- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con gái qua đời sau khi bị mắng, đọc được di thư bố mẹ không thể tha thứ cho mình và bài học dạy con thức tỉnh nhiều phụ huynh
Câu chuyện đau lòng này là một hồi chuông cảnh tỉnh nhức nhối đối với các bậc cha mẹ
Câu chuyện đau lòng này là một hồi chuông cảnh tỉnh nhức nhối đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt đối với những người bận rộn, không có thời gian bên cạnh chăm sóc con, nhưng chỉ cần một việc nhỏ cũng sẽ mắng chúng vô tội vạ, điều này sẽ khiến chúng bị tổn thương nặng nề và dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Có một điều không ai có thể phủ nhận rằng, kể từ khi ra đời thì sự tồn tại của đứa trẻ là điều khiến bố mẹ hạnh phúc nhất.Vì vậy, bất kể con cái ở ngoài làm sai điều gì nhưng về nhà luôn được bố mẹ bao dung, dành cho chúng tình yêu vị tha.
Tuy nhiên, trên thực tế các chuyên gia tâm lý cho biết, tâm lý của trẻ con vô cùng phức tạp nhất là đối với những đứa trẻ nhạy cảm.
Đôi khi chỉ một lời nói hay một hành động bình thường cũng vô tình khiến chúng bị tổn thương và dẫn đến hậu quả không thể thay đổi được.
Câu chuyện về một bé gái 9 tuổi tên Lợi Lợi sống tại vùng nông thôn ở Vũ Hán, Trung Quốc đã qua đời khiến gia đình và mọi người đau lòng khôn xiết.
Vài ngày trước đó, Lợi Lợi sau khi đi học về thấy nải chuối trên bàn liền chạy đến và bắt đầu ăn. Sự vui vẻ và hứng thú của Lợi Lợi khiến em trai nhỏ bắt đầu tò mò và đòi ăn cùng với chị.
Tuy nhiên, trẻ con với nhau nên Lợi Lợi lại không muốn chia sẻ, cô bé ăn một mình và cuối cùng em trai đã khóc thật lớn.
Tiếng khóc thất thanh của cậu bé khiến người bố giật mình đến xem tình hình, bố Lợi Lợi nghĩ rằng cô bé bắt nạt em nên đã mắng cô bé xối xả, Lợi Lợi đang bình thường bỗng khóc òa lên trong sự ấm ức.
Nghĩ rằng mọi chuyện chẳng có gì to tát, việc bố mẹ hay mắng những đứa trẻ lớn vì không nhường nhịn và chia sẻ cho em cũng là chuyện bình thường, tuy nhiên với gia đình Lợi Lợi lại không như vậy.
Sáng hôm sau, gia đình không tìm thấy Lợi Lợi đâu cả. Đến nửa ngày sau, hàng xóm trong thôn lại báo rằng phát hiện thi thể con bé nằm bên bờ sông gần nhà.
Vừa nghe tin, mẹ Lợi Lợi ngất ngay lập tức. Sau đó, vào chỗ ngủ của con, bố Lợi Lợi phát hiện mảnh giấy nhỏ mà Lợi Lợi viết về chuyện hôm qua.
Trong mảnh giấy Lợi Lợi nói rằng bố không thương con bé, chỉ nghĩ đến em trai và xem Lợi Lợi như người thừa trong nhà.
Kể từ khi em trai chào đời, bố mẹ dồn hết tâm trí cho em, thỉnh thoảng vì em là mắng oan Lợi Lợi, cô bé cảm thấy tổn thương và muốn biến mất khỏi nơi này.
Câu chuyện đau lòng này là một hồi chuông cảnh tỉnh nhức nhối đối với các bậc cha mẹ, đặc biệt đối với những người bận rộn, không có thời gian bên cạnh chăm sóc con, nhưng chỉ cần một việc nhỏ cũng sẽ mắng chúng vô tội vạ, điều này sẽ khiến chúng bị tổn thương nặng nề và dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Hơn hết đó là tâm lý so sánh giữa những đứa con mà nhiều bố mẹ bỏ qua. Không ít người cho rằng, trẻ em không nhạy cảm nhưng trên thực tế chúng cũng rất hay suy nghĩ và để tâm những điều không vui.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên giáo dục con cái bằng hình thức trao đổi, trò chuyện như những người bạn.
Không nên lớn tiếng, so sánh anh chị em với nhau, và đặc biệt nên đứng ở góc độ của con để giải quyết sự việc.
Theo Helino
-
Giáo dục4 giờ trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục10 giờ trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục1 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
-
Giáo dục2 ngày trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, các trường đại học có quyền công bố xét tuyển sớm.
-
Giáo dục4 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục5 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục6 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục6 ngày trướcCâu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.
-
Giáo dục23/01/2023Mùa tuyển sinh 2023 nhiều đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy.
-
Giáo dục23/01/2023Khai bút đầu năm Quý Mão 2023 viết gì để có một năm may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành thuận lợi và sự nghiệp hanh thông... là băn khoăn của nhiều người.