Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô

Mỗi khi thấy áp lực học hành ghê gớm quá, lại tự nhủ rằng: Học là vì cái gì? Học vì tương lai của mình! Và thế lại tiếp tục cố gắng.

Mỗi khi thấy áp lực học hành ghê gớm quá, lại tự nhủ rằng: Học là vì cái gì? Học vì tương lai của mình! Và thế lại tiếp tục cố gắng.

Thời của những đứa học trò ngây thơ vô ưu vô tư, không suy nghĩ, chỉ biết ăn và học đã xa lắm rồi. Áp lực học hành thi cử ngày nay đã trở thành một vấn đề cực kỳ nóng trong xã hội. Chỉ còn hơn gần 20 ngày nữa là thi tuyển sinh lớp 10, hơn 1 tháng nữa là thi đại học, tốt nghiệp, và thời gian này cũng là thời gian đỉnh điểm khi học sinh vừa hoàn thành xong kỳ thi học kỳ, điểm số vừa có. Kẻ vui vẻ, sung sướng nhưng cũng có những kẻ đang phải đối mặt với tình cảnh không dám nhìn vào mặt cha mẹ, thầy cô, bè bạn vì điểm kém.

Đi học ai cũng từng gặp phải áp lực học hành, thi cử, điểm số. Nhiều khi kể ra không phải để than thở, kêu ca, mà chỉ muốn cùng ngồi xuống với nhau, nói hết, để hiểu nhau hơn và cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này.

Bản thân mình buồn 1 thì cảm giác xấu hổ với công sức, tiền bạc bố mẹ bỏ ra, sự nhiệt tình dạy dỗ của thầy cô 10!

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 1.

Học tài thi phận mà. Sẽ có những lúc này lúc khác. Chỉ cần đừng nản chí thì đời luôn cho chúng ta cơ hội lần thứ 2 để sửa sai

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 3.

Điểm cao thì chắc chắn do nâng đỡ, còn điểm thấp là do dốt! Con giáo viên gì mà kỳ... ủa, lập luận nghe lạ à nghen!

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 5.

Đôi khi chính phụ huynh gây cho con cái những áp lực vô hình, thậm chí hữu hình khiến con họ sợ sệt.

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 7.

Chỉ cần thầy cô hiểu học sinh hơn một chút, cha mẹ thương, đồng cảm với con cái hơn một chút... thì những đứa học trò ngây thơ sẽ thực sự được sống đúng với tuổi thơ chứ không suốt ngày stress, trầm cảm vì thi cử, điểm số!

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 9.

Chính các bậc làm cha làm mẹ đang đặt lên vai con cái gánh nặng, những ước muốn của chính bản thân họ chứ không hề hỏi xem con thực sự muốn gì, cần gì, nghĩ gì

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 11.

Qua được cửa ải 12 năm vật vã học hành thì lên Đại học lại gặp những cửa ải khó khăn hơn. Áp lực học hành khi đó chả thấm vào đâu so với áp lực mà cuộc sống mang lại

Áp lực thi cử: Mỗi lần điểm kém là thấy bản thân vô dụng, xấu hổ với bạn bè, tủi nhục với cha mẹ, thầy cô - Ảnh 13.


Theo Helino


áp lực học tập

áp lực thi cử

điểm thi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.