Đề thi vào lớp 10 bàn lẽ sống "dâng cho đời"

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về lẽ sống được thể hiện trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Nói với con.

Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về lẽ sống được thể hiện trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Nói với con. Một số học sinh đã chọn các nhân vật như kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm, cậu bé giỏi tiếng Anh Đỗ Nhật Nam, tay vợt Nguyễn Tiến Minh đưa vào bài làm.

THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, lớp 10, thi chuyên

Đề thi chính thức môn Ngữ văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2015. (Ảnh: Văn Chung).

Sáng 3/6, học sinh thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội bước vào thời gian làm bài môn Ngữ văn (120 phút). Đây là môn thứ ba trong tổng số 4 môn thí sinh phải làm.

9h30 mới hết giờ làm chính thức nhưng nhiều thí sinh đã ra sớm.

Nguyễn Văn Minh (lớp 9 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành) viết khá dài cho câu hỏi số 3.

Sau khi phân tích lẽ sống trong hai bài thơ, Minh nêu quan điểm mỗi con người cần phải chọn cho mình một lẽ sống, đam mê. Minh lấy ví dụ là những gương mặt như kỳ thủ cờ tướng Lê Quang Liêm, Đỗ Nhật Nam, tay vợt Nguyễn Tiến Minh, những hành động thầm lặng của tình nguyện viên, các học sinh VN tham gia kỳ thi khoa học kỹ thuật quốc tế vừa giành giải cao. Được ôn luyện kỹ về dạng đề này nên Minh cho biết mình triển khai các ý trong câu văn khá dễ dàng.

Một học sinh lớp 9 Trường THCS Lương Thế Vinh thi vào lớp chuyên Anh vui vẻ cho biết: "Em cũng đang đi tìm lẽ sống của bản thân nên câu hỏi 6 điểm càng thú vị. Bài văn nghị luận em viết khá dài khoảng 2 trang. Một số dẫn chứng được em đưa vào bài là Thomas Edison, Newton".

Thí sinh nói thêm: "Em cũng liên hệ nhiều đến bản thân nhưng xin giữ kín. Tuy nhiên, em viết những điều rất thật, là suy nghĩ của bản thân. Dù có thể không đỗ vào trường, nhưng chắc chắn thầy cô chấm bài sẽ nhớ em để nếu sau này ra ngoài cuộc sống gặp nhau thầy cô sẽ nhớ về em".

THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, lớp 10, thi chuyên

Thí sinh sau khi kết thúc bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2015. (Ảnh: Văn Chung).

Trong khi đó, học sinh Thu Hằng, Trường THCS Trần Phú (tỉnh Hà Nam) thi vào lớp chuyên Anh cho biết câu hỏi này là một gợi ý, nhắc nhở người trẻ từ bỏ lối sống ích kỷ, không có mục đích lý tưởng hoặc làm việc chưa tốt.

Liên hệ đến bản thân, Thu Hằng cũng như nhiều bạn cho biết mình cần học tập tốt, sau ra đời sẽ làm công việc gì đó giúp ích cho đất nước như bác sĩ chẳng hạn.

Còn Thu Huyền, học sinh Trường THCS Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) thi vào lớp chuyên Anh phân tích: "Khác với mọi năm, câu hỏi 6 điểm không hỏi phân tích đoạn văn hay nhân vật mà cho hai bài cùng nói về lẽ sống. Trong bài, em dẫn dắt từ lẽ sống trong văn chương đưa vào lẽ sống cuộc đời. Nếu bài Mùa xuân nho nhỏ nói về lẽ sống cống hiến nhỏ nhoi, thầm lặng thể hiện sự khiêm nhường thì bài thơ của Ý Phương thể hiện lẽ sống kiên cường mạnh mẽ. Hai lẽ sống tưởng đối lập mà lại bổ sung cho nhau, giúp con người sống tốt hơn".

THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, lớp 10, thi chuyên

Những học sinh thi vào chuyên Toán-Tin thì cảm nhận đề thi Ngữ văn năm nay khá khó.

Nguyễn Nam Việt và nhóm bạn học cùng bậc THSC tại Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam bất ngờ vì đề thi có bài thuộc chương trình lớp 6. Theo các em, câu nghị luận 6 điểm hỏi về lẽ sống tuy dễ giúp học sinh viết được dài, nêu lên chính kiến của mình nhưng đồng thời gây khó khăn vì dễ bị lan man, lạc ý.

"Em đã tham khảo các đề năm trước nhưng không nghĩ đề năm nay khó đến thế. Nó có cả chương trình lớp 6 mà em không nghĩ đến. Em chỉ ôn Ngữ văn của lớp 8, 9 thôi nên khi đọc câu đầu tiên của đề, em thật sự ngỡ ngàng, bối rối", Liên Bảo Ngọc, học sinh Trường THCS Lý Thường Kiệt than thở.

Theo Văn Chung/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.