- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách gọi mẹ khác nhau trong tiếng Việt
Mẹ là người quan trọng, thân yêu, gần gũi nhất với mỗi con người. Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ khác nhau cùng để gọi mẹ.
Mẹ là người quan trọng, thân yêu, gần gũi nhất với mỗi con người. Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ khác nhau cùng để gọi mẹ.
Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994, từ mẹ được biến âm trực tiếp từ mère trong tiếng Pháp, nghĩa là người phụ nữ có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta. Tại nhiều ngôn ngữ trên thế giới, từ để gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm m như mère, maman (tiếng Pháp), mother, mom (tiếng Anh), мать (tiếng Nga)... Giải thích điều này, các nhà ngôn ngữ cho rằng, âm m, b là âm môi, dễ đọc, dễ nhớ, chỉ cần mở môi là phát âm được. Đối với trẻ em, âm m rất dễ khi mới bập bẹ nói. Chính vì vậy, các từ để gọi những người thân, gần gũi với mỗi người như bà, bố, và mẹ đều bắt đầu bằng hai âm này. |
Trong tiếng Việt cổ, từ cái và từ nạ được dùng với nghĩa từ mẹ hiện nay. Những cách gọi này được ghi lại trong kho tàng ca dao Việt Nam: “Con dại cái mang”, “Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng” hay “Con có nạ như thiên hạ có vua”, “Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”. Có nhiều gia đình ở miền Bắc lại gọi mẹ là đẻ, tức là người sinh ra mình, mặc dù cách gọi này hiện giờ hầu như không còn. Những từ này rất thiêng liêng, không chỉ mang nghĩa gọi người sinh thành ra chúng ta, mà còn có ý nghĩa lịch sử.
|
Trong thời phong kiến, các gia đình quý tộc thường dùng từ mẫu thân. Còn các gia đình thường dân lại dùng từ bu. Đến tận bây giờ, từ bu vẫn được dùng ở một số địa phương như Thái Bình, hoặc chuyển sang từ có âm tương tự như bầm (ở Bắc Ninh), u (ở Hà Nam). Cũng trong thời kỳ tồn tại chế độ đa thê này, người con ruột gọi mẹ mình bằng chị, gọi bà vợ chính của cha mình bằng mẹ. |
Tùy vùng miền và thời điểm, từ mẹ được gọi bằng các cách khác nhau. Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ mợ. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng dùng từ bầm, ầm, u. Người Huế dùng từ mạ, chị cả. Những gia đình sinh con khó nuôi, ở Miền Bắc và Miền Trung thường gọi mẹ là mợ, thím, mạ để tránh bị ma quỷ bắt đi. Cũng trong thời điểm này, nhiều người còn gọi me (do chữ Mère của tiếng Pháp mà ra) hoặc là măng (từ chữ Maman của tiếng Pháp). Các từ này đã đi vào văn thơ Việt Nam để chỉ sự thân thiết, gần gũi của người có công dưỡng dục ra mỗi người, như: “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn” (Tố Hữu). |
Hiện nay, phần lớn các vùng miền Bắc dùng từ mẹ, trong khi miền Trung dùng từ mạ, còn miền Nam dùng từ má. Ngoài ra, biến âm của mạ còn có mệ, các cách gọi này thường dùng ở những địa phương Thanh – Nghệ - Tĩnh và Huế. Dù bằng cách gọi nào, đây cũng đều là các từ thân thương, gần gũi, nhưng cũng rất đỗi tình cảm và thiêng liêng để dành gọi người quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người. |
Khi con cái lập gia đình riêng và có cháu, từ mẹ chuyển thành bà. Với ý nghĩa gọi thay cho con, từ bà vừa thể hiện độ tuổi của mẹ, vừa chỉ vai vế trong gia đình, đồng thời thể hiện sự tôn kính dành cho mẹ. Ngoài ra, một số người có thể dùng từ bà cụ, như bà cụ nhà tôi, cũng thể hiện sự gần gũi, đồng thời định rõ độ tuổi của mẹ. |
-
Giáo dục2 phút trướcLiên quan đến vụ việc nữ sinh ở Thanh Hóa bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ, sau gần 1 tháng bị khởi tố bị can, 6 nữ sinh vẫn đi học bình thường.
-
Giáo dục14 phút trướcTừ 14/2, thông tư mới về dạy thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực, có thể tác động đáng kể tới thực trạng dạy thêm hiện nay. Khảo sát trong năm 2024 cho thấy, cứ 10 giáo viên thì có 4 người dạy thêm, với số thời gian cao nhất là gần 15 giờ/tuần ở bậc THPT.
-
Giáo dục1 giờ trước"Nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong 3 ngày liên tục, có thể xem xét cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ học".
-
Giáo dục12 giờ trướcTheo Thông tư 29 vừa được Bộ GD&ĐT ban hành, từ năm 2025, học sinh sẽ không phải nộp tiền học thêm trong trường, số tiền này được trích từ ngân sách.
-
Giáo dục17 giờ trướcTheo thông báo của Hội đồng Anh và IDP, tất cả các kỳ thi IELTS tại Việt Nam sẽ được chuyển đổi sang hình thức thi trên máy tính, kể từ ngày 30/3.
-
Giáo dục19 giờ trướcViệc các trường giảm phương thức xét tuyển cùng với đó là sự hạn chế về môn tự chọn trong kỳ thi tốt nghiệp khiến nhiều thí sinh lo lắng về cơ hội vào đại học.
-
Giáo dục20 giờ trướcHiện, các trường đại học đang đào tạo nhiều ngành học khác nhau mang lại cho thí sinh nhiều lựa chọn trong tương lai.
-
Giáo dục22 giờ trướcThông tư 29/2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định rõ những trường hợp giáo viên được phép dạy thêm trong nhà trường.
-
Giáo dục23 giờ trướcXuất phát điểm từ công việc giao đồ ăn, Lôi Hải Vi đã đánh bại một thạc sĩ văn học từ Đại học Bắc Kinh trong một cuộc thi thơ uy tín cấp quốc gia và trở thành giáo viên mà không cần bằng đại học.
-
Giáo dục23 giờ trướcTiến sĩ Nguyễn Trà Giang bị Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TPHCM tạm đình chỉ chức vụ Viện trưởng Viện khoa học và quản lý thể dục thể thao để xác minh tố cáo.
-
Giáo dục1 ngày trướcGiám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã lên tiếng về thông tin hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội nguy cơ mất thưởng Tết.
-
Giáo dục1 ngày trướcÔng Đoàn Hữu Khuê vừa bị cách chức hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Chư Prông, Gia Lai) do bỏ nhiệm sở nhiều ngày sau khi bị đình chỉ công tác.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm diễn ra trong suốt thời gian qua, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcBên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập.