- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 sự kiện, vấn đề giáo dục năm 2018
Bên cạnh thành tích đáng khích lệ tại các kỳ thi Olympic quốc tế, ngành giáo dục năm 2018 dậy sóng với hàng loạt vụ bạo lực, dâm ô, gian lận trong thi cử.
Bên cạnh thành tích đáng khích lệ tại các kỳ thi Olympic quốc tế, ngành giáo dục năm 2018 dậy sóng với hàng loạt vụ bạo lực, dâm ô, gian lận trong thi cử.
Thành tích cao tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế
Tại kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2018, học sinh Việt Nam giành 13 Huy chương Vàng; 14 Huy chương Bạc và 11 Huy chương Đồng. So với năm ngoái, năm nay số huy chương vàng ít hơn, nhưng nếu tính cả bạc và đồng thì cao nhất trong 10 năm qua.
Các đoàn học sinh Việt Nam đã mang về cho nước nhà thành tích xuất sắc khi tất cả các đoàn tham dự đều có thí sinh đạt Huy chương Vàng và 100% các học sinh đi thi đều đoạt Huy chương, để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn bè các nước trên thế giới, được dư luận xã hội đánh giá cao.
Đội tuyển Việt Nam tại Olympic Vật lý châu Á 2018. (Ảnh: Vietnamnet)
Bên cạnh đó, tại Hội thi khoa học kỹ thuật Intel ISEF 2018 tại Mỹ, Việt Nam là 1 trong 43 quốc gia có dự án đoạt giải của Hội thi.
Còn tại Kỳ thi Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) cả 6/6 học sinh đều giành Huy chương với 4 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc, đây là thành tích cao nhất sau 9 năm tham gia kỳ thi này của học sinh Việt Nam.
Theo Cục Quản lý chất lượng, thành tích của Việt Nam tốt lên là do có sự đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn đội tuyển của Bộ Giáo dục. Những chính sách khen thưởng, ưu tiên trong xét tuyển đại học, ưu tiên cử đi đào tạo đại học ở nước ngoài... cũng là nguyên nhân góp phần thúc đẩy học sinh nỗ lực đạt kết quả cao.
TP.HCM giảm học phí THCS từ năm 2019
Tại kỳ họp 12 vào đầu tháng 12, HĐND TP.HCM thông qua tờ trình của UBND thành phố, điều chỉnh mức thu học phí bậc THCS và nhà trẻ tại các trường công lập.
Theo đó, học phí THCS, bổ túc THCS sẽ giảm từ 100.000 đồng mỗi tháng còn 60.000 đồng, áp dụng với học sinh ở 19 quận.
Tại năm huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè, học phí giảm từ 85.000 đồng xuống 30.000 đồng. Ở bậc học mầm non, học sinh 19 quận vẫn giữ nguyên mức hiện nay là 200.000 đồng mỗi tháng, trẻ ở năm huyện giảm từ 140.000 xuống 120.000 đồng. Các mức học phí trên áp dụng từ ngày 1/1/2019.
Sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại được Quốc hội khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6 với nhiều điểm mới nhằm thúc đẩy giáo dục đại học phát triển như: Xác định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nhưng không gây xáo trộn trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học hiện hành.
Bên cạnh đó, Luật cũng tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục; tạo cơ sở pháp lý rõ ràng về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại được Quốc hội khoá XIV thông qua. (Ảnh: ĐHQG)
Luật cũng tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học; đổi mới cơ chế quản lý tài chính, tài sản đảm bảo thông thoáng và hiệu quả, phù hợp với từng loại hình cơ sở giáo dục đại học để tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ.
Đồng thời, đổi mới quản trị đại học, xác định mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế quản trị phù hợp với tính chất của từng loại hình cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục để quản trị đại học được hiệu quả; trao thực quyền cho Hội đồng trường để trở thành cơ quan quản trị hiệu quả phù hợp với thông lệ quốc tế; đổi mới quản lý đào tạo để đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế.
Sách tiếng Việt lớp 1 gây xôn xao dư luận
Cuối tháng 8, video cô giáo hướng dẫn cách phát âm các chữ cái c/k/q đọc là /cờ/ gây xôn xao dư luận vì khác với phương pháp được dạy đại trà cho học sinh. Cách đánh vần đó là theo phương pháp trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và Bộ GD&ĐT phát hành.
