Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được "cứu" trong lúc khó khăn nhất

Những thứ được đặt dưới đáy hộp cơm trắng năm ấy không chỉ thay đổi cuộc đời của cậu sinh viên nghèo mà 20 năm sau, nó còn giúp cho cho chủ tiệm cơm trong lúc khó khăn nhất.

Những thứ được đặt dưới đáy hộp cơm trắng năm ấy không chỉ thay đổi cuộc đời của cậu sinh viên nghèo mà 20 năm sau, nó còn giúp cho cho chủ tiệm cơm trong lúc khó khăn nhất.

Cậu học trò nghèo chỉ đủ tiền ăn cơm trắng

Vào một buổi chiều hoàng hôn cách đây 20 năm về trước, có cậu sinh viên dừng chân trước một cửa tiệm ăn ở Đài Bắc, dáng điệu như muốn tiến vào nhưng lại tựa như vẫn còn vẻ e ngại.

Khi khách ăn cơm đều đã rời đi, cậu mới ngại ngần bước vào trong tiệm. Mang một vẻ mặt đầy e dè, cậu bé nhỏ giọng nói với chủ tiệm: "Xin bán cho cháu một bát cơm trắng ạ! Cháu cảm ơn!" – Cậu thanh niên trẻ cúi đầu nói.

Vợ chồng chủ tiệm mới mở quán không lâu, thấy người khách trẻ tuổi chỉ gọi cơm mà không gọi thêm thức ăn, dù có phần hơi thắc mắc nhưng cũng không hỏi nhiều, nhanh chóng bưng cho cậu một bát cơm trắng đầy ắp.

Khi trao tiền cho chủ quán, cậu vẫn ái ngại hỏi nhỏ thêm một câu nữa: "Cháu có thể xin thêm ít canh chan được không ạ?".

Nghe vậy, bà chủ tiệm niềm nở cười đáp: "Không vấn đề gì! Cháu cứ chan đi, không tính tiền đâu!".

Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được cứu trong lúc khó khăn nhất-1

Dù chỉ gọi cơm trắng, nhưng cậu sinh viên nghèo vẫn được chủ tiệm cơm đón tiếp hết sức nồng hậu và chu đáo. (Ảnh minh họa).

Khi đã ăn hết nửa bát cơm, nghĩ đến món canh miễn phí, cậu sinh viên liền mạnh dạn xin thêm một phần.

"Một chén canh không đủ phải không? Lần này bác lấy cho cháu nhiều hơn chút nhé?" – Ông chủ tiệm vui vẻ mang tới cho cậu một bát canh đầy.

"Không phải vậy ạ! Cháu định xin bác thêm hộp để cất cơm canh đi, để đến ngày mai đi học, buổi trưa còn có đồ ăn ạ!" – Cậu thanh niên thành thật trả lời.

Sự giúp đỡ của chủ cửa hàng tốt bụng

Ông chủ nghe vậy, trong đầu thầm nghĩ rằng cậu bé này rất có thể xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả ở nông thôn, vì đi học nên một thân một mình tới Đài Bắc, có khi còn vừa học vừa làm, tình cảnh khó khăn e rằng khó ai tưởng tượng được.

Vì vậy, ông lặng lẽ để vào hộp một thìa thịt khô thơm ngon đầy ắp, lại thêm vào một quả trứng, cuối cùng mới đắp cơm trắng đùm lên thức ăn.

Nếu chỉ nhìn qua, ai cũng nghĩ rằng hộp cơm ấy chỉ đơn thuần là một hộp cơm trắng không có thức ăn mà thôi.

Bà chủ thấy vậy liền hiểu ngay rằng chồng mình muốn giúp đỡ cậu sinh viên ấy. Nhưng bà lại không biết vì sao ông lại không cho thịt khô và trứng lên trên cơm mà phải cất công giấu dưới đáy hộp.

Hiểu được tâm tư của vợ mình, ông chủ nói thầm:

"Nếu thấy trên cơm có thịt, không chừng cậu sinh viên ấy sẽ cho rằng đó là đồ bố thí của chúng ta. Làm vậy chẳng khác nào trực tiếp làm tổn thương đến lòng tự ái của người ta hay sao?

Như vậy, lần sau rất có thể cậu bé sẽ ái ngại mà không tới quán mình nữa. Nếu cậu ấy đi ăn ở chỗ khác, người ta chỉ cho mỗi cơm không thì làm sao có sức mà học hành?".

