34 thí sinh đang đỗ đại học thành… trượt

Trong các ngày 10 và 11/9 tại ĐH Huế đã xảy ra tình trạng dở khóc dở cười: Các thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển đến nghe thông báo…trượt!

Trong các ngày 10 và 11/9 tại ĐH Huế đã xảy ra tình trạng dở khóc dở cười: Các thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển đến nghe thông báo… trượt! Nguyên nhân là do sai sót trong quá trình cộng điểm ưu tiên.

tuyển sinh, ưu tiên, đỗ thành trượt
Gương mặt thất thần của phụ huynh và thí sinh khi bị trượt đại học vào “phút 89”

Ông Hồ Thăng Chơi (trú tại quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, cha của thí sinh Hồ Thị Huỳnh Như) cho biết, ông từng tham gia quân ngũ và chiến đấu ở chiến trường Campuchia và đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quyết định 62/2011/QĐ – TTg ngày 9/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ trong quyết định 1913/QĐ – BTL ngày 01/11/2014 của Bộ tư lệnh Quân khu 5. Vì vậy khi dự thi, Huỳnh Thị Huỳnh Như được cộng 1 điểm đối tượng ưu tiên (đối tượng ưu tiên 06).

Cụ thể, trong thông báo nhập học, điểm các môn thi của Huỳnh Như là Toán 7,25; Lý 7,5; Hóa 6,75 (Tổng điểm: 21,5), khu vực ưu tiên: 03; đối tượng: 06. Tổng điểm môn thi và khu vực, đối tượng ưu tiên của Như là 22,5. Với số điểm này, Như đã trúng tuyển vào ngành Luật, ĐH Luật – ĐH Huế (điểm chuẩn là 21,75).

Thế nhưng, ngày 11/9, khi đến trường ĐH Luật (thuộc ĐH Huế) để làm thủ tục nhập học thì Như nhận được thông báo là… trượt đại học. Lý dó mà cán bộ tuyển sinh đưa ra là, khi đối chiếu lại hồ sơ đăng kí dự tuyển, Như không thuộc đối tượng ưu tiên 06 nên tổng điểm giữ mức 21.5 – không đủ điểm đỗ.

Một trường hợp khác là Nguyễn Thị Xuân Lài (trú huyện Cư Mgar, Đắc Lắc). Lài cùng người thân cũng đang “mếu máo” vì trượt đại học trong ngày đến làm thủ tục nhập học.

Theo trình bày của Lài, kì thi THPT Quốc gia 2015 tổng điểm 3 môn Toán, Hóa, Sinh của em đạt 25 điểm. Mặc dù đạt số điểm khá cao nhưng sợ trượt ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh nên em đã rút hồ sơ và nộp vào ngành Y đa khoa – ĐH Y dược Huế.

Ngày 26/8/2015, Lài và gia đình vui mừng khi nhận được giấy báo nhập học của ĐH Huế vào ngành Y Đa khoa – Trường ĐH Y dược Huế (điểm chuẩn là 26.5).

Theo giấy báo trúng tuyển thì số điểm các môn của Lài như sau: Toán: 7,5; Hóa: 9; Sinh: 8,5 (Tổng điểm: 25). Do hộ khẩu thường trú thuộc KV1 nên Lài được cộng thêm 1,5 điểm ưu tiên khu vực. Như vậy, tổng điểm mà thí sinh này đạt được là 26.5 điểm – vừa đủ điểm đỗ.

Thế nhưng, niềm vui của em cũng như gia đình “ngắn chẳng tày gang.

“Tuy Lài có hộ khẩu thường trú ở huyện Cư Mgar, Đắc Lắc (KV1) nhưng lại có ba năm học THPT ở trường THPT Tư Nghĩa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (KV 2NT) nên Lài chỉ được cộng điểm ưu tiên theo địa điểm của trường THPT mà em theo học (KV 2NT). Tức là số tổng điểm của Lài chỉ là 26 điểm, thiếu 0,5 điểm so với điểm chuẩn của ngành Y Đa khoa. Sai sót trong giấy báo trúng tuyển có thể là do thí sinh ghi sai trong quá trình làm hồ sơ dự thi hoặc phần mềm của Bộ GD & ĐT” – một cán bộ tuyển sinh cho biết.

Trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Văn Phòng - Phó Trưởng Phòng Công tác Học sinh sinh viên, ĐH Huế cho biết, đến hết ngày 11/9, có tổng 34 thí sinh nộp hồ sơ vào ĐH Huế không đủ điểm nên đã cho về. Nguyên nhân là do thí sinh đã nộp hồ sơ bị sai đối tượng ưu tiên hoặc sai khu vực ưu tiên nên từ đậu trở thành trượt đại học.

“Các trường ĐH chỉ căn cứ trên đơn và phiếu xét tuyển rồi cộng điểm, từ đó sẽ có giấy báo nhập học đối với các thí sinh đủ điểm. Tuy nhiên, do không đối chiếu, kiểm tra được các điều kiện ưu tiên trong hồ sơ gốc của thí sinh – vì hồ sơ này chỉ được kiểm tra khi các em làm thủ tục nhập học, dẫn đến nhiều thí sinh bỗng dưng từ đậu thành rớt” – ông Phòng cho biết.

Với 14 trường hợp còn lại là sai khu vực ưu tiên, chủ yếu là ở KV1. Điều này sai phần lớn là do phần mềm của Bộ GD-ĐT. Phần mềm gán theo hộ khẩu thường trú nên trước mắt, ĐH Huế sẽ hướng dân thí sinh làm đơn để trình lên Bộ giải quyết.

Theo VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.