4 HS tiểu học trốn học đi xin việc: Ảnh hưởng từ phim ảnh

“Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống”, TS Nguyễn Thị Tố Quyên nói.

“Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống”, TS Nguyễn Thị Tố Quyên nói.

Vừa qua, không ít giáo viên và học sinh tỏ ra hoang mang trước thông tin 4 học sinh trường tiểu học Bế Văn Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) tự ý trốn học, rủ nhau lên xe buýt rồi sau đó không trở về nhà khiến gia đình và nhà trường lo lắng. Sau đó, vào 22h cùng ngày cơ quan công an kết hợp với các đơn vị chức năng đã tìm thấy 4 học sinh đó.

Về nguyên nhân vụ việc, theo thông tin ban đầu cơ quan công an xác định 4 học sinh rủ nhau bỏ học, trốn nhà đi xin việc làm để có tiền ăn chơi. Điều này đã gây ra không ít tranh cãi về sự táo bạo, bất chấp của học sinh hiện nay.

Bốn học sinh bỏ nhà đi xin việc: Ảnh hưởng từ phim ảnh

Camera ghi hình ảnh 4 học sinh trốn học ra khỏi trường.

Trước vấn đề này, TS Nguyễn Thị Tố Quyên, Phó khoa Xã hội học (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) cho rằng: “Các em mới là học sinh bậc tiểu học mà có những hành động như vậy có thể thấy nó xuất phát từ môi trường giáo dục, môi trường sống. Bởi lẽ, môi trường sống có tác động rất lớn đối với trẻ em.

Các em trốn ra khỏi trường và nghĩ rằng mình có thể bỏ đi kiếm tiền ăn chơi rất có thể là do các em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh, từ hiện thực cuộc sống. Hiện nay, học sinh đang bị tác động rất lớn bởi cách nói, cách làm, cách ứng xử của người lớn.

Vì thế ngay trẻ em thường hay nghĩ tới vấn đề hưởng thụ, tới vật chất, nghĩ tới những vấn đề người lớn làm và nó mong muốn có thể làm như vậy”.

Cũng theo TS Tố Quyên, chúng ta cần chú ý tới cách ứng cử nhất là trước mặt trẻ nhỏ để chúng không bị tác động bởi những hành động xấu, suy nghĩ sống nhất thời, hưởng thụ của chúng ta.

Bốn em học sinh tiểu học rủ nhau trốn giờ học với suy nghĩ đi xin việc làm kiếm tiền ăn chơi đang cảnh báo người lớn nên chú ý tới vấn đề định hướng giáo dục trẻ em, cần có cách dạy gắn kết, thiết thực. Quan trọng là những người như bố mẹ, thầy cô phải là những tấm gương để các con phát triển tốt nhất.

Bên cạnh đó, TS Mai Quốc Khánh, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục học (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Sự việc bốn học sinh tiểu học rủ nhau bỏ giờ học đi xin việc làm có tiền ăn chơi khiến các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội cần điều chỉnh cách nhìn nhận về sự phát triển của trẻ và cách đối xử với trẻ trong giai đoạn hiện nay sao cho phù hợp.

Bốn em nhỏ đang ở lứa tuổi học sinh tiểu học, do sự phát triển thể chất nên các em rất hăng hái, ham thích vận động. Tính hiếu động đi kèm với hứng thú chưa bền vững, chưa biết điều khiển hoàn toàn hành vi của mình nên các em thường dễ bị kích động, thiếu kiềm chế, dẫn đến vô tổ chức…

Thêm vào đó, kinh nghiệm sống của các em còn ít, kỹ năng sống còn hạn chế, vì thế, các em chưa nhận thức được đúng về trình độ và khả năng của mình, dễ ảo tưởng về bản thân”.

Bốn học sinh bỏ nhà đi xin việc: Ảnh hưởng từ phim ảnh

TS Mai Quốc Khánh, giảng viên khoa Tâm lý - Giáo dục học (Đại học Sư phạm Hà Nội).

Cũng theo TS Mai Quốc Khánh, sự việc này như một hồi chuông cảnh báo đối với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ trong các gia đình, công tác quản lý và giáo dục học sinh trong nhà trường hiện nay:

Trước hết, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con, tìm hiểu về con và có các biện pháp ứng xử cho phù hợp, tránh hiện tượng quá nuông chiều con, đặc biệt là không nên cho em tiêu tiền quá sớm.

Thứ hai, nhà trường phối hợp cùng với gia đình và xã hội tổ chức các khóa học, hoạt động để hình thành và phát triển những kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh.

Và cuối cùng nhà trường cần thắt chặt công tác quản lý học sinh, tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.