Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ

Mỗi quốc gia có điều kiện sống khác nhau, và điều đó được thể hiện khá rõ ràng trong bữa ăn trưa của các học sinh.

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa ẩm thực cũng như điều kiện sống khác nhau, và điều đó được thể hiện khá rõ ràng trong bữa ăn trưa của các học sinh.

Ở một số nơi trên Thế giới, trường học thậm chí còn không đáp ứng đủ điều kiện vật chất chứ chưa nói đến việc quan tâm đến bữa ăn của học sinh. Một số tổ chức phi lợi nhuận và chương trình của chính phủ đã cố gắng giúp các em nhỏ ở những nơi này bằng việc cung cấp miễn phí các bữa ăn đơn giản gồm thịt và rau.

Ngược lại, ở một số nước phát triển tiên tiến hơn, căng tin trường thay đổi thực đơn theo ngày và cung cấp khá đầy đủ chất dinh dưỡng cho học sinh. Tuy nhiên tình trạng trẻ em béo phì tại các nước này lại đang ngày một cao do khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất gây béo.

Vậy học sinh đang có những bữa ăn trưa thế nào trên khắp Thế giới? Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể.

Quý Châu, Trung Quốc

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-1

Đây là bữa trưa gồm cơm và món ăn truyền thống của các học sinh ở một trường học miền núi thuộc tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Học sinh tại đây được nhận các suất cơm miễn phí từ chính phủ kể từ năm 2011. Trước đó, các bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa của Trung Quốc chỉ được ăn rất ít hoặc thậm chí phải nhịn đói khi đi học.

Tokyo, Nhật Bản

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-2

Bữa ăn trên của một bạn gái tại trường tiểu học Senzoku (Tokyo, Nhật Bản) là bữa ăn trưa tiêu biểu của học sinh nước này, bao gồm: cơm, canh, thức ăn và đồ tráng miệng. Ở Nhật, học sinh thường coi giờ ăn trưa là khoảng thời gian quý báu để giao lưu với bạn bè cũng như nghỉ ngơi thư giãn.

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-3

Điều đặc biệt ở các trường tiểu học Nhật Bản đó là các bạn học sinh sẽ được phân công thay phiên nhau làm các công việc tại căng tin để biết quý trọng bữa ăn trưa của mình hơn.

Ethiopia, Châu Phi

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-4

Tổ chức nhân đạo Thế giới về thực phẩm là một tổ chức chuyên nhận cung cấp các bữa ăn miễn phí cho trẻ em nghèo tại Châu Phi, và trường học Narzet (Ethiopia, Châu Phi) trong ảnh là một trong số đó. Học sinh tại đây thường phải đi bộ từ 1 đến 2 tiếng để đến trường, và nhiều khi mục đích đi học của chúng chỉ để được hưởng bữa trưa miễn phí này do gia đình quá nghèo chẳng đủ ăn.

Edinburgh, Scotland

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-5

2 cậu học sinh trường trung học Fettes, một trường tư nhân tại Edinburg, Scotland đang dùng bữa trưa là món Fish & chips (một món ăn truyền thống ở Anh). Đây là một món ăn thường xuyên có do căng tin trường cung cấp. Các chuyên gia chỉ ra rằng, thời gian dùng để ăn trưa sẽ quyết định sự hấp thu và cân bằng dinh dưỡng của cơ thể.

Xứ Wales, Anh Quốc

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-6

Lại là một bữa ăn khác được cung cấp tại căng tin của một trường ở xứ Wales. Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy khoai tây và pizza là các món chính rất được ưa chuộng tại đây. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại chỉ trích những khẩu phần ăn này do chúng góp phần gia tăng tỷ lệ trẻ em béo phì ở những nước phát triển. Ở Anh Quốc, cứ 1 trong 5 trẻ em có độ tuổi từ 10-11 bị mắc bệnh béo phì.

Lima, Peru

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-7

Các bạn học sinh tại trường trung học tại Peru hầu hết đều tự mang theo cơm khi đi học. Các hộp cơm trưa sẽ được chuẩn bị cẩn thận ở nhà đi kèm với nước uống và hoa quả tráng miệng. Địa điểm ăn trưa thường thấy là ở ngoài trời, nơi các bạn chọn bất cứ chỗ nào để ngồi xuống và ăn trưa với bạn bè.

Nairobi, Kenya

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-8

Bữa ăn gồm cơm và đậu cho học sinh Trường Tiểu học Hanka ở Nairobi, Kenya.

Bordeaux, Pháp

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-9

Bữa trưa tại một trường học ở Bordeaux, Pháp bao gồm thức ăn, rau và couscous (đây là một loại mỳ trông rất giống với cơm). Về dinh dưỡng thì khá đầy đủ thế nhưng phụ huynh của các bạn học sinh tại đây lại lo lắng về độc tố khi sử dụng đĩa nhựa. Rất nhiều người đã đứng ra kêu gọi trường chuyển về sử dụng đĩa sứ truyền thống để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Sindh, Pakistan

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-10

Trong ảnh là cảnh học sinh ăn món truyền thống trong giờ ăn trưa tại Trường Karachi Footpath ở tỉnh Sindh, Pakistan. Theo CNN, ngôi trường này cung cấp bữa ăn miễn phí cho toàn bộ học sinh.

Kolno, Belarus

Bữa trưa của học sinh toàn thế giới: Nơi sang chảnh như khách sạn, nơi nghèo đói phải ăn đồ cứu trợ-11

Tại một ngôi trường ở làng Kolno, Belarus, bữa trưa của học sinh gồm hai món chính là thịt nghiền và rau, ngoài ra còn có bánh sữa nóng và bánh mì. Việc ăn đủ thịt giúp tăng khả năng trao đổi thông tin khiến việc học hành diễn ra tốt hơn.

Theo Tổ quốc


bữa cơm học đường

béo phì

học sinh


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.