- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lớp học kỳ lạ các em ngồi quay lưng vào nhau và câu chuyện nghẹn lòng phía sau qua lời kể của thầy giáo Tiểu học
Lớp học chia làm 2 nửa và ngồi quay lưng lại với nhau khiến nhiều người tò mò. Tuy nhiên, sự thật phía sau lại khiến ai nấy nghẹn lòng...
Lớp học chia làm 2 nửa và ngồi quay lưng lại với nhau khiến nhiều người tò mò. Tuy nhiên, sự thật phía sau lại khiến ai nấy nghẹn lòng...
Với những người yêu du lịch, am hiểu địa lý có lẽ ít nhiều từng nghe tới cái tên Măng Đen. Địa danh này là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, nơi đây có cả thiên đường sinh thái đa dạng với nắng, gió, khí hậu rất dễ chịu.
Tuy nhiên, khác một trời một vực với thị trấn, khi đi sâu vào những xã ở vùng cao của huyện Kon Plong cuộc sống của người dân ở nơi đây khó khăn vô cùng. Đặc biệt các em nhỏ không có điều kiện được học hành tử tế .
Ngôi trường tạm bợ nằm chênh vênh giữa núi rừng Tây Nguyên.
Nguyễn Văn Thịnh (Quảng Ngãi), thầy giáo trẻ nhận lớp từ đầu năm học 2019-2020 đã phải trải qua 3 tiếng cuộc bộ trên đường đất, dốc cao mới tới được trường điểm của làng Đắk Bao, xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Trong những ngày ấy, người thầy 9X cho biết nhiều lúc phải bẻ hoa chuối rừng chấm muối ăn cho đỡ đói. Thế nhưng khi tới nơi rồi, thầy giáo trẻ mới nhận ra những gian khổ mới chỉ là bắt đầu.
Quãng đường lên tới trường điểm của làng Đắk Bao, xã Đắk Nên, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum không đơn giản.
Các em học sinh ở đây điều kiện rất khó khăn. Cơ sở vật chất chưa có, lớp học được ghép lại từ những miếng gỗ nhưng gió vẫn lùa, mưa vẫn hắt. Đang là mùa đông khá lạnh nhưng các em cũng chỉ mặc những chiếc áo mỏng manh tới lớp.
Với những món đồ dùng học tập như bút, thước vô cùng quen thuộc với học sinh bình thường nhưng các bé vùng cao này lại đầy lạ lẫm. "Tất cả đồ dùng học tập và quần áo của các em đều là do chính giáo viên và một số nhà hảo tâm mua tặng" – thầy Thịnh chia sẻ.
Lớp học đặc biệt các em ngồi quay lưng lại với nhau.
Đặc biệt, vì không có trường, lớp và giáo viên nên trẻ em ở đây không được học mầm non mà lên thẳng lớp 1. Tuy thế, vì số lượng học sinh còn ít, giáo viên cũng không đủ nên một lớp học sẽ ghép cả các bé lớp 1 và lớp 2. Các bé sẽ quay lưng vào nhau và nhìn lên phần bảng của mình. "Vùng sâu vùng xa không có đủ trường lớp nên phải học lớp ghép, lớp 1 và lớp 2 học chung luôn đó. Hai lớp sẽ ngồi quay lưng lại với nhau" – thầy Thịnh lý giải.
Cô bé Y Kiêu lớp 1 ngồi quay lưng với các anh chị lớp 2.
Hành trình tới trường của các bé cũng vô cùng gian nan. Dù đã nghe hàng trăm lần câu chuyện học sinh vùng khó khăn phải trải qua con đường gập ghềnh sỏi đá, ngày nắng bụi mù, ngày mưa trơn trượt nhưng khi tận mắt chứng kiến thầy Thịnh mới xót xa. Những đôi mắt ngây thơ ấy khiến thầy quyết tâm bám trụ lại vùng đất này, mang con chữ cho các em.
