- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Đại học "ứng phó" thế nào với cơn sốt ChatGPT?
Tại Việt Nam, ChatGPT đang thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt khi gây ấn tượng về khả năng soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm văn miêu tả, hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Nhiều ý kiến lo ngại cho giáo dục đại học.
Chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương vừa thử dùng ChatGPT để thiết kế chương trình học cho học sinh. Bà bất ngờ khi ChatGPT chỉ mất 6 phút để soạn một giáo án dài 6 trang mà giáo viên có thể sử dụng ngay, với chất lượng khá. Để ra một kết quả tương tự, đội ngũ soạn giáo án của bà sẽ tốn ít nhất 1-2 buổi suy nghĩ và vài chục giờ làm việc.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, các giảng viên của trường đang bàn luận sôi nổi về ChatGPT. PGS. Điền nhìn nhận ứng dụng ChatGPT hiện mới chỉ dừng ở mức độ “chưa khôn”, nên chưa ảnh hưởng tới các cơ sở đào tạo chuyên sâu về công nghệ cũng như các ngành liên quan đến tính toán số liệu.
“Trước mắt, nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi ứng dụng này lớn nhất là Khoa học xã hội và nhân văn, Kinh tế quản lý và luật”, PGS. Nguyễn Phong Điền khẳng định.
Giới trẻ luôn hứng thú với ứng dụng công nghệ mới. Ảnh: Xuân Tùng
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết sự phát triển của ChatGPT khiến nhiều người lo lắng rằng đây là một con dao hai lưỡi. Người học sẽ sử dụng nó như một công cụ để gian lận.
“Tôi nghĩ những lo lắng về sự gian lận như vậy cũng chỉ là chuyện nhỏ. Chúng ta sợ sinh viên gian lận bằng cách nhờ ChatGPT viết bài luận, nhưng thực tế, sinh viên có thể thuê người viết. Điều nguy hiểm hơn, ChatGPT khiến học sinh, sinh viên sẽ không còn động lực học tập tích cực. ChatGPT có thể dịch được ra bất cứ ngôn ngữ nào khiến cho người học không còn động lực học ngoại ngữ”, PGS. Trần Thành Nam cảnh báo.
PGS. Nam nhìn nhận, giáo dục trong thời gian tới, ChatGPT sẽ thay thế những giáo viên truyền thống, dạy theo tiếp cận nội dung. Nhưng ChatGPT sẽ không thay thế được giáo viên hiện đại, những giáo viên dạy học theo cách tiếp cận dựa trên năng lực. ChatGPT không thể tạo được cảm hứng học tập.
Ở hướng tích cực, PGS Nam cho rằng sử dụng đúng cách, ChatGPT có thể là một người bạn trong lớp học và là một công cụ tuyệt vời cho học sinh. Với trẻ nhỏ, gia đình có thể sử dụng ChatGPT như một gia sư số. Với học sinh, có thể sử dụng GPT để tạo ra các bản nháp đầu tiên. Dựa trên dàn ý đầu tiên này, bộ óc tư duy sáng tạo và phản biện của từng cá nhân sẽ viết tiếp để tạo nên những bài luận chất lượng nhất.
Theo TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm khoa Công nghệ Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội, hiện nhiều trường học ở Mỹ, Úc… đã cấm học sinh sử dụng ChatGPT và một số chatbot AI khác có khả năng tạo lập văn bản như bài luận, bài kiểm tra…
Tuy vậy, TS. Tôn Quang Cường cho rằng, ChatGPT đã góp phần thay đổi và định hình lại quan niệm về dạy học, hướng mạnh đến thẩm quyền người học, một thứ “sư phạm tự quyết, tự định hướng và tự điều chỉnh” xuất phát từ chính người học.
Theo Tiền phong
-
Giáo dục6 giờ trướcTính đến 21h ngày 20/3, TP.HCM còn khoảng 21.000 học sinh chưa xác định được mã định danh. Thành phố yêu cầu phải có mã định danh mới được vào học mầm non, lớp 1 và lớp 6.
-
Giáo dục12 giờ trướcCác hoạt động ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm, hướng nghiệp phải bảo đảm tính thiết thực, gắn với mục tiêu giáo dục cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông.
-
Giáo dục12 giờ trướcCâu chuyện học Toán ở bậc THPT quá nặng một lần nữa lại làm nóng ngày hội tư vấn tuyển sinh mới diễn ra ở Hà Nội.
-
Giáo dục13 giờ trướcViệc đăng ký nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo là yêu cầu bắt buộc nếu thí sinh mong muốn trúng tuyển ở nguyện vọng đó.
-
Giáo dục1 ngày trướcIELTS - chứng chỉ đang được rất nhiều người theo đuổi đặc biệt là các bạn học sinh với nhiều giá trị đem lại như quy đổi điểm thi, tuyển thẳng vào đại học… Do đó, ngày càng có nhiều phụ huynh luyện thi IELTS cho con từ rất sớm.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều thắc mắc liên quan toán học được nêu ra tại ngày hội tư vấn tuyển sinh. Trong đó, có người đặt vấn đề: Những kiến thức về tích phân, đạo hàm, phương trình lượng giác, logarit... liệu có áp dụng vào công việc?.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Bộ GD-ĐT cho biết, đang xây dựng thông tư sửa đổi quy chế thi tốt nghiệp THPT, dự kiến công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 từ 17-19/7.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrường THCS Phú Thịnh (Vĩnh Long) đã tổ chức họp và xử lý kỷ luật 9 học sinh liên quan vụ hành hung tập thể quay clip.
-
Giáo dục2 ngày trướcKhi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ thông minh sẽ không dạy con nói 'không sao', mà sẽ trấn an cảm xúc của trẻ, hiểu và thông cảm với con cái, và để cho trẻ hiểu rằng bị bắt nạt không phải là lỗi của chúng, cho trẻ sự khẳng định và hỗ trợ đầy đủ.
-
Giáo dục2 ngày trướcTuyến bài: 'Có nên cho trẻ rời bỏ trường học để giáo dục tại nhà?' trên báo VietNamNet một lần nữa lật mở mảnh ghép trong cách giáo dục trẻ được một số gia đình lựa chọn.
-
Giáo dục3 ngày trướcCông an TP Mỹ Tho đang tạm giữ một thầy giáo của trường THCS Xuân Diệu để điều tra, làm rõ hành vi nhắn tin "gạ tình" nữ sinh lớp 8 của trường.
-
Giáo dục3 ngày trướcCó các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như TOEFL Primary, Cambridge… học sinh sẽ có cơ hội được tuyển thẳng hoặc cộng điểm khuyến khích vào nhiều trường THCS trên địa bàn Hà Nội.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrong nhiều năm qua, số lượng học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 ở TP.HCM luôn tăng, tuy nhiên thành phố vẫn duy trì mức khoảng 70% học sinh dự thi có chỗ học công lập. Để đáp ứng điều này, mỗi năm TP.HCM xây thêm hàng trăm phòng học mới.