Phương pháp dạy đánh vần cho học sinh lớp 1 là câu chuyện khiến nhiều phụ huynh lo ngại. (Ảnh tư liệu)
PGS Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục cho biết, tài liệu gây tranh cãi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp dạy đánh vần trong đó đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đến nay gần 50 tỉnh, thành phố với khoảng 800.000 học sinh lớp 1 (chiếm gần một nửa số học sinh lớp 1) đang dùng cuốn sách này.
GS Hồ Ngọc Đại chia sẻ rằng sách được xây dựng trên nguyên tắc "muốn học cái gì thì phải tự tay làm cái đấy". Khi áp dụng, học sinh sẽ là người làm việc, còn giáo viên chỉ giao nhiệm vụ và quan sát, hướng dẫn phương pháp. Ông tự tin sách tồn tại vĩnh viễn, nền giáo dục mình xây dựng là đúng đắn vì có nền tảng lý thuyết là triết học, tâm lý học, có công nghệ giáo dục hỗ trợ.
Tranh cãi về độc quyền sách giáo khoa
Tại Quốc hội, nhiều đại biểu nêu ý kiến rằng, phần lớn sách hiện nay chỉ dùng một lần vì học sinh được ghi thẳng vào sách, gây lãng phí cả nghìn tỷ đồng. Và nếu tính 16 năm độc quyền SGK (bộ sách đang áp dụng được triển khai từ năm 2002, do NXB Giáo dục Việt Nam thuộc Bộ GD&ĐT phát hành), số tiền lãng phí của xã hội đã lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (thuộc Bộ GD&ĐT) từ khi thành lập năm 1957 đến 2017 là đơn vị duy nhất được cấp phép xuất bản sách giáo khoa.
(NXB Giáo dục Việt Nam từ khi thành lập năm 1957 đến 2017 là đơn vị duy nhất được cấp phép xuất bản sách giáo khoa. (Ảnh: Tư liệu)
Dự thảo báo cáo giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng nêu rõ: "Việc có duy nhất đơn vị được tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa trong suốt 60 năm qua dẫn đến nguy cơ lạm dụng vị trí độc quyền, hạn chế cạnh tranh và thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá bán".
Bên cạnh những thành tích, những đổi mới mang tính tích cực, trong năm 2018, ngành giáo dục phải đối mặt với những bê bối, thậm chí mất đi nhiều lần sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh. Không những thế, những sự việc này còn làm mất đi tính tôn nghiêm và sự trong sạch trong môi trường giáo dục.
Hàng loạt sai phạm gian lận điểm thi
Năm 2018, kết quả kỳ thi THPT Quốc gia với hàng loạt gian lận về điểm thi tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình và nghi vấn ở một số tỉnh, thành khác gây chấn động dư luận, khiến xã hội mất niềm tin vào một kỳ thi trung thực, khách quan.
Những cán bộ bị bắt giam, khởi tố hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Sau khi thẩm tra, Bộ GD&ĐT phát hiện ra hàng trăm bài thi đã được điều chỉnh điểm với mức nâng gần tối đa cho mỗi bài thi với những cách thức rất tinh vi. Có nhiều bài thi từ 1 điểm được nâng lên 8, 9 điểm, biến những em học sinh trung bình trở thành khá giỏi.
Những cán bộ này sau đó đã bị bắt giam, khởi tố hình sự về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Dự thảo xử phạt sinh viên sư phạm bán dâm lần thứ 4
Ngày 29/10, Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo sinh viên ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp, nếu hoạt động mại dâm, bị bắt tới lần thứ 4 sẽ bị đuổi học. Theo đó, nếu vi phạm lần đầu tiên trong cả khóa học sẽ bị khiển trách và lần thứ 2,3 sẽ chịu hình thức kỷ luật tương ứng: cảnh cáo, đình chỉ có thời hạn.
Ngay sau đó, dự thảo này đã khiến dư luận dậy sóng.
Dự thảo sinh viên sư phạm bán dâm đến lần thứ 4 gây tranh cãi từ mạng xã hội đến nghị trường. (Ảnh: Tư liệu)
Tuy nhiên, đêm cùng ngày, Bộ GD&ĐT đã gửi thông cáo đính chính thông tin. Theo đó, thông cáo nói rõ "trong quá trình soạn thảo Thông tư này, Ban soạn thảo đã nhận thấy một số nội dung liên quan đến phụ lục quy định khung xử lý kỷ luật đối với một số hành vi vi phạm của học sinh, sinh viên, trong đó có hành vi vi phạm về hoạt động mại dâm không còn phù hợp cần phải điều chỉnh khi ban hành quy chế mới.
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật các phiên bản dự thảo để đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến rộng rãi của nhân dân, ban soạn thảo đã sơ suất, chưa cập nhật dự thảo phù hợp nhất".
Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, quy định đuổi học sinh, sinh viên bán dâm 4 lần do cán bộ năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém đưa lên. Bộ đã xử lý, bỏ khỏi dự thảo thông tư.
Liên tục xảy ra bạo lực, xâm hại tình dục học đường
Đầu tháng 4, vụ việc xảy ra tại trường Tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng), một cô giáo trẻ bắt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng.
Ngày 25/11, "231 cái tát" xảy ra ở Quảng Bình khiến dư luận phẫn nộ. Cô giáo "lệnh" cả lớp tát một học sinh lớp 6 tới mức phải nhập viện do lỡ miệng nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ.
Nhiều người lo lắng môi trường giáo dục không còn an toàn trong năm 2018.
Khi dư luận chưa nguôi ngoai, thì tại trường tiểu học Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội lại nổi lên vụ cô giáo để trẻ lớp 2 tát bạn.
Những ngày cuối năm 2018, ngành giáo dục lại mất uy tín khi sự việc Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn, Phú Thọ bị học trò tố hành vi dâm ô bệnh hoạn với hàng chục nam sinh dưới 16 tuổi.
Ngày 15/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Sơn ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”, đồng thời ra lệnh khởi tố, tạm giam bị can Đinh Bằng My 3 tháng.
Mới đây nhất, ngày 30/12, Hồ Trọng Đăng, Tổng phụ trách đội Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai) bị Công an huyện Đức Cơ khởi tố vụ án, khởi tố và bắt tạm giam đối với hành vi “Dâm ô với trẻ em” sau khi giở trò đồi bại với một nữ học sinh lớp 8.
Hàng loạt giáo viên hợp đồng mất việc và thiếu biên chế
Tháng 3/2018 tại Đắk Lắk, 500 giáo viên bỗng mất việc do chỉ tiêu của huyện chỉ dành cho 83 người, phía UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) cho rằng huyện không còn cách nào khác để xử lý việc này dù đã xin nhiều giải pháp tuyển dụng.
Bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk cho biết: “Hiện những người trong biên chế cũng còn tinh giản huống chi là hợp đồng nên rất mong báo chí hãy chia sẻ với huyện nhà. Từ Thanh tra Chính phủ đến Phó Thủ tướng chỉ đạo, huyện cũng không có cách nào khác và tỉnh cũng không có cách nào khác để mà giải quyết việc này”.
Rất nhiều giáo viên ở Đắk Lắk bức xúc khi nghe tin sắp bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên theo tính toán của Bộ GD&ĐT, trong khi hàng loạt giáo viên bị mất việc vì hết hợp đồng sau khi được giao thêm biên chế tuyển dụng, toàn ngành vẫn còn thiếu 75.989 giáo viên. Do thiếu người, một số nơi phải ký hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế không đúng với quy định hiện hành.
Ngoài Đắk Lắk, hiện tượng trên còn xảy ra ở Cà Mau, Hà Nội, Phú Yên, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Trị và một số địa phương khác.
Nghịch lý thừa thiếu giáo viên năm nào cũng xảy ra và tiếp tục rộ lên. Trong khi hàng trăm giáo viên nhiều nơi đứng trước nguy cơ mất việc, giáo viên cấp 1, cấp 2 bị điều chuyển xuống dạy mầm non, hàng ngàn cử nhân sư phạm thất nghiệp, thì nhiều địa phương thiếu giáo viên mà không được tuyển, phải "cầu cứu" Chính phủ.
Số giáo sư, phó giáo sư tăng kỷ lục
Lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn cao kỷ lục trong vòng 41 năm xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư khiến nhiều người lo ngại về “chuyến tàu vét” trước khi quy định 174 hết hiệu lực.
Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ngày 2/2 công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Theo đó, tổng số người đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 là 1.226 người, tăng gấp 1,7 lần năm 2016 và 2,3 lần năm 2015.
Trước tình trạng trên Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định và báo cáo Thủ tướng.
Số lượng giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng so với năm 2016. (Ảnh: Zing)
Ngày 6/3, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố quyết định công nhận 1.131 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Một người xin rút, 94 người gồm nhiều quan chức chờ xác minh do chưa đủ tiêu chuẩn, có đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Một tháng sau, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố quyết định chỉ 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư; 40 ứng viên còn lại không được công nhận do hồ sơ không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút.
Theo VTC News
-
Giáo dục12 phút trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục1 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục4 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục5 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục7 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục21 giờ trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục23 giờ trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.