- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Các em mang tiền về để dành đóng học, cha mẹ ở nhà còn nhiều vất vả'
Ngày 20/11 được ví như 'Tết của thầy cô', nhắc nhở tôi về khoảng trời kỷ niệm thuở còn cắp sách đến trường, vô tư xen lẫn chút ngô nghê, dại khờ nhưng đẹp đẽ vô cùng.
Ngôi trường tiểu học xây cất trên một vùng ven biển mà cuộc sống của người dân lúc ấy còn vây quanh bởi bao lo toan, gian khó, cơm bữa đói bữa no. Việc đi học thời ấy là một điều xa vời, nhiều đứa trẻ chưa dám nghĩ đến.
Tôi may mắn dù gia đình lắm chật vật cha mẹ vẫn cố gắng chắt chiu từng đồng mua quần áo, sách vở để con được đến trường. Năm ấy, tôi vào lớp 3, thầy chủ nhiệm là một người hiền lành nhưng có một điểm riêng biệt vì thầy đang mang căn bệnh trong người.
Thầy nhận công tác giảng dạy tại một xã vùng ven gian khó, với nhiều học sinh một tuần chỉ đến lớp khoảng hai, ba buổi. Nếu nhà có việc là những cô cậu học trò phải nghỉ học, phụ giúp gia đình kiếm gạo được xem ưu tiên trước hết.
Vậy là cứ ngày cách ngày, thầy cùng hai, ba bạn học trò bé nhỏ trong ban cán sự lớp đến từng nhà động viên phụ huynh, học sinh cố gắng vượt qua hoàn cảnh để tiếp tục đến trường. Nhớ lắm một lần thầy cùng chúng tôi đến nhà một bạn trong lớp thăm hỏi vì bạn bỏ học trên 10 ngày. Thời đó không có xe, lúc đi, học trò hớn hở nhưng khi lội bộ quãng đường rất xa, ai cũng thấm mệt.
Bóng chiều dần buông xuống, lũ học trò theo chân thầy ra về mà sức đã mệt lả. Một bạn phát khóc vì đói, vội ngồi bệt xuống đất chẳng chịu bước thêm khiến thầy phải dỗ dành. Cuối cùng thầy phải cõng cậu học trò bé nhỏ trên lưng kéo theo bao tiếng rên rỉ, than đói, mệt của đám trò nhỏ.
Vài ngày sau, lớp tôi phải học một cô giáo khác trong trường vì nghe tin căn bệnh của thầy tái phát. Hôm ấy đúng vào dịp 20/11, sau buổi học, chúng tôi họp bàn nhau đến nhà thăm thầy. Bạn lớp trưởng với hai bím tóc xinh xắn gom tiền để mua chút quà đến biếu, đứa thì chỉ còn 200 đồng, đứa lại còn 500 đồng. Sau hồi gom góp cũng được khoảng vài ngàn, thế là chúng tôi chạy ra góc trường mua bọc bánh chuối chiên bồi bổ cho thầy.
Lũ trẻ chúng tôi lúc bấy giờ chỉ suy nghĩ thơ ngây rằng bọn tôi thích món quà vặt bày bán góc sân trường, thầy cũng sẽ thích. Trên đường đi, một số bạn con nhà khá giả còn cầm đóa hoa hồng nhựa đỏ thắm trên tay - thứ xa xỉ đối với đám học trò nghèo. Thế là mỗi đứa chạy một nơi lựa chọn những bông hoa đẹp nhất, nổi bật nhất mọc dại ven đường hay lẻn vào sân nhà người khác có trồng bụi bông hồng vội hái trộm một bông tặng thầy nhân ngày 20/11 cho thêm phần rực rỡ.
Đến trước sân nhà có mái lá mát rượi, chúng tôi cất tiếng gọi thầy vang vọng. Thầy đang nằm mắt lim dim mỏi mệt trên chiếc giường tre, nghe giọng đám học trò liền cố ngồi dậy, bước ra cửa. Ánh mắt thầy ngạc nhiên nhìn chúng tôi, chưa kịp hỏi han thì bạn lớp trưởng xông xáo đến đưa bọc bánh chuối chiên để tặng thầy. Tiếp đến, chúng tôi tặng người thầy ấy một bó hoa dại đủ loại như mắc cỡ, cỏ lau, lồng đèn mà đặc biệt là có bông hoa hồng nổi bật nhất được chọn xếp chính giữa.
Nhìn những học trò thơ ngây, lấm lem, thầy chỉ biết cười thật hiền từ dẫn từng đứa vào nhà lấy nước vì chúng tôi cũng đã khát khô. Sau giây phút hỏi han, thầy đem bọc bánh chuối chiên ra chia cho từng đứa, thầy chỉ lấy một cái nhỏ nhất và khẽ nói với chúng tôi: “Các em để dành tiền mà đi học vì cha mẹ ở nhà làm lụng vất vả, chỉ đến thăm thầy là quý rồi!”.
Cầm bó hoa dại trên tay và miếng bánh chuối, thầy trìu mến nói: “Đây là món quà đặt biệt nhất đối với thầy!”. Cho đến khi lớn khôn mỗi lần nghĩ lại, tôi mới thấy món quà tặng thầy năm nào sao thật ngô nghê quá đỗi. Nhưng có lẽ đối với thầy và bọn tôi khi ấy đó là niềm trân quý theo mãi về sau.
Thời gian thấm thoát trôi nhanh, chúng tôi học xong lớp này lại tiếp tục bận bịu với các lớp học cao hơn. Đến khi sực nhớ về vội hẹn nhau trở lại mái trường xưa tìm thầy, chúng tôi nghe tin do điều kiện sức khỏe không cho phép, thầy đã chuyển công tác về quê nhà.
Một mùa 20/11 lại về trong không khí háo hức của bao cô cậu học trò. Tôi hiện giờ đã là một bà mẹ của bé trai chập chững vào lớp một. Chuẩn bị bó hoa cho con kính dâng cô giáo lòng lại nao nao nhớ về người thầy đặc biệt của năm xưa và cả món quà không thể nào quên thuở thơ dại.
Ngày ấy dù đang mang trong người trọng bệnh, thầy vẫn kiên trì thắp lên ngọn lửa đam mê truyền đạt kiến thức, vực dậy tinh thần tìm kiếm con chữ cho học trò nghèo. Nếu không có thầy, tôi đã không thể chạm tay đến tấm bằng đại học như ngày hôm nay.
Mắt tôi rưng rưng khi lời bài hát cất lên dưới góc sân trường của con: “Người thầy, vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa. Từng ngày, giọt mồ hôi rơi nhòe trang giấy. Để em đến bên bờ ước mơ, rồi năm tháng sông dài gió mưa, cành hoa trắng vẫn lung linh trong vườn xưa”.
-
Giáo dục23 phút trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục3 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục7 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục8 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục10 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung quy định nhà giáo không được chia sẻ điểm số của người học lên mạng xã hội, hay bình luận về những khuyết điểm của người học trước lớp.
-
Giáo dục1 ngày trướcDù đã hết thời gian tạm đình chỉ công tác nhưng hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) vẫn không đến trường làm việc, khiến lương và các chế độ của giáo viên không được giải quyết.