Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh lịch thi THPT quốc gia

Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia 2016, vì tổ chức thi đầu tháng 7 là thời gian nóng nhất trong năm.

Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu điều chỉnh thời gian thi THPT quốc gia 2016, vì tổ chức thi đầu tháng 7 là thời gian nóng nhất trong năm.

Sáng nay, 12/8, tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ năm học mới 2015-2016 cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT và Giáo dục thường xuyên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ điều chỉnh lịch thi THPT 2016.

Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đạt được mục đích giảm tốn kém, căng thẳng cho xã hội, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần phải điều chỉnh.

Cụ thể, việc tổ chức thi đầu tháng 7 là thời gian nóng nhất trong năm, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu điều chỉnh thời gian phù hợp.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm công tác ra đề thi, tổ chức thi để hoàn thiện các khâu của quá trình tổ chức thi trong những năm sau.

Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh lịch thi THPT quốc gia
Thí sinh thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.

Năm tới, theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, cần phải làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền để phổ biến, hướng dẫn cho thí sinh đăng ký dự thi và nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng thời gian quy định, nhất là đối với các ngành học, các trường có sơ tuyển.

Bên cạnh đó, tại hội nghị, Bộ GD&ĐT đề ra 8 phương hướng nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới, gồm: Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và xây dựng xã hội học tập; Đổi mới đồng bộ hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; Tăng cường hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Công tác xã hội hóa và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; Tiếp tục triển khai Đề án ngoại ngữ 2020; Công tác phổ cập cho trẻ mầm non 5 tuổi và giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất; Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia.

Đồng thời, trong năm học mới tới, ngành giáo dục tiếp tục triển khai có hiệu quả việc đổi mới, đánh giá học sinh tiểu học. Do đó, các cấp quản lý giáo dục tiếp tục tuyên truyền, giải thích cho giáo viên, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu và nắm rõ bản chất, ý nghĩa, mục tiêu, cách thức phối hợp các thành phần tham gia đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.

Ngành cũng triển khai mô hình trường học mới (VNEN) ở cấp THCS trên nền tảng thành công của mô hình này ở cấp tiểu học suốt 3 năm qua.

Theo Zing



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.