Nghe chồng giải thích, bà chủ rốt cục cũng hiểu ra, liền cười khen chồng mình: "Ông cũng thật tốt bụng, giúp người khác còn nghĩ tới việc giữ thể diện cho họ nữa!".

Ông chủ cũng cười đáp: "Tôi không tốt mà bà lại đồng ý lấy tôi được hay sao?".

Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được cứu trong lúc khó khăn nhất-2

Ảnh minh họa.

Khi chuẩn bị ra về, cậu bé nói với vợ chồng chủ tiệm: "Cháu ăn no rồi. Cháu cảm ơn hai bác!"

Lúc được chủ tiệm đưa vào tay một hộp cơm nặng trĩu, cậu thanh niên như hiểu ra điều gì, khi sắp rời đi còn quay lưng nhìn cặp vợ chồng một cách đầy cảm kích.

Thấy cậu sinh viên quay đầu nhìn lại, ông chủ tiệm cơm hướng về phía cậu vẫy tay chào tạm biệt, còn hồ hởi mời cậu ngày mai lại tới tiệm ăn cơm: "Cố gắng lên nhé! Hẹn mai gặp lại cháu!".

Trong giây phút ấy, đôi mắt của cậu thanh niên ngấn lệ. Khoảnh khắc giọt nước mắt sắp lăn dài trên má, cậu vội vã quay đầu đi, không để chủ tiệm cơm không nhìn thấy.

Từ hôm đó, trừ những ngày nghỉ, gần như hôm nào cậu sinh viên ấy cũng ghé thăm quán cơm vào lúc chiều muộn. Cậu luôn gọi một bát cơm trắng, khi ra về vẫn như thường lệ mang theo một hộp cơm.

Dĩ nhiên, phía dưới hộp cơm trắng được cậu thanh niên mang đi mỗi ngày luôn ẩn chứa một thứ "bí mật" không giống nhau. Mọi chuyện cứ âm thầm diễn ra như vậy cho tới ngày cậu sinh viên ấy tốt nghiệp đại học

Chính những bát cơm đong đầy tình cảm và sự khích lệ của vợ chồng chủ quán đã phần nào giúp cậu thanh niên vượt qua những năm tháng khốn khó để có thể nỗ lực học hành.

Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được cứu trong lúc khó khăn nhất-3

Báo đáp

Từ ngày tốt nghiệp cho tới tận 20 năm sau, tiệm cơm ấy không bao giờ xuất hiện bóng dáng của cậu sinh viên chỉ ăn cơm trắng năm nào.

Một ngày nọ, cặp vợ chồng chủ tiệm nay đã xấp xỉ tuổi 50 bất ngờ nhận được một thông báo: Chính quyền thành phố yêu cầu quán ăn của họ phải đóng cửa vì vi phạm điều luật về quy hoạch kiến trúc.

Đối mặt với cơn ác mộng mang tên thất nghiệp ở độ tuổi trung niên, lại thêm gánh nặng chu cấp cho cậu con trai đang học nước ngoài, nghĩ tới cảnh tương lai khốn khó, cặp vợ chồng không khỏi đau đớn mà ôm nhau òa khóc.

Đúng lúc đó, một người đàn ông khoác trên mình bộ âu phục đắt tiền, nhìn rất giống một nhân vật tầm cỡ đột nhiên ghé thăm cửa hàng của họ.

Người đó kính cẩn nói:

"Chào hai vị, tôi là Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp X. Tổng giám đốc phái tôi tới, hy vọng có thể mời các vị sắp tới sử dụng văn phòng trong cao ốc của chúng tôi để mở một nhà hàng tự chọn.

Tất cả các dụng cụ và nguyên liệu nấu ăn đều sẽ do công ty bỏ vốn chuẩn bị. Các vị chỉ cần dẫn theo đầu bếp và phụ trách nấu nướng. Còn về vấn đề lợi nhuận, các vị và công ty chúng tôi mỗi bên hưởng một nửa".

