.

Tôi nhờ bà xã mời một số bác sĩ chuyên khoa về hô hấp. Điều này rất bình thườngtrên thế giới, nhưng ở Việt Nam chẳng mấy ai làm. Shakira cứ hát xong vài bài,cô ấy chạy vào hậu trường để hít một loại dưỡng khí. Mình muốn làm như vậy thìphải có người có chuyên môn, đúng phương pháp, nếu sai có khi còn ngất. Tôinghĩ, nếu giờ mình cuồng quá, thiếu dưỡng khí làm thế nào, chẳng lẽ lại chủ quannhư ngày xưa?

- Anh tập thể lực thế nào để chuẩn bị cho show diễn?

- Tôi vẫn chơi thể thao đều, tennis. Thể lực của tôi đang ở mức bình thường. Tôilàm việc với công suất cao, phải xử lý nhiều việc, thức khuya, dậy sớm… mà khôngbiết chuyện ốm đau là gì, chỉ trừ một thứ mà tôi luôn phải cảnh giác, đó là bệnhxoang.

Những bí mật ít người biết về ban nhạc Bức Tường
 

- Vài lần đã cóchuyện khán giả ngất, bị dẫm lên chân nhau… trong show của Bức Tường.Lần này các anh có chuẩn bị gì để tránh điều đó xảy ra?

- Cách đây 10 năm khi chúng tôi tổ chức liveshow đầu tiên tổ chức trongnhà. Khán giả ngất là do thiếu dưỡng khí. Trong suốt 2 tiếng đồng hồ, họhít thở, nhảy nhót trong đó và tự đốt năng lượng, thiếu không khí sạch.Sự vận động lộn xộn bên dưới là do tự thân khán giả, nếu bắt họ đứng yêntrong trật tự thì sẽ không còn là rock nữa, mà cũng không thể bắt họnhảy đúng một kiểu, cuồng theo một cách giống nhau. Trừ trường hợp cómột số thành phần quá khích cố tình phá chương trình.

Trước đây, nhu cầu của sinh viênnhiều hơn nguồn cung. BTC không chuyên nghiệp cứ thế bán vé ra, không cần biếtsức chứa của nơi tổ chức. CLB Sinh viên 19 Lê Thái Tổ trước đây đã từng bị phávì khán giả mua vé mà không vào được vì hết chỗ. Họ từng phải đi “cắm” xe đạp đểmua vé vậy mà không được xem nên họ phẫn uất. Chuyện đó không bao giờ diễn ravới Bức Tường.

- Ở tuổi này có khi nào anh nghĩ thời trẻ mình đã quá liều, quá nông nổi?

- Không liều không được. Bản thân quyết định chọn rock làm con đường sự nghiệpcủa mình cũng là quá liều, đến tuổi này không còn con đường quay lại. Không aiđánh cược mình để đổi lấy sự khổ ải, hi sinh nhiều thứ, thì chúng tôi lại làm,và nhiều khi phải “chữa” nó. Anh nào học kiến trúc thì phải làm tiếp kiến trúc,làm về xây dựng thì phải làm tiếp xây dựng… nếu lúc nào không “chữa” được nữathì lại tiếp tục với rock.

Trở lại quá khứ năm 2002, một ban nhạc từng trưởng thành trong phong trào họcsinh sinh viên, lấy căn cứ quái đâu ra để bán hàng chục ngàn vé, tất cả bầu showHà Nội đều há hết cả mồm ra, liveshow năm đó được bình chọn là 1 trong 10 sựkiện tiêu biểu của năm. Chúng tôi phải có niềm tin sắt đá mới làm được và phảicó con số làm căn cứ, không tin vào những điều mơ hồ.

- Trong band của anh có ai từng đối mặt với chuyện tan vỡ gia đình nếu khôngnghỉ hát rock?

- Không đời nào. Đây là sự nghiệp của người đàn ông, dù nhỏ hay lớn, thì ngườiphụ nữ cũng phải tôn trọng. Nếu ngay từ đầu họ không xác định được thì không thểđến với nhau. Bạn cứ hình dung chồng mình thỉnh thoảng cứ kiếm được vài ngàn đôlại “đập” vào cây đàn hoặc một thứ gì đó, bạn chịu được bao nhiêu lần?

