- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
15 năm nuôi con tự kỷ, mẹ HN rưng rưng đọc tâm sự con gửi: "Con biết mẹ vất vả"
15 năm qua, chị Hoa đã từ bỏ tất cả để ở nhà đồng hành cùng con trai tự kỷ hòa nhập.
15 năm qua, chị Hoa đã từ bỏ tất cả để ở nhà đồng hành cùng con trai tự kỷ hòa nhập. Giờ đây, con trai chị đã có thể phụ giúp chị công việc nhà và hai mẹ con chị có thể trò chuyện với nhau thông qua chữ viết.
Video: Trò chuyện cùng chị Hoa
Chị Hoa: Nguyên có muốn viết gì cho mẹ không?
Nguyên (cầm bút viết từng chữ, gương mặt cười rạng rỡ): Con yêu mẹ Hoa rất nhiều mẹ Hoa vui vẻ hạnh phúc bên Nguyên con sẽ ngoan”.
Tình yêu ấy của Nguyên dành cho mẹ Hoa bằng những nét chữ nguệch ngoạc với 4 trang giấy và không hề có dấu chấm phẩy. Nhìn con viết từng chữ một chị Hoa lại cười hạnh phúc. Chị nhớ đến câu nói của Quang – con trai thứ 2: “Mọi việc đều có thể thay đổi, mọi việc đều có thể xảy ra” và chị cảm thấy nó đúng khi nhớ lại 15 năm đồng hành cùng Nguyên hòa nhập với cuộc sống.
15 năm ấy, dẫu những thay đổi không thể bằng đứa trẻ bình thường nhưng Nguyên giờ đây đã có thể phụ chị tất cả công việc nhà, đặc biệt không nói được nhưng em có thể giao tiếp với mọi người qua chữ viết.
Chị Hoa và Nguyên.
Nguyên là con trai đầu lòng của chị Nguyễn Quỳnh Hoa (41 tuổi, Hà Nội) sinh năm 2002. Khi Nguyên tròn 2 tuổi, chị thấy con có những dấu hiệu lạ, nhất là khi cai sữa xong những biểu hiện thờ ơ không phát ra âm thanh thường thấy như bà, mẹ, măm măm, không để ý đến mẹ khi gọi, không ngủ, vợ chồng chị đã cho Nguyên đi khám ở Bệnh viện Nhi Trung Ương. Nguyên mắc hội chứng tự kỷ là thông báo của bác sĩ với gia đình chị nhưng hơn chục năm trước cụm từ này vẫn còn mơ hồ, mông lung với chị và mọi người.
“Về nhà tìm hiểu vợ chồng mình mới biết hội chứng này không thể chữa khỏi, con sẽ chậm phát triển trí tuệ, chậm giao tiếp tương tác với mọi người. Lúc đó, 2 vợ chồng cho con can thiệp ở viện Nhi.
Mình làm tư vấn tài chính phải chuyển chỗ làm về gần nhà để tiện đưa con đi. Nhiều người bảo cho con đi chơi, học mầm non đi, cứ ở nhà xem tivi nên vậy, mình mới cảm thấy đổ lỗi cho bản thân vì mỗi lần ăn con thích xem Xuân Mai lại mở cho con.
Mình cũng cố gắng đưa con đi học hòa nhập ở trường, chiều nào cũng tha lôi con đi chơi chỗ đông người nhưng con lúc nào cũng một góc thôi, có âm nhạc lại gào khóc”, chị Hoa nhớ lại.
Mỗi ngày chị luôn đồng hành cùng Nguyên từ ở nhà đến trung tâm của mình.
2 năm cố gắng giúp con hòa nhập không có hiệu quả, năm 2006, sau khi học lớp của cô Phương Nga, hiểu được gia đình có vai trò quan trọng giúp đỡ trẻ nên chị đã nghỉ làm để ở nhà dạy con học phục hồi chức năng, nhận thức.
Ngoài thuê giáo viên về nhà dạy, cho con đi học mầm non, chị còn cùng con tập các bài tập vận động, dạy con bằng phương pháp Glenn Doman. Ngày nào chị cũng vất vả ép ảnh in tài liệu rồi tập bò, tập trườn cùng con.
