Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu "vạn người mê", rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề "trồng người" và cái kết không thể tuyệt vời hơn

Là một hoa hậu nổi tiếng đồng thời là một người mẫu sáng giá nhưng người phụ nữ ấy đã từ bỏ tất cả để dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục khiến nhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.

Là một hoa hậu nổi tiếng đồng thời là một người mẫu sáng giá nhưng người phụ nữ ấy đã từ bỏ tất cả để dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục khiến nhiều người kính trọng và ngưỡng mộ.
 

Bà Swaroop Sampat sinh năm 1958, đăng quang trong cuộc thi Hoa hậu Ấn Độ vào năm 1979. Bà cũng là đại diện cho Ấn Độ tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ năm 1979 và được báo giới săn đón lúc bấy giờ.

Vào thời điểm ấy, Swaroop Sampat là cái tên đắt giá trong giới showbiz. Sở hữu nhan sắc hoàn hảo cùng thân hình quyến rũ, Swaroop Sampat là một người mẫu nổi tiếng và là diễn viên đầy triển vọng, từng góp mặt trong một số bộ phim Bollywood.

Giữa lúc đỉnh cao của sự nghiệp, Swaroop Sampat bất ngờ kết hôn ở tuổi 29 với mối tình kéo dài 13 năm. Đám cưới diễn ra ấm cúng và trang trọng ở Mumbai vào năm 1987. Chồng bà là Paresh Rawal, nam diễn viên danh giá đồng thời là một chính trị gia có tiếng nói.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn-1

Bà Swaroop Sampat vào thời điểm đăng quang ngôi vị Hoa hậu Ấn Độ năm 1979.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn-2Gia đình hạnh phúc của bà Swaroop Sampat.

Bà sinh được hai người con trai là Aniruddh và Aditya. Kể từ đây, người phụ nữ xinh đẹp này cũng tình nguyện rời xa ánh đèn sân khấu, toàn tâm toàn ý lo cho tổ ấm nhỏ của riêng mình. Bà muốn dành thời gian để nuôi dạy và quan tâm đến hai người con trai. Và người phụ nữ này không ngờ rằng có một ngày mình sẽ rẽ hướng trở thành một giáo viên.

Nhận thấy một số phương pháp giảng dạy hiện tại gây căng thẳng cho trẻ em cũng như các hệ lụy trong đời sống gia đình, bà Swaroop đã quyết định trở thành giáo viên. Bà theo đuổi ngành nghề hoàn toàn xa lạ với mình với hai mục tiêu chính được đề ra đó là giúp trẻ em thêm tự tin, vững vàng thông qua giáo dục kỹ năng sống và ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới mẻ. 

Phương pháp giáo dục mà bà hướng tới thường giúp học sinh và giáo viên cùng suy ngẫm, tưởng tượng nhằm xây dựng ý thức về sự tự lập và khám phá, khẳng định giá trị bản thân. Người phụ nữ này cũng quyết tâm đi học trở lại, theo đuổi con đường tiến sĩ để có thể hiện thực hóa mục tiêu của mình. 

Trong quá trình làm tiến sĩ, bà dành thời gian nghiên cứu về các kỹ năng sống giúp nâng cao tiềm năng con người, giáo dục giáo viên và ứng dụng nghệ thuật vào giảng dạy. Để giúp đỡ được nhiều trẻ em tại các môi trường học tập khác nhau, bà Swaroop đã phát triển một phương pháp giảng dạy có tính phổ quát. 

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn-3Bà Swaroop quyết theo chinh phục con đường học vấn của mình để làm tiền đề phát triển sự nghiệp trồng người.

Với phương pháp này, bà có thể giúp được học sinh với các hoàn cảnh đời sống khác nhau, từ trẻ em đường phố, nông thôn, trẻ lao động sớm, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế, xã hội khó khăn, cho đến các em tại trường chuyên học tập hiệu quả nhất.

