Chuyện về nữ sinh giúp Việt Nam lập 'kỳ tích' tại Olympic Sinh học quốc tế 2018

Nguyễn Phương Thảo từng là thí sinh nữ duy nhất của Việt Nam giành được tấm Huy chương bạc Olympic Sinh học quốc tế năm 2017.

Với nhiều người, Nguyễn Phương Thảo không phải là cái tên quá xa lạ, bởi em từng là thí sinh nữ duy nhất của Việt Nam giành được tấm Huy chương bạc Olympic Sinh học quốc tế năm 2017.

Năm nay, không chỉ tiếp tục mang về thêm một tấm Huy chương vàng cho Tổ quốc, Phương Thảo còn giúp đoàn Việt Nam lập thêm kỳ tích mới tại sân chơi trí tuệ này. Với tổng điểm cao nhất cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế trong tổng số 261 thí sinh tham dự, Phương Thảo đã trở thành nữ sinh đầu tiên ở Việt Nam đạt được mức điểm cao nhất thế giới ở một cuộc thi Olympic quốc tế.

Và đây cũng là thành tích cao nhất của đoàn Việt Nam tham dự các kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế từ trước đến nay.

Với vẻ ngoài thân thiện và nụ cười luôn rạng rỡ trên môi, nữ sinh Hà Nội sinh năm 2000 dễ gây ấn tượng với người đối diện ngay trong lần gặp đầu tiên. Thảo cho biết, việc tham dự cuộc thi Olympic Sinh học quốc tế giúp em có thêm nhiều trải nghiệm thú vị.

Nguyễn Phương Thảo (thứ 3 từ trái sang phải), người đạt điểm cao nhất tại kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế 2018.

“Ở cuộc thi, các đoàn có cơ hội giao lưu và trò chuyện với nhau. Em vốn là một người chưa thực sự tự tin khi nói tiếng Anh, nhưng sau khi trò chuyện với các bạn quốc tế thì mình cảm thấy rất thoải mái, khác hẳn với lo sợ, e ngại ban đầu. Qua đó em cũng học được cách phát âm, ngữ điệu và cách nói chuyện của các bạn. Thấy các bạn vui vẻ lắng nghe và hiểu điều mình nói, em càng thích thú và có thêm động lực để học tiếng Anh, bởi đây chính là “chìa khóa” giúp em tiếp cận thêm các tài liệu nước ngoài”- Phương Thảo chia sẻ.

Hành trình đến với môn Sinh học của Phương Thảo diễn ra một cách khá tình cờ. Đó là vào năm lớp 9, khi xem các chương trình khám phá khoa học Discovery và Thế giới động vật, Thảo nhận thấy thiên nhiên vô cùng thú vị với nhiều bí ẩn cần giải đáp. Từ đó, em quyết định theo đuổi môn Sinh học với niềm háo hức có thể tìm ra được lời giải cho những tò mò, thắc mắc rất con trẻ của mình.

Không ngừng nỗ lực tìm tòi và học tập, cuối lớp 9, Thảo đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi TP. Hà Nội và rồi trở thành thủ khoa đầu vào của lớp chuyên Sinh Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Em tiếp tục thể hiện khả năng của mình khi giành được giải Nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học năm lớp 11 và sau đó, Thảo đã “vượt qua” được các anh chị lớp 12 để lọt vào danh sách các thí sinh tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế.

Chia sẻ về bí quyết học tập của mình, Phương Thảo cho biết: “Cách học của em là hình ảnh hóa và sơ đồ hóa mọi thứ để tìm sự liên kết giữa các phần kiến thức với nhau. Lý do là đặc thù môn Sinh học, có rất nhiều phần mảng kiến thức gắn kết với nhau và chỉ khi nào hiểu được sự liên kết giữa chúng thì mới có thể nhanh chóng tìm ra được câu trả lời”.