Chị còn nhớ năm 2007, khi mang bầu bé Quang, ngày nào chị cũng cùng Nguyên tập bò tập trườn mấy cây số hay đi bộ, chạy xe đạp theo Nguyên. Sau sinh bận chăm con mọn nên chị không luyện tập cho Nguyên mà nhờ hết vào giáo viên can thiệp tại nhà. Mãi đến 1 tháng sau sinh chị mới quay lại được để đưa đón Nguyên đi học và tranh thủ cùng con luyện tập ở nhà.
“Chúa đóng cửa chính luôn mở cho bạn cửa sổ" là câu nói giúp mình có động lực để giúp con hòa nhập. Năm 2010, mình cho Nguyên học hòa nhập ở trường Bạch Mai nhưng không hiệu quả lắm. Năm 2011 mình cho con đi học ở trường Tiểu học Dịch Vọng B, con cao quá được học lớp 2 luôn nhưng đến lớp 4 con từ chối, đến cổng trường là khóc, mình hiểu cơ hội học hòa nhập của con đã hết”, chị Hoa trầm ngâm.
Chị Hoa và 2 con.
Chị Hoa tâm sự, trước đây chị dạy con luôn bắt ép, thậm chí quát tháo để con làm. Năm 2010, chị được tiếp cận với phương pháp phát triển quan hệ tương tác RDI và năm 2012 được làm việc với chuyên gia về phương pháp này, chị hiểu mình cần phải thay đổi cách dạy. Từ đó, chị bắt đầu lắng nghe, quan sát con và dạy con bằng cách học thực tế, giúp đỡ mẹ những phần việc cơ bản. Để chăm lo cho Nguyên, chị Hoa cùng với 4 gia đình có con tự kỷ khác lập ra trung tâm Hand in Hand và bắt đầu cùng Nguyên thay đổi mỗi ngày ở đây.
“Năm 2012, mình thuê chuyên gia nước ngoài về dạy con. Họ chưa bao giờ gặp Nguyên nhưng khi làm việc Nguyên vui vẻ phấn khởi tương tác. Mình mới nhận thấy trước đây mình đã sai khi chỉ ép, mệnh lệnh và yêu cầu con. Mỗi lần con bùng nổ mình lại quát tháo, dùng biện pháp mạnh. Đơn giản đi ra ngoài chơi là mình đã ra mệnh lệnh bảo Nguyên đi dép, đội mũ vào.
Từ đó mình vứt hết tranh ảnh dạy con trước đây mà cho con học bằng thực tế, dạy con quan sát. Con quan sát thì mình làm chậm để con nhìn, con không nhìn mình sẽ chờ đợi và đếm nhẩm đến 49s. Trong 49s con còn chủ động liên kết còn ngoài 49s sợi dây liên kết đã đứt rồi thì sẽ mời gọi lại.
Hoặc thay vì bảo Nguyên đội mũ, đi dép đi chơi mình sẽ bảo con rằng “trời nắng rồi đấy, con để đầu trần thế kia sẽ bị ốm đấy” và bạn ấy sẽ đi lấy mũ. Hay đơn giản phòng bạn ý bừa bộn, mình sẽ không bảo dọn nữa mà chỉ kêu “Nhà cửa bừa bộn bẩn thỉu quá, không thể thế này được” và chờ bạn ý dọn dẹp", chị Hoa cho hay.
Dẫu con trai đã lớn nhưng chị không hề cảm thấy vất vả bởi chị đã quen công việc này từ khi con còn nhỏ, lớn lên từng ngày.
Thời gian đầu thay đổi thái độ dạy, Nguyên đã gào khóc suốt 2 tiếng đồng hồ khi chị mời con “Mẹ chờ Nguyên, hai mẹ con mình cùng phơi quần áo nhé” thay vì quát tháo khiến con sợ phải làm cùng mẹ như trước. Sau 2 tiếng đó, Nguyên đã vui vẻ làm cùng chị và từ đó chị đưa hoạt động sinh hoạt thường ngày vào dạy con.
