- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Câu chuyện cảm động về chàng trai mắc bệnh Down, dành 10 năm để học lớp 1 với khát khao được trở thành thầy giáo
Tôi thật bất ngờ khi bắt gặp cảnh tượng một cậu bé mắc hội chứng Down đang đứng trước một đám trẻ và tự xưng là thầy.
Ghé thăm căn nhà nhỏ cuối đường làng của em Dũng tại xã Krông Nô – Huyện Lak – Tỉnh Đắk Lắk, tôi thật bất ngờ khi bắt gặp cảnh tượng một cậu bé mắc hội chứng Down đang đứng trước một đám trẻ và tự xưng là thầy.
Cậu bé mắc bệnh Down dành gần 10 năm để học lớp 1
Các thầy cô trường Tiểu học Quang Trung xã Krông Nô – Huyện Lak – Tỉnh Đắk Lắk không ai còn lạ lẫm với Nông Văn Dũng hay được mọi người gọi là Cu Tý, một chàng trai mắc Hội chứng Down dành gần chục năm học lớp một. Tuy nhiên do sức khỏe ngày một yếu, lên lớp không có khả năng tiếp thu kiến thức còn tuổi tác đã lớn nên Nhà trường để gia đình đưa Dũng về nhà tự học.
Bố của em trầm ngâm hồi nhớ ngày ấy Dũng thích đi học lắm, hôm nào cũng đến lớp kể cả khi Nhà trường tổ chức lao động. Hồi Cu Tý còn bé bố mẹ đã sắm vở và bút để tự dạy cho con tại nhà nhưng em không thích bởi ngồi ngoài sân nhìn ra đường thấy các bạn được mặc bộ đồng phục rất đẹp, sáng nào cũng thế, bố em liền quyết định đưa Cu Tý đến trường, năm 7 tuổi em nhập học vào lớp một. Dũng biết viết chữ, biết đọc được các số đếm từ 1 đến 10 nhưng khi hỏi ngược lại thì em phải suy nghĩ và không đáp lại được ngay.
Cô Thuần – Giáo viên chủ nhiệm mà em rất yêu quý luôn động viện để Cu Tý đi học, gia đình em thuộc diện hộ nghèo được cấp dụng cụ học tập miễn phí đấy là động lực để Dũng đến lớp, năm lên 10 tuổi em đã tự đi bộ đến trường trên quãng đường dài hơn 1 cây số. Có lần Cu Tý đi học về bị người ta tạt nước ướt nhẹp, bị trêu chọc còn bị đánh nhưng em vẫn đến trường.
Như thường lệ, em thức dậy và chuẩn bị đi học thì bố em đã khuyên suốt 1 tuần liền "Con ốm rồi! nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ làm những công việc nhỏ thôi, mẹ sẽ dạy chữ cho con" Cu Tý mới chịu ở nhà và nghỉ học cho đến giờ, em cũng có ước mơ được trở thành một thầy giáo nhưng thực quá xa vời.
Cu Tý phụ bố mẹ chăm cà phê để bố mẹ đi làm việc nặng nhọc hơn.
Em luôn mỉm cười, vô tư nhìn cuộc sống cứ trôi.
Ước mơ được làm thầy giáo trở thành hiện thực
"Chúng em chào thầy ạ!" tiếng chào thánh thót của 7 em nhỏ trong xóm cùng vang lên. Cu Tý bắt đầu lên lớp, đem nào sách, nào vở, nào bút mà mình có phân phát cho đám trẻ. Những tưởng đây là trò chơi của con nít, nhưng bố mẹ các bé lại rất vui và an tâm để Cu Tý đứng lớp, một phần lớp học ấy giúp các em nhỏ vừa chơi vừa học Cu Tý có thể dạy cho các em đếm số và bảng chữ cái, phần khác Cu tý được thỏa niềm đam mê trở thành thầy giáo. Với Cu Tý hôm nào cũng là ngày khai giảng bởi hôm nào em cũng chỉ dạy đếm số, dạy hát dạy bảng chữ cái lặp đi lặp lại suốt hai năm nay.
Nét chữ nắn nót nhưng vì em viết liền nhau nên ít ai biết Cu Tý đã viết những gì.
Nông Văn Dũng (22 tuổi) khi sinh ra đã rất yếu, năm 3 tuổi vẫn chưa biết bò. Gia đình khó khăn không có kinh phí để đưa em đi chạy chữa nhưng nhiều lần đã thử các phương pháp dân gian vẫn không khỏi, không ai biết Cu Tý bị bệnh gì cho đến khi có đoàn bác sĩ tới buôn làng khám chữa bệnh miễn phí mới biết em mắc Hội chứng Down từ đó gia đình không còn tìm cách chữa trị nữa.
Bố mẹ Cu Tý đã lớn tuổi, người ta hay nhắc đến ông với cái tên Ông Nhạc què, ông kể: "Lúc còn ở Cao Bằng cũng không biết mình bị bệnh gì chỉ thấy phù nề chân trái đau nhức đi khám nhưng hồi đó chưa có thuốc đặc trị sau nó biến chứng cứ mỗi lần bước đi lại đau cả 2 bắp chân xong cuối cùng bị tàn phế mất chân trái, lại thêm gánh nặng cho gia đình khi bị bệnh về tim đã 4 lần chạy chữa ở Sài Gòn mới được về nhà còn mẹ Cu Tý (66 tuổi) là lao động chính trong gia đình do tuổi già nên đau nhức liên miên và cũng vừa đi theo đoàn khám bệnh miễn phí ở Sài Gòn vài hôm nữa mới về".
Bữa cơm giản dị của hai bố con, phải tối mịt mới được ăn do bố phải trông cho đến khi chim về tổ bố mới được về nhà.
"Cu Tý như thế thôi mà thương bố mẹ lắm, mấy năm nay sức khỏe nó cũng khá lên nhiều" - Bác nói đầy tự hào, mặc dù có dấu hiệu chậm phát triển nhưng Dũng vẫn có thể đi học, có thể đọc viết và làm toán và đặc biệt nó có thể dạy học... Hằng ngày Cu Tý phụ trách nấu cơm, giặt quần áo cho mẹ, phụ bố mẹ chăm cà phê, bẻ ngô và vác được đồ nặng tầm 20kg
Bố Cu Tý thở dài: "Bác chỉ hi vọng có phép màu để nó có thể tỉnh táo chút ít và có thể gánh vác 1 phần nào đó cho gia đình, rồi chuyện yên bề gia thất, ai mà lấy nó! Rồi không biết gì hết người ta cũng bỏ đi thôi. Bố mẹ làm sao ở đời được mãi với con, tương lai sẽ ra sao khi về già liệu có tự xoay sở được không? Đây có lẽ là cái số rồi của nó rồi. Nếu con bác bình thường chắc bây giờ đã có cháu gọi ông nội bà nội vui biết mấy"
Có ai hỏi em thương ai Cu Tý cười tít mắt nói: "Tý thương bố mẹ nhất" lúc nào em cũng cười rất tươi mặc cho ngày mai cuộc đời mình như thế nào.
Gương mặt trẻ hơn so với tuổi, em có đôi mắt biết cười.
Đôi tay ngắn vuốt ve những chú chó mà em thích.
Giờ ra chơi của lớp học, thầy giáo thích làm quản trò.
Cu Tý phụ trách nấu cơm, dọn dẹp bếp núc trong nhà.
Ngoài thời gian phụ giúp gia đình Cu Tý còn sang dạy học cho các em nhỏ.
Bác Nhạc què (bố Cu Tý) phải ngồi dưới trời nắng hơn 30 độ C để trông cho chim khỏi ăn lúa.
Đôi mắt bác buồn dần khi nhắc đến tương lai của đứa con trai duy nhất lại mắc Hội chứng Down.
Niềm vui được làm những công việc nhỏ hằng ngày của Cu Tý hi vọng đỡ đần một phần cho bố mẹ
Theo Helino
-
Giáo dục10 giờ trướcChi bộ Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế) vừa họp và tạm thu hồi quyết định kỷ luật Đảng với cô giáo Hồ Thị Tâm để điều chỉnh, bổ sung một số văn bản theo quy định.
-
Giáo dục17 giờ trướcỦy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa công bố các hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên ở UBND huyện Quan Hóa vì đã có sai phạm trong trong tuyển sinh vào lớp 6, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, năm học 2022-2023.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhững ngày qua, cộng đồng háo hức trải nghiệm ChatGPT, công cụ này nhanh chóng tạo ra cơn sốt trên toàn cầu, đa số đều chung nhận định đây là công cụ thông minh và hữu ích, nhất là trong lĩnh vực giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2023 ghi nhận nhiều ĐH tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý thí sinh tham gia quá nhiều kỳ thi riêng sẽ lãng phí thời gian, công sức, tạo áp lực thi cử
-
Giáo dục2 ngày trướcMột nữ sinh lớp 6 ở Trường THPT Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đánh bạn trong lớp. Hình ảnh được quay lại rồi tung lên mạng…
-
Nghiên cứu Đại học Oxford khiến nhiều cha mẹ giật mình: Hóa ra trẻ học kém đi đến từ nguyên nhân nàyGiáo dục2 ngày trướcNghiên cứu được công bố đã giúp các bậc phụ huynh thiết lập phương pháp giáo dục trẻ phù hợp.
-
Giáo dục3 ngày trướcTại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong mắt của nhiều sinh viên, thầy cô giỏi trước hết là những giảng viên hiện đại. Thầy cô cũng cần thường xuyên 'update' (cập nhật, làm mới) bản thân, cập nhật các 'hot trend' để gần gũi với các em hơn.
-
Giáo dục4 ngày trướcNgày 1/2, tờ 163 đưa tin, trường THCS Thực Nghiệm Nam Sơn tại Miến Dương, Tứ Xuyên, Trung Quốc đưa ra thông báo cấm học sinh mặc đồ hiệu khi đến trường.
-
Giáo dục4 ngày trướcDù không giảng dạy nhưng Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS-THPT huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) Nguyễn Văn Nam vẫn nhận 71 triệu đồng tiền đứng lớp. Cùng với đó là nhiều sai phạm của ông Nam mà Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Nông vừa chỉ ra.
-
Giáo dục4 ngày trướcMột hiệu trưởng trường tiểu học ở Cà Mau bị kiểm điểm rút kinh nghiệm do có những tin nhắn với nội dung nhạy cảm gửi cho nữ giáo viên.
-
Giáo dục5 ngày trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục5 ngày trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục5 ngày trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.