Chia sẻ về các em học sinh của mình, thầy Thịnh cho biết: "Các em ở đây rất nhát. Thi thoảng cũng có mạnh thường quân ở dưới xuôi lên thăm tặng quần áo, đồ dùng nhưng các em sợ hãi, chỉ đứng nép một góc. Các bé cũng rất thật thà và chăm chỉ. Dù điều kiện thiếu thốn nhưng tất cả đều rất nỗ lực. Ngoài ra, một khó khăn nữa khi giảng dạy các bé ở đây là tiếng nói và phát âm của các em còn chưa chuẩn. Các em thường bỏ thanh khi đọc và viết.
Cô bé Y Kiêu 6 tuổi đã viết chữ khá tròn trịa.
Dù khó khăn như thế nhưng những em học sinh nơi vùng sâu vùng xa này lại khá thông minh. Trải qua một kỳ học, cô bé Y Kiêu 6 tuổi đã viết chữ khá tròn trịa, rõ nét, làm phép tính trong phạm vi 10 thành thạo.
Nhìn những gương mặt ngây thơ ấy, thầy Thịnh cho biết mình không nỡ rời ra thôn bản. Bởi vì các em rất cần sự giúp đỡ, giáo dục để có thêm cơ hội thoát đói nghèo trong tương lai.
Có lẽ, thầy Thịnh cũng như các em học sinh "vùng ngược" ấy cuộc sống sẽ bớt ngược hơn khi có được sự hỗ trợ từ mọi người để mùa đông bớt lạnh, con đường đi học bớt gian nan.
Theo Helino
-
Giáo dục4 giờ trướcNgay khi bài văn bá đạo này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
-
Giáo dục15 giờ trướcSáng 22/5, Ủy ban Văn hóa và Giáo dục (VH&GD) của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 3 để thảo luận báo cáo chuyên đề về “việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Lịch sử cấp trung học phổ thông (THPT)”. Ủy ban đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu và quy định Lịch sử cấp THPT là môn học bắt buộc.
-
Giáo dục1 ngày trướcChỉ vì lấy chai nước cho bạn uống mà chưa xin phép, nữ sinh bị một nhóm bạn vây đánh hội đồng rồi quay clip tung lên mạng xã hội. Ban giám hiệu nhà trường sau khi làm việc với phụ huynh đã quyết định kỷ luật 5 em học sinh có hành vi đánh bạn.
-
Giáo dục2 ngày trướcPhương pháp giáo dục của người mẹ tưởng chừng đơn giản, nhưng nó đã giúp 2 trong 3 đứa con trai bà trở thành triệu phú.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều trường đại học nâng mạnh mức học phí, khiến nhiều phụ huynh và học sinh lo lắng.
-
Giáo dục2 ngày trướcHình ảnh người bố hiện lên đích thị là “ông bố quốc dân”, việc gì cũng làm được.
-
Nữ sinh bị nhóm bạn đánh hội đồng và quay clip đăng lên mạng xã hội, nguyên nhân sự việc gây bất ngờGiáo dục2 ngày trướcBị nhóm bạn đánh liên tiếp, nữ sinh chỉ đứng im chịu trận.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo Quyết định số 2551 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh cả nước sẽ nghỉ hè sau ngày 31/5/2022, tùy theo kế hoạch của địa phương.
-
Giáo dục3 ngày trướcDự kiến năm học tới học phí đối với bậc THCS tăng gấp đôi so với năm ngoái, từ 19.000-155.000 đồng lên 50.000-300.000 đồng/tháng.
-
Giáo dục3 ngày trướcViệc một số hiệu trưởng Hà Nội đề xuất cho học sinh đi học từ tháng 8 nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo nhiều giáo viên cho rằng, điều này khá hợp lý vì học sinh và giáo viên có thời gian đến trường sớm củng cố thêm kiến thức bị thiếu hụt, bồi đắp những kĩ năng. Tuy nhiên, nhiều giáo viên khác lại cho rằng, như vậy là không thỏa đáng.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Quốc gia Hà Nội đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội). Từ nay đến tháng 9/2022, khoảng 6.000 sinh viên sẽ tới học tập tại đây.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrường ĐH Y Hà Nội vừa thông qua mức thu học phí mới đào tạo trình độ đại học, sau đại học cho năm học 2022 – 2023. Theo đó, mức học phí của một số chuyên ngành đào tạo sẽ tăng trên 70%.