Cử nhân đi giúp việc, phụ hồ: Lãng phí nhưng còn hơn làm biếng

Việc cử nhân đi giúp việc, phụ hồ… kiếm sống không thể nói là không lãng phí, nhất là ở góc độ đào tạo. Thế nhưng đã khó khăn mà còn làm biếng thì sẽ càng lãng phí hơn.

Việc cử nhân đi giúp việc, phụ hồ… kiếm sống không thể nói là không lãng phí, nhất là ở góc độ đào tạo. Thế nhưng đã khó khăn mà còn làm biếng thì sẽ càng lãng phí hơn.

Quá lãng phí!

Nhiều năm gần đây, tình trạng cử nhân và cả thạc sĩ làm những công việc phổ thông như phụ hồ, giúp việc nhà, công nhân… được nhắc đến rất nhiều. Đối với cá nhân mỗi người có thể nói đây là nỗ lực để họ vượt qua khó khăn trước mắt. Nhưng trên góc độ tổng thể, đó là một sự lãng phí khủng khiếp của giáo dục đại học (ĐH) đối với người học và với xã hội.

Lâu nay vô số nguồn lực được “dốc sức” cho giáo dục ĐH nhưng rồi đối tượng tốt nghiệp từ các trường ĐH luôn chiếm tỷ lệ thất nghiệp cao và theo chiều hướng tăng dần đều.

Cử nhân, Thạc sĩ đi phụ hồ thể hiện sự bất ổn của giáo dục Đại học (Ảnh minh họa: Hoài Nam)
Cử nhân, Thạc sĩ đi phụ hồ thể hiện sự "bất ổn" của giáo dục Đại học (Ảnh minh họa: Hoài Nam)

Việc cử nhân phải làm đủ mọi ngành nghề ngoài chuyên môn để sống thể hiện sự mất cân bằng và bất ổn giữa cung - cầu của giáo dục ĐH. Đặc biệt, lý do thất nghiệp chủ yếu là cử nhân không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trung bình mỗi quý chúng ta có thêm 25.000 người tốt nghiệp ĐH và sau ĐH thất nghiệp nhưng các doanh nghiệp vẫn cực kỳ khó tìm được nguồn nhân lực chất lượng.

Việc cử nhân “dừng chân” ở những công việc trái nghề, phổ thông chủ yếu mang tính tạm thời, giải quyết khó khăn trước mắt. Và việc họ muốn kiếm những công việc lao động phổ thông cũng không dễ bởi không có tay nghề, kinh nghiệm.

Lao động phổ thông bây giờ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng không thuộc khả năng đảm đương của các trường ĐH về Kinh tế, Quản trị, Sư phạm… “Ăn nhờ ở đậu”, ít cử nhân nào nghĩ đến việc gắn bó lâu dài với những công việc phổ thông. Một khi làm việc tạm bợ cùng tâm lý bất mãn thì hiển nhiên công việc cũng sẽ không đạt hiệu quả cao nhất.

Sự lãng phí của hàng vạn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp không chỉ lãng phí ở từng người học, trong từng gia đình, ở đào tạo mà lãng phí cho cả nền kinh tế, cho xã hội.

Làm biếng sẽ càng lãng phí!

Một vấn đề được đặt ra: Nên nhìn nhận như thế nào về việc cử nhân đi giúp việc nhà, phụ hồ?

Ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch Trí Tri Group bày tỏ trong mọi hoàn cảnh, thuận lợi hay khó khăn thì con người phải lao động. Việc cử nhân được đạo đào về những lĩnh vực khác, tìm được “tạm lánh” vào các công việc trái ngành, phổ thông không thể phủ nhận đó là sự lãng phí của toàn xã hội.


Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi người phải thật sự nỗ lực. (Ảnh: Hoài Nam)
Cạnh tranh trên thị trường lao động sẽ ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi người phải thật sự nỗ lực. (Ảnh: Hoài Nam)

Nhưng theo ông Chiến, phải nhìn vào thực tế khi giáo dục ở trường học chưa đạt các yêu cầu tuyển dụng của nền kinh tế thị trường. Sinh viên ra trường thất nghiệp, không việc làm mà lại tiếp tục… làm biếng thì còn lãng phí hơn nhiều.

“Đến lúc các bạn phải hiểu rằng bản chất thu nhập của mình sẽ đến từ giá trị mình tạo ra chứ không phải ở bằng cấp”, ông Chiến nói.

Một nhà giáo dục khác đưa ra quan điểm, khi anh có bằng cấp nhưng không đủ năng lực để xin việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và anh cũng không chịu bắt đầu bằng những vị trí thấp hơn, những công việc phổ thông, tay chân thì… đang tự giết mình. Mà trường hợp này bây giờ không hề ít, nhiều người “ru ngủ” cuộc đời bằng tấm bằng. Trong khi, tất cả mọi người đều cần lao động để trả lời câu hỏi: Tôi là ai?

Một khi “sự đã rồi”, thay vì tiếp tục chờ đợi vào những chính sách, vào những đổi mới của việc đào tạo thì mỗi phải tự tìm cách cứu lấy mình. Chúng ta tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) đặt người lao động phải cạnh tranh từng vị trí việc làm với đội ngũ nhân lực đến từ các nước.

Khi chưa đáp ứng được chuyên môn đào tạo và tiếp tục “chê” việc thì chẳng khác nào người lao động tự loại mình và nhường sân cho “đối tác”.

Theo Dân Trí


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.