Chị Hoa bảo, trẻ tự kỷ luôn rập khuôn nếu không sửa điều đó sẽ không thay đổi được, nên chị dạy con có sai và sửa sai. Thay vì chỉ ngồi một chỗ dạy con tung bóng, bắt bóng như trước, chị đưa vào thực tiễn để con tung quần áo vào máy giặt, tạo những tình huống như tung lược hay rác và nhắc nhở con “Ơ này! con xem vừa tung thứ gì vào đấy, nhớ là máy giặt chỉ để cho quần áo vào thôi nhé”. Đó là cách chị vừa dạy con làm việc nhà và cũng tạo cơ hội để con quan sát xung quanh.
Bên cạnh đó, nhờ buổi quan sát chuyên gia nước ngoài dạy con những nét chấm đơn giản để con chủ động viết tên mình, chị mới thấy mình sai khi bao lâu nay dạy con các tình huống đã có sẵn cách giải quyết, khiến con giống như robot, không chủ động phát triển suy nghĩ của mình. Và từ buổi đó chị đã quyết định thay đổi phương pháp dạy chữ cho con.
“Trước đó, mình dạy Nguyên tập tô chữ theo các quyển sách từ vựng lớp 1. Con cũng được tiếp cận phương pháp Glenn Doman, học qua thẻ chữ và hình ảnh nên khi Nguyên nhớ được mặt chữ, mình để Nguyên ghép đúng chữ và hình với nhau.
Ví dụ để Nguyên viết được từ “Mẹ”, mình phải in ảnh của mình ra, đặt ảnh lên phía trên và ghi chữ “Mẹ” bên dưới. Dần dần, Nguyên có thể viết những từ đơn giản, rồi sau đó là câu đơn giản, chị Hoa chia sẻ.
Chị Hoa tâm sự, năm 2014, chị dạy Nguyên giao tiếp bằng chữ viết để chia sẻ được tâm sự của mình. Từ đó Nguyên quay trở lại một cậu bé khác, trở nên bình tĩnh không hề cáu gắt.
Năm 2015, chị được gặp gỡ với bác sĩ răng hàm mặt Nguyễn Hoàng Oanh chuyên thực hiện các ca mổ hở hàm ếch. Chị được tiếp cận với phương tiện giao tiếp hình ảnh để hỗ trợ ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ tự kỷ không có khả năng nói. Và chị đã sử dụng hình ảnh hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày của Nguyên. Nguyên học rửa bát, làm việc nhà rất nhanh và chủ động.
Năm 2016, chị được gặp gỡ với 2 phụ huynh đã học phản xạ thần kinh, rối nhiễu cơ thể. Chị hiểu gốc lõi vấn đề của Nguyên, những hành động của Nguyên, tại sao Nguyên học kỹ năng cầm bút bao năm vẫn sai, tay chân vụng về.
Nói đến đây chị trầm ngâm, năm ngoái, chị cho Nguyên học lớp của cô Oanh về phương pháp hỗ trợ trẻ mất chủ động lời nói nhưng do con 16 tuổi cơ hàm cứng phải kiên trì theo mà nhà có việc bận nên chị không cho con theo được. Lúc đó và đến tận bây giờ, chị chỉ ao ước nếu thời gian có thể quay trở lại 10 năm nữa, có lẽ Nguyên sẽ phục hồi sớm hơn và có bước bật sớm hơn.
Những lời yêu thương của Nguyên dành cho mẹ "Con yêu mẹ Hoa rất nhiều. Mẹ Hoa vui vẻ hạnh phúc bên Nguyên. Con sẽ ngoan".
Chia sẻ thêm về Nguyên, chị Hoa cho biết, từ khi thay đổi phương pháp, Nguyên lúc nào cũng hạnh phúc, cười vui vẻ. Nguyên rất quan tâm em trai và rất yêu thương bố mẹ, mọi người.