- Anh được đào tạo thanh nhạcbài bản trong Nhạc viện, biết đâu, nếu không theo rock, anh sẽ trở thành một ônghoàng nhạc đỏ hay hoàng tử nhạc nhẹ… với cát-sê ngất ngưởng?

- Đó chỉ là một chữ "nếu" trong giả tưởng, rất may không diễn ra với tôi. Trướckhi tôi đến với dòng nhạc này đã có rất nhiều tài năng khác xuất hiện. Đố bạnbây giờ họ đi đâu hết rồi?

Mỗi năm, một trường nghệ thuật đào tạo 10-15 ca sĩ với dòng nhạc chính thống, ởHà Nội có một số trường, cả nước có hàng chục trường. Vậy tính từ thời thốngnhất đất nước tới giờ, các ca sĩ đó đi đâu cả? Lấy gì để tin rằng tôi sẽ thànhcông ở các dòng nhạc đó?

Bức Tường không muốn trở thành những thằng… bóng!

- Tái hợp rồi lại làm liveshow, sức lực đâu ra để các anh biểu diễn ở tuổinày?

- Đúng là với thể thao chuyên nghiệp, không bao giờ có U40. Nhưng với nhiều dòngthể thao khác, chẳng hạn cờ tướng, không hạn chế tuổi. Với các ban nhạc rockkinh điển nhất trên thế giới, trừ khi có thành viên qua đời hoặc rã nhóm, cònnếu không, họ vẫn đang chơi, họ nhiều tuổi hơn chúng tôi nhiều, chẳng hạnRolling Stone, Queen, U2…

Âm nhạc không phải là sự lên gân hay gồng lên mà được. Tại sao những nghệ sĩ lớntuổi như bác Trần Hiếu đến nay vẫn hát mà thanh niên không bì kịp? Đó là tốchất. Với người chơi đàn, đeo được đàn trong suốt mấy tiếng đồng hồ, chạy nhảyquăng quật, ngón tay không run, vẫn đánh mạch lạc được, đó là thể lực. Khôngphải vận động viên thể hình mới chơi được nhạc. Với ca sĩ cũng vậy, không hátbằng cơ bắp mà bằng cột hơi từ đan điền lên, đó là cả quá trình luyện tập.

Trước đây tôi từng hát rất yếu, nói không vang, tiếng mờ. Các thầy cô bảo saohơi mờ thế này mà lại thi vào thanh nhạc? Qua quá trình luyện tập, tôi đã thayđổi. Ngày xưa các nhà hùng biện làm gì có micro, muốn nói vang, xa, họ phải chosỏi vào miệng, chui vào chum nước, chạy, đứng trước mặt hồ… để có hơi tốt, trònvành rõ chữ, không nhịu, không ngọng, tiếng nói vang xa… và thanh nhạc cũngtương tự.

Những bí mật ít người biết về ban nhạc Bức Tường
 

- Ban nhạc Bức Tườngcó ý định mời  nhà thiết kế riêng cho mình không?

- Chúng tôi rất muốn như vậy và đã thử trăm ngàn kế rồi nhưng không làmđược. Chúng tôi phải tự mua sắm quần áo, phụ kiện cho mình theo nhiềunguồn khác nhau. Nhạc rock có style riêng, chúng tôi lên phác thảo, xemtranh ảnh của những ban nhạc cùng dòng, mua về dùng.

Một số stylist từng làm việc với Bức Tường đưa ra hình ảnh này khác vàkhi trao đổi lại với nhau, chúng tôi không thể đến với nhau được vìchênh lệch quan điểm. Hơn nữa, chúng tôi không muốn trở thành những…thằng bóng! Những cái họ bày ra vô tình làm chúng tôi trở nên “bóng” bởimột điều rất khổ sở là nhiều người rất muốn vẽ vời trên quần áo mà chúngtôi không “vào mắt”, nhìn là biết ngay là tạo thành hình ảnh không baogiờ là chúng tôi cả.

