- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cô giáo dạy tiếng Anh 23 năm không dám thổ lộ lương tháng 1,2 triệu đồng
Ngày 4/6, hàng trăm giáo viên hợp đồng đã có mặt tại trụ sở địa điểm tiếp công dân của UBND TP Hà Nội.
Ngày 4/6, hàng trăm giáo viên hợp đồng đã có mặt tại trụ sở địa điểm tiếp công dân của UBND TP Hà Nội.
Ngày 9/4 vừa qua, bên lề kỳ họp thứ 8 của HĐND TP Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết sẽ xem xét phương án vừa xét tuyển vừa thi tuyển để đảm bảo quyền lợi cho những giáo viên hợp đồng lâu năm, có kinh nghiệm và chuyên môn tốt tại Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức, Ba Vì…
Tuy nhiên, 2 tháng đã trôi qua mà chưa có câu trả lời chính thức nào. Đến nay, hàng trăm giáo viên vẫn chờ đợi phương án cụ thể từ thành phố.
Hàng trăm giáo viên kêu cứu sau 2 tháng mòn mỏi chờ một quyết định của thành phố
Ngày 4/6, hàng trăm giáo viên hợp đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có mặt tại trụ sở địa điểm tiếp công dân của UBND TP Hà Nội để giải quyết việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng từ ngày 31/5/2019, các điều kiện xét tuyển viên chức theo Nghị định Nghị định 29/2012/NĐ-CP cũng như nhiều vấn đề liên quan đến chế độ lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) của giáo viên.
“Tôi đã đi xin rất nhiều việc nhưng không ai nhận”
Cô Đặng Thị Ngọc, giáo viên Tiếng Anh tại Trường Tiểu học Hương Sơn B, huyện Mỹ Đức, cho biết năm 1996 cô bắt đầu được phân công đi dạy với mức lương 150.000 đồng/tháng. Sau 23 năm công tác, đến nay mức lương cũng chỉ vỏn vẹn 1.210.000 đồng/tháng.
Cô Ngọc cũng như nhiều giáo viên hợp đồng tại Mỹ Đức khẳng định dù đã làm việc hàng chục năm qua nhưng họ chưa ngày nào được hưởng BHXH cũng như nhiều chế độ khác.
Huyện Mỹ Đức ký hợp đồng 3 tháng cho cả trăm giáo viên trong suốt hàng chục năm qua. Giáo viên chỉ biết “mỗi ngày hi vọng cơ chế sẽ thay đổi”. Nhưng đến giờ phút này, cô Ngọc cho biết, mình đã phải nhận “trái đắng”.
“Chúng tôi vẫn mòn mỏi chờ đợi. Mất việc, liệu chúng tôi sẽ về đâu khi đã làm trong ngành giáo dục hàng chục năm?”, cô Ngọc nói.
Cô giáo Lê Thị Xuân, giáo viên Trường Tiểu học An Phú, huyện Mỹ Đức
Cô giáo Lê Thị Xuân, giáo viên Trường Tiểu học An Phú, huyện Mỹ Đức, buồn bã cho biết mình cũng như nhiều giáo viên khác đang đứng trước nguy cơ mất việc vì bị chấm dứt hợp đồng. Nhiều năm nay, cô Xuân cũng như nhiều giáo viên hợp đồng Mỹ Đức vẫn đang “sống mòn” với mức lương “kịch trần” là hơn 1.200.000 đồng/tháng và không được đóng BHXH.
"Tôi rất yêu nghề, gắn bó với nghề vì niềm hy vọng tương lai sẽ cải thiện hơn. Giờ đây, giáo viên chúng tôi cũng đã nhiều tuổi. Nếu phải đột ngột chấm dứt hợp đồng, chúng tôi không còn biết bám víu vào đâu để sống. Vì vậy, chúng tôi vẫn mong một hướng giải quyết thấu tình đạt lý từ thành phố”.
Sau nhiều tháng hi vọng rồi thất vọng, cô Xuân quyết định lên Hà Nội tìm việc làm mới. “Tôi đã đi xin rất nhiều việc ở các công ty khác nhau nhưng đều không được nhận vì đã ngoài 40 tuổi. Tôi đành về lấy thêm 6 sào ruộng để cấy, còn buổi sáng thì đi chợ bán cua. Mấy ngày nắng cũng được năm chục một trăm nghìn, còn ngày mưa không “đi cân” được khéo “ăn cụt" cả vốn lẫn lời”.
Nhiều giáo viên “kêu cứu” trước nguy cơ mất việc
Cô giáo Đặng Thị Nhung, giáo viên Trường THCS Xuân Thu, Sóc Sơn, thì cho biết: "Nếu tinh giảm biên chế, là giáo viên hợp đồng, chúng tôi vẫn phải chấp nhận. Nhưng thực tế, nhiều huyện "việc lấy vào vẫn cứ lấy vào, việc thải ra vẫn cứ thải ra", và các huyện vẫn đang thiếu nhiều vị trí giảng dạy”.
Hầu hết giáo viên cho rằng lãnh đạo đã “bỏ quên” họ.
Cô Hoàng Thị Hải Anh, giáo viên Trường THCS Minh Quang, Ba Vì, cho biết: “Mặc dù đã 2 lần dự thi, điểm cũng nằm trong top đầu nhưng vì lý do nào đó, tôi lại không được lựa chọn. Tôi từng suy nghĩ rất nhiều đến việc mình có nên tiếp tục đăng ký hay chấp nhận dừng lại. Thất bại nhiều khiến tôi cảm thấy sợ hãi”.
Bản thân cô Hải Anh cảm thấy xấu hổ và không dám chia sẻ mức lương chỉ hơn 1,3 triệu đồng/tháng với đồng nghiệp nơi khác.
“Mặc dù cấp trên nói sẽ có văn bản trả lời trước ngày 15/5 nhưng tới nay vẫn chưa có bất kỳ hồi âm nào được đưa ra. Nhiều giáo viên sắp về hưu, có kinh nghiệm và thành tích cũng đang đứng trước nguy cơ mất việc. Tại sao các cấp lãnh đạo có thể bỏ quên cả một thế hệ giáo viên như vậy?", cô Hải Anh đặt câu hỏi.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục6 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục17 giờ trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục23 giờ trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục2 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục3 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.
-
Giáo dục4 ngày trướcĐể giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
-
Giáo dục5 ngày trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, các trường đại học có quyền công bố xét tuyển sớm.