Nếu như trước đây, chị đã từng rất phân vân khi sinh lần 2 nhưng chính nhờ có bé Quang mà Nguyên hòa nhập hơn. Nguyên giúp mẹ cho em ăn, lấy quần áo, nước cho em, chơi với em còn bé Quang cũng giúp chị trông nom, hỗ trợ chị dạy Nguyên qua các bài tập.
“Mình dạy bạn thứ 2, Nguyên sẽ học theo và mình làm việc với Nguyên, em thứ 2 cũng sẽ học. Thậm chí, nhiều tình huống mình phải có sự hỗ trợ của bạn thứ 2 nữa. Ví dụ như trường hợp đi lạc, mình sẽ không để Nguyên đi lạc tạo hình huống mà cho Quang trốn giả vờ đi lạc để Nguyên đi tìm. Từ đó Nguyên sợ em đi lạc nên để ý hơn, cứ đi 1-2m lại quay lại nhìn xem mẹ và em đâu. Nguyên rất quý em, em đi học về bảo pha nước cam là đi pha, nhiều khi em hét lên là đi làm còn bố mẹ nói lại không nghe”, chị Hoa cười.
Cách cầm bút của Nguyên vẫn sai nên nét chữ của em vẫn được mẹ nói vui là chữ ông đồ.
Hiện nay, Nguyên có thể làm được rất nhiều công việc như quét nhà, lau nhà, giặt quần áo mang đi phơi rồi gấp, phân loại cho vào tủ, rau nhặt, sơ chế và có thể đứng nấu một vài món, rửa bát,… Đặc biệt, Nguyên rất thích làm đầu bếp.
Đối với chị Hoa, Nguyên là một cậu bé rất tình cảm và chính Nguyên đã dạy cho chị nhiều điều. Nhiều lúc chị bực tức muốn quát bạn thứ 2 nhưng Nguyên đã che miệng mẹ lại và nói “ờ ờ”. Chị hiểu mình phải trấn tĩnh lại hơn. Cũng có lúc chị khóc khi con thứ 2 không ngoan và dòng nhắn gửi của Nguyên “Mẹ ơi! Mẹ đừng khóc vì nước mắt không giải quyết được vấn đề gì?” đã khiến chị bình tĩnh.
Nguyên chính là động lực giúp vợ chồng chị sốc lại tinh thần. Đã có lần chị than vãn với Nguyên rằng, chị lo cho Nguyên mai sau nhưng con đã viết an ủi lại chị: “Mẹ đừng lo, Nguyên vẫn chưa 18”. Hay nhiều lần chị với con trò chuyện, con viết “Con biết mẹ vất vả”, “Con rất yêu bố, muốn chơi đánh cầu lông với bố”, “Con thương bố, bố là người vất vả nhất nhà đi làm kiếm tiền nuôi cả gia đình”, “Bà leo thang bộ đau chân, mẹ với các bác mua chung cư cho bà đi thang máy đỡ đau chân”,… khiến chị cảm động.
Tuy chữ viết của Nguyên vẫn như học sinh lớp 3, chị nói vui đó là chữ ông đồ, không có dấu ngắt nghỉ nhưng những suy nghĩ vô cùng trưởng thành, chân thật đó khiến chị vui. Nó còn hơn tất thảy những món quà trong các ngày lễ, kỷ niệm mà con dành cho chị.
Nhiều người hỏi chị có hối hận với cuộc sống hiện tại không vì bạn bè đã là ông nọ bà kia còn chị bao năm nay vẫn chồng nuôi nhưng chị không thấy được điều ấy. Chị thấy mình lãi khi làm việc và dạy dỗ được Nguyên. Nguyên đã giúp chị bình tĩnh, tìm thấy tia hy vọng, niềm vui và hạnh phúc ở mọi khó khăn để thấy vẫn còn nhiều may mắn tốt đẹp đến với mình. Chị sẽ cố gắng giúp Nguyên và giúp nhiều bạn nhỏ mắc hội chứng tự kỷ có một môi trường để hòa nhập, tự lập, có cơ hội thực hiện ước mơ.
Theo Khám phá
-
Giáo dục16 phút trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục3 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục7 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục8 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục10 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.