Danh sách 14 trường Đại học có nguy cơ bị giải thể

Có tới 14 trường đã thành lập hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn phải đi thuê mặt bằng để tổ chức việc giảng dạy hoặc không đảm bảo tỉ lệ diện tích đất theo quy định.

Có tới 14trường đã thành lập hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn phải đi thuê mặt bằng để tổchức việc giảng dạy hoặc không đảm bảo tỉ lệ diện tích đất theo quy định.

Hơn 10 nămvẫn đi thuê... lớp học

Một loạt các trường ĐH đã được thành lập trên 10 năm nhưng chưa đảm bảo về cơ sởvật chất và chất lượng đào tạo được Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục, thanhthiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi đề nghị nên giải thể.

Danh sách 14 trường Đại học có nguy cơ bị giải thể
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi. Ảnh: VNE

Báo cáo về việc thựchiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đàotạo trong giáo dục ĐH cho thấy, nhiều trường ngoài công lập có khó khăn về đấtđai, cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.   

Cụ thể còn 14trường, trong đó có 11 trường thành lập từ năm 1998 đến nay, mặc dù đã đi vàohoạt động, nhưng không có khuôn viên riêng vẫn phải đi thuê mặt bằng; một sốtrường địa điểm học rải rác ở nhiều nơi, không thuận tiện cho triển khai cáchoạt động đào tạo.

Tỷ lệ diện tích đất trên 1 sinh viên của một số trường còn thấp so với quy địnhnhư: Trường ĐH Hàng hải 1,0 m2/1 sinh viên; Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM 0,9 m2/1sinh viên; Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường 1 m2/1 sinh viên; Trường CĐ Kỹthuật Cao Thắng 0,9 m2/1 sinh viên... trong khi quy định bình quân diện tíchkhông ít hơn 25m2 /1sinh viên.
  
Danh sách các trường mới thành lập chưa xây dựng theo cam kết và đang phải thuêcơ sở để đào tạo cho thấy, một loạt các trường như: Trường ĐH FPT (Hà Nội) đượcthành lập từ năm 2006 nhưng đến nay việc xây dựng trường tại khu công nghệ caoHoà Lạc vẫn đang trong giai đoạn thi công; Trường ĐH CNTT Gia Định (TP.HCM) đượcthành lập năm 2007 đến nay vẫn phải thuê cơ sở đào tạo của đơn vị khác; TrườngĐH Phan Châu Trinh (Quảng Nam) cũng đang trong tình trạng mượn đất để dạy học.

Một số trường thành lập suốt từ năm 1997 đến nay vẫn trong tình trạng đi thuêđịa điểm, không đảm bảo hạ tầng cơ sở để giảng dạy.

Danh sách 14 trường Đại học có nguy cơ bị giải thể
Trường ĐH FPT vẫn phải thuê cơ sở để đào tạo

Trong đó cóTrường ĐH DL Đông Đô (Hà Nội) thành lập năm 1997 đến nay vẫn chưa códiện tích để xây dựng, không có tiền để xây dựng, đang thuê 4 cơ sở khácnhau để đào tạo.

Trường ĐH DL Hùng Vương (TP.HCM) thành lập năm 1997, đã được cấp 24 hađất tại huyện Bình Chánh nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng, chưa có cơ sởtrường lớp đủ tiêu chuẩn để giảng dạy.

Trường ĐH DL Văn Hiến (TP.HCM) cũng thành lập từ năm 1997 nhưng hiệnđang thuê địa điểm để đào tạo tại 4 cơ sở khác nhau.
   
Ngoài ra, một loạt các trường đại học khác được thành lập từ hơn 10 nămnay, đến nay vẫn không đảm bảo cơ sở vật chất để đào tạo. Như trường ĐHNguyễn Trãi (Hà Nội), ĐH Hoà Bình (Hà Nội), ĐH Đông Đô (Hà Nội).
   
Các trường ĐH Tư thục Chu Văn An (Hưng Yên), ĐH Quốc tế Sài Gòn(TP.HCM), ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Thành Tây (Hà Nội), ĐH Quốctế Bắc Hà (Hà Nội), ĐH Đại Nam (Hà Nội), ĐH Công nghệ và Quản lý Hữunghị (Hà Nội) cùng nằm trong diện thành lập từ những năm2006, 2007, 2008 đến nay vẫn chưa có cơ sở hạ tầng đảm bảo để đào tạo.
   
Trường có tỉ lệ giảng viên quá ít cũng lọt “tầm ngắm”

Trong khi các trường ngoài công lập đào tạo trong tình trạng đi thuê lớpthì báo cáo trình Quốc hội sáng nay còn cho thấy, ở các trường công lậpđội ngũ giảng viên không theo kịp nhu cầu phát triển kể cả về số lượngvà chất lượng.

Danh sách 14 trường Đại học có nguy cơ bị giải thể
Một số trường có tỷ lệ sinh viên/giảng viên quá cao so với quy định

Tỷ lệ giảngviên có trình độ tiến sĩ, chức danh giáo sư, phó giáo sư còn thấp. BộGD&ĐT đã xác định tỷ lệ tối đa sinh viên/giảng viên của các khối ngànhđào tạo khác nhau, nhưng thực tế một số trường còn có tỷ lệ sinhviên/giảng viên quá cao so với quy định. 

Cụ thể, Trường ĐH Tôn Đức Thắng là 39,3/1;Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 29,8/1; Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng 37,6/1; TrườngCĐ Công thương TP.HCM 47,5/1.

Tính bình quân cả nước đến tháng 8/2009, số giảng viên là giáo sư có 320người/61.190 giảng viên, đạt tỷ lệ 0,52%; số giảng viên có chức danh Phó Giáo sưlà 1.966 người, đạt tỷ lệ 3,21 %.

Có sự chênh lệch lớn về trình độ giảng viên tại các đại học quốc gia, ĐH vùng,trường ĐH trọng điểm với các trường ĐH dân lập và trường ĐH của các địa phương.Cơ cấu đội ngũ giảng viên mất cân đối: giảng viên khoa học cơ bản, giảng viênnhững ngành thiếu hấp dẫn có nguy cơ rời bỏ nghề do một số khoa buộc phải đóngngành đào tạo vì không có sinh viên đăng ký học.

Giảng viên cơ hữu của các trường ngoài công lập đa số là giảng viên lớn tuổithường là cán bộ về hưu từ các trường công lập, cơ quan nhà nước. Giảng viêndạy quá nhiều, do vậy không có thời gian nghiên cứu khoa học và nâng cao trìnhđộ.

Theo Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.