Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêng

Hướng nghiệp là một hành trình dài, đòi hỏi học sinh cần thấu hiểu bản thân, năng lực cá nhân và chủ động tìm kiếm các cơ hội trải nghiệm ngành học, công việc thực tế từ sớm.

Hướng nghiệp - cần bắt đầu sớm và đúng cách

Chia sẻ tại sự kiện hướng nghiệp với chủ đề “Ra quyết định có trách nhiệm trong lựa chọn nghề nghiệp” được tổ chức bởi Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), chuyên viên hướng nghiệp Phạm Thuỳ Chi - nhà sản xuất các chương trình dành cho thanh thiếu niên của VTV7 khẳng định, hướng nghiệp không thể diễn ra chỉ trong một ngày mà đó là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi một kế hoạch cùng các bước thực hiện rõ ràng.

“Gen Z” là thế hệ được sinh ra và lớn lên trong thời đại công nghệ bùng nổ, sớm hiểu rõ sở thích của bản thân cũng như nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp sớm hơn so với thế hệ trước. Tuy nhiên, chị Thuỳ Chi cho rằng: “Nếu các bạn chỉ quyết định nghề nghiệp dựa trên đam mê, hay suy nghĩ một chút về trường này, trường khác… mà không dựa trên tổng quan thì rất khó để đưa ra được quyết định đúng đắn”.

Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêng-1
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp đòi hỏi một kế hoạch với các bước thực hiện rõ ràng và cần được thực hiện từ sớm

Trong hành trình lựa chọn nghề nghiệp, học sinh cũng cần chủ động tìm cơ hội trải nghiệm ngành học và công việc thực tế. Ngay từ những năm cấp 3, học sinh có thể tham gia các dự án hoạt động ngoại khoá, các lớp học thử tại trường đại học, những buổi tham quan văn phòng, hội thảo hướng nghiệp, kiến tập tại các vị trí công việc mình yêu thích… Đây chính là cơ hội để học sinh tìm hiểu chi tiết về quy trình công việc, đồng thời là “phép thử” để các bạn nhìn nhận: “Liệu thực tế công việc này có đúng như mong đợi của mình hay không?”, “Mình có còn muốn tiếp tục theo đuổi nghề này không?”…

Sau những trải nghiệm đó, học sinh có thể cân nhắc, đánh giá, sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai.

Nghề nghiệp có thể hết “hot”, nhưng kỹ năng luôn cần thiết

Cũng tại sự kiện, diễn giả Phạm Thuỳ Chi gợi ý 5 bước giúp bạn trẻ lựa chọn nghề nghiệp, đó là: thấu hiểu bản thân - chọn nghề không sai - khám phá và trải nghiệm các lựa chọn - đánh giá các lựa chọn - đưa ra phương án tốt nhất.
Từ việc nắm bắt được sở thích, năng lực học tập, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp… học sinh có thể khoanh vùng được nhóm nghề nghiệp phù hợp. Chị Thuỳ Chi chia sẻ: “Không có một nghề nào đúng hoàn toàn với mỗi cá nhân. Thay vì giới hạn bản thân chỉ với 1 lựa chọn duy nhất, các bạn hãy lên kế hoạch an toàn cho một nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình”.

Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêng-2
 Học sinh nên có những bản kế hoạch nghề nghiệp an toàn, dự phòng và kế hoạch đột phá cho bản thân

Bên cạnh đó, nắm bắt được xu hướng ngành nghề và sự thay đổi của môi trường làm việc là điều cần thiết, nhưng học sinh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào điều đó để chọn nghề nghiệp. Trong một thế giới đầy biến động, nghề nghiệp luôn có chiều hướng thay đổi. Vì vậy học sinh cần đầu tư vào bản thân, trau dồi năng lực và kỹ năng để thích nghi linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêng-3
 

BUV đồng hành cùng thế hệ trẻ

Sự kiện chủ đề “Ra quyết định có trách nhiệm trong lựa chọn nghề nghiệp” nằm trong chuỗi chương trình hoạt động hướng nghiệp “Hey Gen Z, Shine Your Own Way - Thành công theo cách riêng của bạn” dành cho học sinh cấp 3 trên toàn quốc do BUV triển khai, với mong muốn đồng hành cùng thế hệ trẻ trên hành trình định hướng và xây dựng sự nghiệp.

Chương trình có nhiều hoạt động trải nghiệm và thông tin bổ ích. Học sinh tham gia được hướng nghiệp cùng chuyên gia để nắm được cách nhận biết: sở thích, đam mê, điểm mạnh yếu của bản thân và xác định các lĩnh vực phù hợp. Chương trình cũng mang đến thông tin về một số ngành nghề cụ thể, xu hướng việc làm và nhu cầu của thị trường lao động, cơ hội và lộ trình nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp… thông qua các buổi toạ đàm có các chuyên gia, chuyên gia tuyển dụng, cựu sinh viên.

Chọn nghề nghiệp có trách nhiệm, ‘gen Z’ tự tin thành công theo cách riêng-4
 

Ngoài ra, BUV còn tổ chức hoạt động hướng nghiệp cá nhân, giúp học sinh trực tiếp trải nghiệm lớp học thử chuyên ngành và môi trường đại học, giao lưu với giảng viên, sinh viên tại BUV. Đặc biệt, hướng nghiệp chuyên sâu 1-1 sẽ giải đáp trực tiếp các câu hỏi của học sinh về xác định sở thích, năng lực và ngành nghề mơ ước.

Mặc dù sở hữu những đặc điểm chung của thế hệ, nhưng mỗi cá nhân “gen Z” vẫn có tính cách và nhu cầu khác nhau. Đó là điều BUV luôn coi trọng trong quá trình hướng nghiệp, để có cách tiếp cận phù hợp, tránh “gắn nhãn” các bạn học sinh đều giống nhau.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện BUV cho biết: “Chúng tôi tích hợp các ứng dụng, nền tảng công nghệ trong các hoạt động tương tác; hướng dẫn các bạn cách để tìm kiếm và sàng lọc nguồn tin đáng tin cậy trong hàng triệu thông tin trên Google; động viên các bạn nói ra chính kiến của mình; lắng nghe với tư duy và thái độ cởi mở để các bạn cảm nhận được sự tôn trọng từ BUV. Tuy nhiên, việc này chỉ mang tính tham khảo ban đầu trong công tác chuẩn bị. Sau đó, chúng tôi sẽ điều chỉnh phù hợp theo thực tế tiếp xúc với từng cá nhân và nhóm bạn trẻ khác nhau”.

Trên hành trình tìm kiếm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, BUV luôn nỗ lực đồng hành cùng các bạn trẻ thông qua những những hoạt động trải nghiệm và lối tiếp cận phù hợp; nhằm hỗ trợ các bạn đưa ra quyết định về lĩnh vực mà mình thực sự muốn theo đuổi, đem lại cho các bạn những trải nghiệm tốt nhất khi theo học tại môi trường giáo dục đạt chuẩn quốc tế.

Thu Hằng


gen Z

BUV

hướng nghiệp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.