Chơi cầu trượt, bé trai đạp thẳng vào ngực bạn làm gãy tay nhưng cách ứng xử của người mẹ còn gây phẫn nộ hơn

Vụ tai nạn xảy ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cậu bé 5 tuổi đã bị gãy tay và trật khớp khuỷu tay khi đang chơi cầu trượt.

Vụ tai nạn xảy ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Cậu bé 5 tuổi đã bị gãy tay và trật khớp khuỷu tay khi đang chơi cầu trượt.

Camera an ninh cho thấy, bé Yueyue lúc đó đang leo lên cầu trượt cao tầm 1m. Trong khi đang nắm tay cầm ở phía đầu cầu trượt thì một cậu bé khác đạp thẳng vào ngực Yueyue. Bé bị ngã xuống đất. Mẹ Yueyue lập tức chạy tới bên con. Còn mẹ cậu bé kia cũng cuống quýt chạy đến chỗ chơi cầu trượt, bế con mình đi khỏi khu vui chơi.

Sau đó, Yueyue được đưa tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ cho biết, bé bị gãy cánh tay trên và trật khớp khuỷu tay.

Cô Wang, mẹ Yueyue rất buồn vì cả cậu bé kia lẫn người mẹ không hề biểu hiện chút mong muốn xin thứ lỗi nào. Thay vào đó, họ nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra sự cố.


Trong khi đang nắm tay cầm ở phía đầu cầu trượt thì một cậu bé khác đạp thẳng vào ngực Yueyue (Ảnh cut từ clip).

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, cô Wang đề nghị mẹ cậu bé kia hãy xuất hiện và nói lời xin lỗi. "Nếu cô cư xử dịu dàng, trìu mến với con mình thì tôi cũng sẽ làm vậy với con tôi. Chẳng phụ huynh nào muốn nhìn con mình bị thương cả. Trong vụ tai nạn này, tôi nghĩ, cô nên bước ra và chịu trách nhiệm".

Rõ ràng, cô Wang cũng đã báo sự việc này với cảnh sát. Nhưng họ vẫn chưa tìm ra được hai mẹ con cậu bé kia. Hành động của cậu bé và cách ứng xử của bà mẹ đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.

Dạy trẻ chịu trách nhiệm về hành động của mình

Chạy trốn khỏi "hiện trường" có thể là cách để người mẹ bảo vệ đứa con của mình sau sự cố đã gây ra cho bạn khi chơi cầu trượt. Nhưng trẻ sẽ học được gì từ đó? Làm sai cũng chẳng sao hết, miễn là con không bị bắt sao?

Tinh thần chịu trách nhiệm cá nhân là một trong những tính cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể dạy cho con mình. Nó có nghĩa là chịu trách nhiệm cho chính hành động và những lựa chọn mình đưa ra. Và trẻ cần biết rằng hành động và lựa chọn của mình luôn đi kèm với kết quả (hậu quả) nào đó.


Bà mẹ rất đau xót khi con mình bị gãy tay và muốn hai mẹ con bé kia phải lên tiếng xin lỗi.

Đây không phải khái niệm dễ hiểu đối với trẻ. Bạn cần khởi đầu việc dạy con tinh thần chịu trách nhiệm bằng cách làm gương cho con. Trẻ quan sát những gì bạn làm và cách thức bạn đương đầu với trách nhiệm đó. Tất nhiên, xin lỗi với tư cách người lớn là một phần khi dạy con về tinh thần chịu trách nhiệm.

Sau đây là một số cách đơn giản cha mẹ có thể tham khảo:

1. Đưa ra hậu quả

Nếu con bạn không tuân thủ quy tắc hoặc sống chưa đúng với trách nhiệm của mình, bé nên biết rằng sẽ có hậu quả đi kèm. Đặt ra những hậu quả này từ trước và đảm bảo rằng bạn áp dụng chúng một cách nghiêm túc.

2. Luôn kiên định

Trẻ rất giỏi mặc cả, thương lượng và điều hướng cảm xúc của bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ giữ vững quan điểm của mình khi bàn tới hậu quả mà trẻ phải đối mặt nếu hành động hoặc lựa chọn gì đó.

3. Tránh đổ lỗi

Trẻ thường biện minh cho hành vi của mình và đổ lỗi cho ai đó. Hãy nhắc con rằng bất kể người khác hành động thế nào, trẻ vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về cách phản ứng của mình và rốt cuộc là cách hành xử của chính mình.

4. Liên tục nhắc nhở

Học hỏi về tinh thần chịu trách nhiệm cần nhiều thời gian. Hãy kiên nhẫn và thường xuyên nhắc nhở con. Ví dụ, nếu bạn thấy con chuẩn bị đổ hết đồ chơi ra nhà, nhắc con rằng, con cần dọn mọi thứ lại sau khi chơi xong.

Sẽ có tác dụng hơn khi nói với trẻ việc trẻ nên làm, thay vì việc không nên làm. Hãy thảo luận về cách con có thể xử lý cảm xúc của mình theo cách tích cực, chủ động hơn từ phía trẻ.

5. Khen ngợi tinh thần trách nhiệm của trẻ

Đừng quên khen ngợi con vì những hành vi tốt. "Cảm ơn con đã cho mẹ biết sự thật. Mẹ rất tự hào về con" - những câu nói như thế này sẽ khích lệ và củng cố nỗ lực chịu trách nhiệm của con.


Theo Helino 


Cộng đồng mạng

tai nạn trẻ em

gãy tay


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.