- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xét xử vụ gian lận thi cử ở Sơn La: Cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khai bị ép cung
Trong phiên xét xử sáng nay, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) nhiều lần khẳng định trong quá trình điều tra mình bị ép cung.
- Gian lận thi cử ở Hòa Bình: Cựu trưởng phòng an ninh bật khóc nói "tôi bị oan, sẽ kháng cáo đến cùng, đời tôi chưa xong thì đời con, đời cháu"
- Thêm 1 chiêu gian lận thi cử từ học sinh, ai thấy cũng phải thốt lên: IQ cao lắm mới nghĩ ra được cách tinh vi như này!
- Vụ gian lận thi ở Hòa Bình: Trực tiếp nâng điểm bài thi nhưng không phạm tội
Bị cáo Trần Xuân Yến.
Sáng 23/5, TAND tỉnh Sơn La tiếp tục phiên xét xử vụ án gian lận điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia 2018.
Trong phiên xét xử sáng nay, Viện Kiểm sát tiếp tục xét hỏi đối với các bị cáo. Trước bục khai báo, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga (cựu chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La), khai vào ngày 28/6/2018, Trần Văn Điện (trú tại TP Sơn La) có đến nhà đặt vấn đề nâng điểm cho các thí sinh.
Lúc này, Nga nói: "Việc này khó lắm, không biết có làm được không, chắc không làm được đâu".
Sau phần trả lời của bị cáo Hồng Nga, Trần Văn Điện đứng lên đối chất. Điện nói, lời khai của bị cáo Nga chỉ đúng một phần.
Điện khai rằng, lời khai của Nga không đúng ở nội dung thoả thuận nâng điểm cho các thí sinh và tiền cảm ơn. Điện khẳng định rằng không đưa tiền cảm ơn cho bị cáo Hồng Nga.
Theo lời khai của Điện, trong tờ danh sách thông tin thí sinh đưa cho Nga không ghi số điểm cần nâng, Điện chỉ nhờ Nga xem điểm hộ.
Tiếp tục phiên xét xử, bị cáo Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT) nói rằng không đồng ý với cáo trạng bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Lời khai của Yến trước Viện Kiểm sát thể hiện, trong kỳ thi 2018, Điện được nhờ xem điểm cho 13 thí sinh, bị cáo không nhớ tên nhưng nhớ những ai đã nhờ xem.
Ngày 28/6/2018, ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc Sở GD&ĐT) nhờ Yến xem điểm 8 thí sinh, ông đưa 2 tờ danh sách chứa thông tin các thí sinh.
Tờ thứ nhất có 6 thí sinh còn tờ thứ 2 có 2 thí sinh đều ghi đầy đủ số báo danh, họ tên, điểm mong muốn và môn thi cần sửa. Trong đó, có thí sinh là cháu của Yến.
Trần Xuân Yến khẳng định nội dung điểm mong muốn đạt được chính là số điểm thí sinh tự chấm.
Sau khi nhận danh sách, Yến chuyển các danh sách này cho Nguyễn Thị Hồng Nga. Tại toà sáng nay, ông Yến cho biết trong quá trình điều tra, ông bị ép cung nên có mội số nội dung không chính xác, như việc khai trong danh sách chuyển cho bị cáo Nga.
“Ban đầu bị cáo bị ép cung. Sau khi có sự tham gia của kiểm sát viên, bị cáo mới khai đúng sự thật”, ông Yến khai.Tại toà, Yến cũng phủ nhận việc chỉ đạo Nga nâng điểm và tạo điều kiện cho các bị cáo mang bài thi về nhà để sửa và cho rằng thời gian này đang bị ép cung nên khai không đúng sự thật.
Ngày 18/7/2018, khi hay tin đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT lên kiểm tra, Yến đã chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Nga rà soát toàn bộ quy trình chấm thi, sao lưu dữ liệu chấm thi ra các đĩa CD để bảo quản.
Sáng nay, Trần Xuân Yến tiếp tục khẳng định bị ép cung nên khai sai sự thật về việc đã chỉ đạo bị cáo Nga dùng phần mềm xóa dữ liệu sửa bài thi để xóa dấu vết và đốt tiêu hủy 16 hộp đĩa CD ở nghĩa trang.
Theo cáo trạng, Trần Xuân Yến đã làm trái nhiệm vụ được giao khi nhận thông tin 13 thí sinh để chuyển cho bị cáo Nga nâng điểm.
Dù không trực tiếp tham gia việc sửa bài thi nhưng bị cáo Yến đã tạo điều kiện, đồng thuận cho nhóm bị cáo cấp dưới rút bài thi từ phòng niêm phong để mang về nhà chỉnh sửa. Khi bị thanh tra, Yến đã chỉ đạo bị cáo Nga xóa dữ liệu trên máy tính để trốn tội.
Tại phiên xét hỏi ngày 22/5, bị cáo Trần Xuân Yến đã phủ nhận cáo trạng quy kết bị cáo đã nhờ nâng điểm cho thí sinh thi THPT tại Sơn La 2018, đồng thời bác bỏ lời khai của những bị cáo khác tố ông chỉ đạo vụ nâng điểm thi.
Bị cáo Yến chỉ thừa nhận đã đưa thông tin 13 thí sinh để nhờ bà Nga xem điểm. Trong đó có tờ đánh máy của ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc Sở GD&ĐT).
Theo Tổ Quốc
-
Giáo dục2 giờ trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục7 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục14 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục3 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục3 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục4 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.