- Bức Tường có giới thiệu kỷ vật gì của nhóm với fan trong liveshow?

- Cây đàn của anh Hùng chơi solo, cây đàn mang tính lịch sử của bannhạc, mang lại những giá trị trong một thời khắc nhất định, sẽ được giớithiệu.

Ngại nhất mấy thứ rởm rởm

- Lý do gì thúc đẩy các anh làm liveshow này?

- Hai năm trước, vào ngày thành lập ban nhạc, chúng tôi đi ăn, chơi đànvới nhau và tính đến chuyện biểu diễn 1.000 năm Thăng Long. Chúng tôi có1 bài thèm được chơi trong dịp đó là Bài ca sông Hồng trên sânkhấu lớn. Khi tập bài đó, chúng tôi lại nảy sinh sự sáng tạo cho nhữngbài khác, có thêm bài thì lại quyết định ra album, có album thì lạiquyết định là phải diễn. Khi đã vào cuộc, có những lúc giật mình: “Thôichết rồi, mình lại chơi nhạc mất rồi!”. Người nghệ sĩ, khi đã cầm đànthì không bỏ được.

- Với vai trò là đạo diễn của chương trình, anh có đưa chiêu trò gìvào liveshow chẳng hạn như đập vỡ cây đàn tặng mỗi fan một mảnh, tặngvòng, áo, lắc… hay đốt lửa, bắn pháo… trên sân khấu như trên thế giớivẫn làm?

- Với nhạc rock, phần đạo diễn nhiều nhất, kĩ nhất không phải chiêu trò,mà là kĩ thuật với âm thanh tạo hiệu ứng tốt, trơn tru, mạch lạc… Sốkhán giả Việt Nam có nhu cầu xem điều giật gân không nhiều. Hầu hết shownhạc rock trên thế giới chẳng có chiêu trò gì, còn những chương trìnhphục vụ quay video, họ bày biện rất nhiều thứ, chẳng hạn làm những ngôinhà giả rồi làm đổ ụp xuống, đốt cái này đốt cái kia…

- Anh có sợ ai đó mượn showcủa các anh để dùng thuốc lắc?

- Chuyện này khó, thậm chí không bao giờ có người nào dùng thuốc lắc với nhạcrock. Tôi từng hỏi những người hiểu biết về ectasy xem người ta phải đến vớinhạc techno, trance, house… vì nhạc đó không đứt gãy. Nhạc rock không có nhịpđều, thường xuyên thay đổi, sẽ làm người ta đứt gãy cảm giác. Với dân “cắn”thuốc phải giật rất đều, nếu vào đó chỉ có chết.

- Nhiều nghệ sĩ thường dự các sự kiện bề nổi của showbiz như đi xem thờitrang, ca nhạc, dựtiệc tùng… để lăng xê bản thân. Bức Tường mới tái hợp, cần được biết đếnnhiều hơn, tại sao các anh không dự, do không thích hay là không được mời?

- Tôi thỉnh thoảng vẫn được mời, nhưng hiếm khi đi, vì không thấy hợp. Với dânnhạc rock, có điều hơi cực đoan một chút: Cái gì không phải là mình thì không cốđược. Đời sống của tôi có như thế đâu, tôi có suốt ngày tiệc tùng đâu, cứ cố tỏra trong bộ quần áo đẹp rồi cười với máy ảnh để làm gì đâu? Tôi ngại nhất mấythứ “rởm rởm”. Tôi biết thừa ở đó có gì chứ.

Đến giờ, chúng tôi đã đạt được một số thành công nhất định. Nếu tính tiền thuhồi bản quyền âm nhạc trên các trang mạng, tính “bắt cua bỏ lỗ”, riêng trangZing cũng đã 19 tỉ, dựa trên lượt nghe và download. Một ban nhạc nếu có 19 tỉthì họ sẽ làm được rất nhiều việc.

Theo Đất Việt