- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Giáo dục hỏa tốc yêu cầu báo cáo việc Thượng tọa Thích Chân Quang làm tiến sĩ trong 2 năm
Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn hỏa tốc gửi Trường Đại học Luật Hà Nội yêu cầu báo về quá trình tuyển sinh đào tạo đối với nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang).
Theo văn bản này, Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay, có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Để có thông tin đầy đủ, Bộ GD&ĐT đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội khẩn trương báo cáo cụ thể về quá trình tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ (bao gồm cả việc nộp hồ sơ, phản biện, bảo vệ luận án...) và có minh chứng kèm theo đối với hồ sơ của ông Vương Tấn Việt.
Báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT trong ngày 26/6 để tổng hợp.
Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã có thông tin chính thức rà soát quá trình đào tạo đối với ông Vương Tấn Việt.
Theo đó, ông Vương Tấn Việt tốt nghiệp Trường ĐH Ngoại ngữ ngành tiếng Anh (nay là Trường ĐH Hà Nội) năm 2001; tốt nghiệp ngành Luật (văn bằng 2 – hệ vừa làm vừa học) tại Trường ĐH Luật Hà Nội năm 2019.
Năm 2017, học viên Vương Tấn Việt trúng tuyển văn bằng 2 khóa I, trình độ ĐH Luật, hình thức vừa làm vừa học của trường mở tại Trường CĐ Bách Việt (TPHCM). Tháng 1/2019, ông Việt được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng cử nhân ngành Luật, xếp loại giỏi.
Ngày 26/11/2019, ông Việt trúng tuyển nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 -2023) và tháng 12/2019 ông được công nhận nghiên cứu sinh ngành Luật hiến pháp – hành chính. Tháng 12/2021, ông Việt bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường và ngày 17/3/2021, ông được Trường ĐH Luật Hà Nội cấp bằng tiến sĩ.
Theo lí giải của Trường ĐH Luật Hà Nội, Luật Giáo dục 2018 và các văn bản quy định hiện hành cho phép sinh viên tốt nghiệp ĐH loại giỏi được học thẳng lên tiến sĩ, không cần tốt nghiệp thạc sĩ. Ông Việt còn có 1 bài báo khoa học in trong kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế có phản biện năm 2017 và có năng lực ngoại ngữ (cử nhân tiếng Anh) nên có đủ điều kiện làm nghiên cứu sinh.
Trong quá trình làm nghiên cứu sinh, ông Việt đã hoàn thành bổ sung các học phần của chương trình thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định. Ông Việt cũng có 2 báo cáo khoa học bằng tiếng nước ngoài trong kỉ yếu hội thảo quốc tế có phản biện. Tháng 10/2021, ông Việt có đơn xin rút ngắn thời gian đào tạo và đầu tháng 12/2021 ông Việt bảo vệ Luận án tiến sĩ cấp trường.
Trường ĐH Luật Hà Nội khẳng định tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh đến khi có quyết định công nhận học vị tiến sĩ là 2 năm 3 tháng là đáp ứng và tuân thủ quy chế của Bộ GD&ĐT và quyết định của trường.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục9 giờ trướcSau giờ ngủ trưa, một trẻ 2 tuổi đã tử vong tại Trường Mầm non xã Nam Điền (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Công an đang làm rõ nguyên nhân.
-
Giáo dục11 giờ trướcBên cạnh đề xuất "lương cao nhất", dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung nội dung "tăng 1 bậc lương cho giáo viên được tuyển dụng, xếp lương lần đầu".
-
Giáo dục11 giờ trước1.393 học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Quận 3, TPHCM tạm dừng ăn bán trú kể từ hôm nay (14/10).
-
Giáo dục13 giờ trướcGiữa lúc Bộ GD&ĐT chưa “chốt” phương án liệu có bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới hay không vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán ở Hà Nội đề xuất phương án lý tưởng là học sinh được chọn môn thi thứ 3 để dự thi.
-
Giáo dục16 giờ trướcĐây là ngôi trường giữ kỷ lục khi có 7 học sinh vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, đồng thời cũng là trường có nhiều nhà vô địch nhất cả nước, sau 24 năm sân chơi này được tổ chức.
-
Giáo dục18 giờ trướcViệc học sinh chỉ chăm chăm học các môn Toán, Văn, Anh để thi vào lớp 10 mà bỏ qua các môn còn lại sẽ gây hệ luỵ xấu tới tương lai của chính các em.
-
Giáo dục19 giờ trướcCùng xem lại những câu hỏi hay ho trong trận Chung kết Đường Lên Đỉnh Olympia năm thứ 24 xem bạn có thể trả lời bao nhiêu câu trong số này nhé!
-
Giáo dục20 giờ trướcVõ Quang Phú Đức, học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), trở thành nhà vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2024" đầy thuyết phục
-
Giáo dục23 giờ trướcHải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh tham gia học thêm toán tư duy, STEM…
-
Giáo dục23 giờ trước"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột số khán giả không hài lòng khi cho rằng Phú Đức giành vòng nguyệt quế Đường lên đỉnh Olympia 2024 nhờ chiến thuật bấm chuông nhanh, không đưa ra được câu trả lời chính xác.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ vụ nữ sinh bị xâm hại dẫn tới mang thai, theo khảo sát, khoảng 47% học sinh trường THCS Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa có bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ đi làm ăn xa.
-
Giáo dục1 ngày trướcCông an phường Vĩnh Hưng (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa có thông báo kết quả giải quyết vụ phụ huynh tố cáo con bị “bạo lực học đường”.
-
Giáo dục1 ngày trướcPhú Đức vô địch chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 220 điểm. Chàng trai xứ Huế được đánh giá cao ở chiến thuật bấm chuông, giành vòng nguyệt quế và đem vinh quang về cho Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên - Huế.