Nghe thấy đề nghị "từ trên trời rơi xuống" này, cặp vợ chồng chủ tiệm cơm không khỏi hoài nghi:

"Tổng giám đốc của công ty các vị là ai? Vì sao lại đối tốt với chúng tôi như vậy? Từ trước đến nay vợ chồng tôi cũng không quen biết với nhân vật tầm cỡ nào cả…"

Người kia đáp:

"Vợ chồng hai vị là bạn tốt, đồng thời cũng là ân nhân của Tổng giám đốc chúng tôi. Tổng giám đốc thích nhất là món thịt khô và trứng ở cửa hàng các vị. Tôi cũng chỉ biết tới vậy. Những vấn đề khác mong các vị chờ tới buổi gặp mặt ngày mai rồi tiếp tục bàn bạc".

Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được cứu trong lúc khó khăn nhất-4

Chính nhờ những bát cơm tình nghĩa dành cho cậu sinh viên năm nào, vợ chồng chủ quán đã nhận được sự giúp đỡ ngay khi đang lâm vào cảnh túng quẫn. (Ảnh minh họa).

Vào buổi họp ngày hôm sau, cậu sinh viên thường gọi cơm trắng của 20 năm về trước cuối cùng cũng một lần nữa xuất hiện trước mặt hai vợ chồng chủ tiệm.

Trải qua nhiều năm vất vả gây dựng sự nghiệp, cậu sinh viên nghèo năm nào nay đã trở thành ông chủ của một doanh nghiệp tầm cỡ.

Dù có được thành công như vậy, cậu vẫn luôn vô cùng biết ơn phần thức ăn luôn được giấu dưới đáy hộp cơm trắng và sự khích lệ âm thầm của vợ chồng chủ tiệm cơm năm xưa.

Nếu không có sự giúp đỡ của họ, chỉ e rằng cậu đã chẳng có cách nào để hoàn thành sự nghiệp học tập của mình.

Sau khi hai bên bàn bạc xong, vợ chồng chủ tiệm đứng lên chuẩn bị ra về. Đúng lúc đó, vị Tổng giám đốc trẻ tuổi cũng đứng dậy, khom lưng kính cẩn cúi chào họ, còn không quên cung kính mà nói:

"Hai bác cố lên ạ! Công ty của cháu sau này còn phải nhờ vào sự hỗ trợ từ hai bác! Hẹn hai bác mai gặp lại ạ!".

Một cậu sinh viên nghèo hiếu học, tuy gia cảnh khốn khó, kinh tế túng quẫn, nhưng vẫn không hề vì vậy mà bi quan hay tiêu cực. Cậu ngày ngày nỗ lực chi tiêu dè sẻn, lấy việc ăn uống cần kiệm làm nền tảng để kiên trì bước trên con đường học hành và gây dựng sự nghiệp.

Một cặp vợ chồng chủ tiệm cơm phúc hậu, thích lấy việc giúp người làm niềm vui, dùng vật chất trong khả năng của mình để âm thầm giúp đỡ cho một người trẻ tuổi không quen biết cũng chẳng thân thích.

Chính những giọt nước mắt âm thầm cảm kích của cậu thanh niên cùng tấm lòng lương thiện của cặp vợ chồng chủ tiệm, lại thêm hộp cơm nhìn qua tưởng đạm bạc nhưng lại chất chứa tình thương, hết thảy những điều ấy đã tạo thành một bản nhạc cao thượng và tốt đẹp, tấu lên những khúc nhạc ca ngợi tình yêu thương và sự tương trợ giữa người với người.

Bán cơm trắng cho nam sinh nghèo, 20 năm sau chủ quán được cứu trong lúc khó khăn nhất-5

Ảnh minh họa.

Có đôi khi lúc, chúng ta không nhất thiết phải trở thành những vĩ nhân thay đổi thế giới hay những bậc anh hùng kiến tạo nên thời đại mới.

Ngược lại, ta chỉ cần là những người bình thường, dùng tâm sức của mình để giúp đỡ người khác, dùng đôi tay của mình để tương trợ những người yếu thế cũng đã là những điều rất đỗi tuyệt vời.

Những việc làm ấy đối với chúng ta mà nói, có lẽ chỉ là đơn giản chỉ là một cái nhấc tay đầy thiện ý, nhưng đối với những người đang rơi vào cảnh hoạn nạn, đó có thể là chiếc phao cứu sinh khiến họ thay đổi cuộc đời.

Nghĩa cử cao đẹp ấy cũng giống như câu nói của một vĩ nhân: "Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tấm lòng vĩ đại…"

Theo Thời đại


bài học cuộc sống

sinh viên nghèo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.