18 năm phát sóng Đường lên đỉnh Olympia, 2 ngôi trường này đã chiếm đến 10 thí sinh trong trận chung kết năm

Chỉ còn ít ngày nữa thôi, Đường lên đỉnh Olympia sẽ bước vào trận chung kết năm, tìm ra chủ nhân của vòng nguyện quế thứ 18

Đặc biệt, Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế còn có 2 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lẫy lừng là Hồ Đắc Thanh Chương vô địch năm thứ 16 với 340 điểm và Hồ Ngọc Hân vô địch năm thứ 9 với 245 điểm.

Chỉ còn ít ngày nữa thôi, Đường lên đỉnh Olympia sẽ bước vào trận chung kết năm, tìm ra chủ nhân của vòng nguyện quế thứ 18, giành lấy suất học bổng danh giá du học Úc.

Trận chung kết này sẽ là sự so tài của 4 thí sinh:

- Nguyễn Hữu Quang Nhật - Trung học Phổ thông Phan Châu Trinh, Đà Nẵng

- Chu Quang Trường - Trung học Phổ thông Nguyễn Chí Thanh, Thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Hoàng Cường - Trung học Phổ thông Hòn Gai, Quảng Ninh

- Lê Thanh Tân Nhật - Trung học Phổ thông Thị xã Quảng Trị

Tính đến hết năm thứ 17, có tất cả 50 trường trên toàn quốc đã có thí sinh tham dự trận chung kết năm, trong đó có 15 trường có thí sinh vô địch, 15 trường có thí sinh á quân và 29 trường có thí sinh giành hạng ba. 

Có 9 trường đã có nhiều hơn 1 thí sinh tham dự trận chung kết. Có 2 trường có nhiều hơn 1 thí sinh vô địch, đó là Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế (Thừa Thiên - Huế) và Trung học Phổ thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Long).

Và cũng có 2 ngôi trường chiếm tới 10 thí sinh tham gia trận chung kết: Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế (mỗi trường 5 thí sinh).

Khuôn viên trường THPT Chuyên Quốc Học Huế

Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học - Huế

5 thí sinh từng tham gia trận chung kết 5 đến từ ngôi trường hơn trăm tuổi này là:

Hồ Đắc Thanh Chương vô địch năm thứ 16 với 340 điểm.

Hồ Ngọc Hân vô địch năm thứ 9 với 245 điểm.

Nguyễn Thái Bảo về Nhì năm thứ 5 với 210 điểm.

Nguyễn Mạnh Tấn - 205 điểm (năm thứ 8).

Hồ Đắc Thanh Chương, vô địch năm thứ 16

Quốc Học là ngôi trường trung học phổ thông lâu đời thứ ba tại Việt Nam sau Collège Chasseloup-Laubat (thành lập năm 1874; tức Trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Hồ Chí Minh) và Collège de Mỹ Tho (thành lập năm 1879; tức Trường Nguyễn Đình Chiểu thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang).

Trường được chính phủ Việt Nam chọn để xây dựng thành một trong ba trường phổ thông trung học chất lượng cao của Việt Nam (cùng với Trường Lê Hồng Phong tại thành phố Hồ Chí Minh, Trường Chu Văn An tại Hà Nội).

Trường có rất nhiều học sinh đoạt giải cao ở trong các kỳ thi trong nước và quốc tế như: Hồ Đình Duẩn (HCĐ kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1978), Lê Bá Khánh Trình (vô địch kỳ thi Olympic Toán quốc tế năm 1979 với số điểm tuyệt đối 40/40), Ngô Phú Thanh (HCB kỳ thi Olympic Toán quốc tế 1982), Nguyễn Văn Lượng HCB và Hoàng Ngọc Chiến HCĐ (kỳ thi Toán quốc tế 1983), Đinh Anh Minh (HCV Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 41 tại Croatia tháng 07/2010), Trương Đông Hưng (HCV Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 28 tại Vương quốc Anh tháng 07/2017), Nguyễn Hy Hoài Lâm (HCĐ Olympic Tin học quốc tế lần thứ 29 tại Iran tháng 08/2017)...

Hồ Ngọc Hân vô địch năm thứ 9 với 245 điểm.

Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Phổ thông Năng khiếu nguyên là khối chuyên Toán – Tin thuộc Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, được thành lập năm 1993. Đến năm 1996, khối chuyên Toán – Tin được tách ra hẳn thành 1 trường độc lập.

Qua các kỳ thi Olympic quốc tế, trường đã đạt 32 huy chương, gồm 5 huy chương vàng, 16 huy chương bạc, 11 huy chương đồng. Từ năm 1995 đến nay, Trường Phổ thông năng khiếu đã có 767 học sinh giỏi cấp quốc gia, gồm 33 giải nhất, 165 giải nhì, 336 giải ba và 233 giải khuyến khích. Bên cạnh đó còn đạt rất nhiều huy chương Olympic truyền thống 30/4, các giải học sinh giỏi cấp thành phố...

Trường Phổ Thông Năng Khiếu - Đại học Quốc Gia TP.HCM

Một số học sinh tiêu biểu của trường: Trần Hoàng Bảo Linh: Huy chương Đồng Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 53 tại Argentina,  Phạm Tuấn Huy: Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 54 tại Colombia, Cấn Trần Thành Trung: Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 54 tại Colombia, Nguyễn Hồ Nam: Bằng khen Olympic Vật lý châu Á lần thứ 14 tại Indonesia, Phạm Tuấn Huy: Huy chương Vàng Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 55 tại Nam Phi, Hồ Quốc Đăng Hưng: Huy chương Bạc Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 55 tại Nam Phi, Phạm Nguyễn Tuấn Anh: Huy chương Bạc Olympic Vật lý Quốc tế lần thứ 45 tại Kazakhstan. Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Á lần thứ 15 tại Singapore, Cao Văn Nam: Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 15 tại Singapore, Nguyễn Huy Hoàng: Huy chương Bạc Olympic Toán Quốc tế lần thứ 56 tại Thái Lan, Phạm Nguyễn Mạnhː Huy chương Bạc Olympic Toán Quốc tế lần thứ 57 tại Hồng Kông, Trần Tấn Phátː Huy chương Bạc Olympic Tin học Quốc tế lần thứ 28 tại Nga, Hoàng Xuân Nhật: Huy chương bạc Olympic Tin học trẻ Châu Á...

Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 15

5 thí sinh lọt vào trận chung kết năm của ngôi trường này là: 

- Bùi Tứ Quý - 175 điểm (năm thứ 9).

- Thân Ngọc Tĩnh - 230 điểm (về Nhì, năm thứ 12).

- Đào Nguyễn Thạnh Hưng - 185 điểm (về Nhì, năm thứ 13).

- Nguyễn Hoàng Bách - 240 điểm (về Nhì, năm thứ 13).

- Nguyễn Huy Hoàng - 150 điểm (năm thứ 15).

 

Theo Trí thức trẻ


Đường lên đỉnh Olympia

học bổng


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.