Thực tế, đối tượng học trò nào cũng đi cùng những thách thức nhất định. Tuy nhiên, bà Swaroop đã có thể giải quyết những khó khăn đó thông qua việc tổ chức diễn kịch trong lớp học. Đó là một phương pháp học tập chủ động, lấy người học làm trung tâm, bao gồm thảo luận nhóm, đề xuất sáng kiến, tranh luận, trò chơi, hát và vẽ.

Quá trình thảo luận sẽ giúp các em thêm hiểu biết về thế giới và năng lực của mỗi người. Có thể nói rằng phương pháp này đã có ảnh hưởng quan trọng nhất định đến học trò của bà. Trong đó là hai ví dụ điển hình: Sau khóa học với bà Swaroop tại Bhadbhediya, các giáo viên tại đây đã thảo luận vấn đề tảo hôn với ủy ban làng và đưa ra các biện pháp ngăn chặn cần thiết. Còn ở Sodvadra, học sinh của bà đã giúp ngăn chặn nạn lao động trẻ em trong ngành công nghiệp đánh bóng kim cương và đưa các em học sinh trở lại trường học.

Bà Swaroop đã có nhiều cống hiến cho tri thức sư phạm của xã hội Ấn Độ hiện đại. Bà trở thành chuyên gia đào tạo giáo viên, diễn giả tại hơn 40 hội nghị trong nước, quốc tế. Bà còn tổ chức rất nhiều hội thảo cho học sinh, giáo viên, nhân viên công tác xã hội và những nhà tâm thần học. 

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn-4

Bà Swaroop luôn hết lòng với sự nghiệp trồng người.

Với tấm lòng và kiến thức của mình, tiến sỹ, diễn viên, hoa hậu Ấn Độ Swaroop đã có những đóng góp ý nghĩa cho giáo dục Ấn Độ, như đưa 450 trẻ em dân tộc thiểu số đi học trở lại. Năm 2014, bà thực hiện các buổi đào tạo giảng dạy từ xa theo yêu cầu của chính phủ, một chương trình cực kỳ thành công, mang lại những thay đổi to lớn trong cộng đồng giáo viên ở vùng nông thôn Gujarat. 

Bà Swaroop còn là thành viên phi chính phủ đặc biệt trong Ban Cố vấn Giáo dục Trung ương. Năm 2016, bà được trao giải thưởng Cống hiến Giáo dục Cộng đồng của năm tại Hội nghị Mầm non Quốc tế lần thứ 4 của Hiệp hội Mầm non. Năm 2019, bà nằm trong top 10 chung kết Giải thưởng giáo viên toàn cầu. Bà cũng là người Ấn Độ duy nhất được chọn từ hơn 10.000 đề cử và ứng viên đến từ 179 quốc gia.

Bà chia sẻ rằng nếu đạt Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu, bà sẽ thành lập một viện nghiên cứu để thiết kế và phát triển chương trình giảng dạy dự bị đặc biệt (PVE) tại các trường tiểu học. Mục tiêu của chương trình là nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về tất cả các ngành nghề khác nhau tại Ấn Độ. Viện sẽ chia sẻ thành quả nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới có liên quan trực tiếp đến các Mục tiêu Phát triển Bền vững năm 2030.

Câu chuyện về nữ giáo viên, từ hoa hậu vạn người mê, rời xa ánh đèn sân khấu làm nghề trồng người và cái kết không thể tuyệt vời hơn-5Bà là ứng cử viên sáng giá cho Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu.
 


Theo Helino

Link gốc: https://helino.ttvn.vn/helino/cau-chuyen-ve-nu-giao-vien-tu-hoa-hau-van-nguoi-me-roi-xa-anh-den-san-khau-lam-nghe-trong-nguoi-va-cai-ket-khong-the-tuyet-voi-hon-22201920119214937.htm

 


giáo viên

nghề giáo


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.