Còn theo chia sẻ của một số bạn bè cùng lớp, điều ấn tượng nhất chính là bạn gái này lúc nào cũng đeo cái ba lô với rất nhiều sách vở bên trong. Nó giống như là một cái “thư viện di động” phục vụ cho việc học mọi lúc và mọi nơi của Thảo vậy. Ngoài giờ học trên lớp, gần như thời gian rảnh còn lại trong ngày của Thảo đều gắn với thư viện, nơi lưu trữ kho tàng tri thức của nhân loại, giúp em được thỏa sức với niềm đam mê tìm tòi, khám phá của mình.

Bạn thân của Thảo, Nguyễn Thị Nguyệt Hà (lớp Chất lượng cao, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên) kể: “Em đã ở cùng Thảo một vài đêm và chứng kiến bạn ấy say sưa học bài đến tận 2-3h sáng. Với em, Phương Thảo là định nghĩa của sự hoàn hảo, không chỉ xuất sắc trong học tập mà còn ứng xử rất tinh tế, hài hòa, thân thiện với mọi người xung quanh”.

Nói về học trò “cưng” của mình, cô Đỗ Thị Thanh Huyền, Trưởng Bộ môn Sinh học Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN chia sẻ: Thảo là một học sinh ngoan, hiếu học và đặc biệt có đam mê cháy bỏng với môn Sinh học. Em thông minh, rất chăm chỉ, không bao giờ cảm thấy hài lòng về bản thân mà luôn nỗ lực trau dồi kiến thức. Khi gặp vấn đề khó, Thảo luôn tìm kiếm câu trả lời, nếu không sẽ chủ động hỏi thầy cô. Em cũng vận dụng rất nhanh các phương pháp tự học được thầy cô trang bị, thậm chí biến những phương pháp của thầy, cô thành phương pháp của riêng mình.

Chia sẻ về kỷ niệm “nhớ đời” của cô trò, cô Huyền kể: “Năm 2017, khi đó Thảo là học sinh lớp 11 và cũng lần đầu tham dự kì thi học sinh giỏi quốc gia. Thảo đặt mục tiêu phải giành giải nhất kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh học. Tuy nhiên, kết quả thực tế không như mong đợi, Thảo đứng trong tốp 10, nhưng chỉ đạt giải Nhì. Khi biết kết quả đó, Thảo rất suy sụp và mất phương hướng.

Thương trò nhưng mong muốn Thảo có một tinh thần “thép” nên thay vì động viên, tôi đã phải đặt ra điều kiện với Thảo. Tôi nói với em ấy rằng: “Cô ghét những ai vừa mới thua cuộc mà đã bỏ trận, thất bại này sẽ mở ra thành công khác. Nếu em đứng dậy, ngẩng cao đầu và bước tiếp, cô sẽ luôn đồng hành cùng em và tiếp lửa, còn không cô sẽ tìm kiếm một học sinh khác có đam mê và ước mơ lớn hơn”. Và có lẽ cũng từ “thất bại” ấy, Thảo đã có thêm động lực và ý chí quyết tâm. Kết quả là vào năm 2017, Thảo đã tham dự kì thi Olympic Sinh học quốc tế và trở thành nữ sinh duy nhất của năm giành được Huy chương bạc”.

Không dừng lại ở đó, cô và trò đã tiếp tục hành trình hiện thực hóa giấc mơ của mình. Tại kỳ thi Olympic Sinh học 2018, Phương Thảo không chỉ đổi được màu cho tấm huy chương và còn giúp đoàn Việt Nam xác lập được kỳ tích mới khi em chính là nữ sinh đầu tiên đạt được mức điểm cao nhất tại một cuộc thi Olympic quốc tế.

Với thành tích xuất sắc này, Phương Thảo sẽ đủ điều kiện tuyển thẳng vào rất nhiều trường đại học danh giá của Việt Nam song em cho biết, nguyện vọng lớn nhất của em vẫn là học ngành y để sau này có thể trở thành một bác sĩ chữa bệnh, làm vơi bớt nỗi đau cho mọi người.

Theo Công An nhân dân


thi Olympic quốc tế

huy chương

nữ sinh


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.