- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo sư Hoàng Tụy: Kỳ thi cho ta nhiều hy vọng
GS Hoàng Tụy là người luôn đau đáu quan tâm đến những bước đi đổi mới giáo dục
GS Hoàng Tụy là người luôn đau đáu quan tâm
đến những bước đi đổi mới giáo dục, vậy nên khi đặt vấn đề xin được hỏi
những nhận định của ông về kỳ thi THPT quốc gia 2015 được tổ chức vừa
qua, câu đầu tiên ông nói: "Tôi vừa gửi thư chúc mừng ông Bộ trưởng về
những thắng lợi của kỳ thi.
GS Hoàng Tụy: "Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 chứng tỏ ngành Giáo dục đã đi đúng hướng và thực hiện thành công bước đi đột phá đầu tiên trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia vừa qua được thiết kế hợp lý, theo hướng đổi mới, tiến bộ. Dù việc thực hiện có một số hạn chế, thiếu sót khó tránh rồi sẽ phải rút kinh nghiệm cho năm sau, nhưng nhìn chung suôn sẻ, có thể coi là bước đầu thắng lợi, trả lại niềm tin và hy vọng cho công cuộc đầy gian nan chấn hưng và cải cách giáo dục.
Kỳ thi THPT quốc gia được thiết kế tốt và diễn ra suôn sẻ, thành công
Để đánh giá về kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên được tổ chức năm 2015, Giáo sư sẽ bắt đầu từ đâu?
- Theo tôi, muốn thấy được đầy đủ các mặt đổi mới, tiến bộ của kỳ thi THPT quốc gia 2015, trước hết phải nhìn lại cách thi cử của chúng ta một thời gian dài trước đây.
Hẳn mọi người còn nhớ những năm trước mỗi mùa thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ không chỉ học sinh mà cả phụ huynh, toàn xã hội đều vất vả lo lắng, y như thể cả nước cùng đi thi vậy. Ở các nước Á Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, cách thi của họ nhẹ nhàng hơn ta mà dân họ còn kêu trời về cái họ gọi là “địa ngục thi cử” thì đủ biết nạn thi cử ở ta khổ sở như thế nào.
Trước đây, thường có quan niệm cho rằng thi tốt nghiệp thì phải thi tất cả các môn. Để tránh học lệch, môn nào có học đều phải thi, cho nên thực tế là thi hầu hết các môn. Số ít những môn không thi thì thay đổi theo năm và chỉ được biết mấy tháng trước ngày thi.
Cho nên hằng năm, sau khi Bộ GD&ĐT công bố danh sách những môn thi tốt nghiệp thì các trường chỉ tập trung dạy và học các môn đó, gần như bỏ hẳn các môn khác, dẫn đến việc học càng lệch hơn. Và lại vì chỉ có mấy ngày thi mà kết quả quyết định cả công lao 12 năm đèn sách, cho nên tính rủi ro cao, học tài thi phận không phải là chuyện quá hiếm, tạo nên áp lực tinh thần và thêm một lý do dẫn đến nhiều cách đối phó tiêu cực của thí sinh (và cả phụ huynh, thầy giáo, trong một số trường hợp).
Cái cảnh gần đến ngày thi các máy sao chụp hoạt động hết công suất để sản xuất các loại phao, rồi thi xong sân trường thi trắng phao vứt lại. Những chuyện đáng xấu hổ đó cứ tái diễn hằng năm. Thi tốn kém, vất vả như vậy mà thường chỉ trượt một số rất ít quá kém, số này thật ra đâu cần thi gì, chỉ dựa vào kết quả học tập năm cuối phổ thông cũng loại ra được ngay. Thật phi lý!
Căng thẳng nữa là một tháng tiếp sau kỳ thi tốt nghiệp THPT lại có mấy đợt thi “3 chung” vào đại học, cao đẳng. Suốt tháng đó, thí sinh các nơi đổ về mấy thành phố lớn, chui vào luyện thi trong những lớp học đông đúc chật chội đến nghẹt thở trong không khí nắng nóng oi bức.
Thi kiểu đó vô tình tạo ra hoặc chí ít cũng khuyến khích cách dạy và học lệch lạc, chỉ cốt học để thi cho đỗ, để có được mảnh bằng. Với tâm lý học vì mảnh bằng là chủ yếu chứ đâu phải học để biết, để hiểu, để rèn luyện nhân cách thì làm sao có thể bảo đảm trung thực, nói gì đến phát triển tư duy phê phán, đầu óc sáng tạo – những phẩm chất tối cần thiết mà mọi nền giáo dục tiến bộ phải hướng tới trong thời đại ngày nay.
Đại khái thi cử nhiều năm trước là vậy. Có thấy rõ tính chất lạc hậu và những sự lãng phí vô lối của cách thi đó mới hiểu hết sự cần thiết cấp bách phải đổi mới thi cử và mới đánh giá đúng ý nghĩa cuộc đổi mới thi cử năm nay đối với cả tiến trình cải cách giáo dục.
Khi đặt vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện GD – ĐT, Giáo sư thường phê phán cách thi tốt nghiệp trước đây. Vậy nên quan niệm học và thi, nhất là thi tốt nghiệp, như thế nào mới đúng, mới thích hợp?
- Đây đúng là vấn đề cơ bản. Nếu sai ngay từ quan niệm thì thất bại là khó tránh khỏi. Cho nên trước hết phải có quan niệm đúng đắn về học và thi, hay nói trang trọng một chút là triết lý thi cử trong triết lý giáo dục.
Thi tức là kiểm tra chất lượng học tập, thi tốt nghiệp là kiểm tra chất lượng đào tạo lần cuối trước khi ra trường. Cũng giống như kiểm tra sản phẩm của xí nghiệp trước khi xuất xưởng.
Sản phẩm của một xí nghiệp gồm có nhiều chi tiết, bộ phận, mỗi cái được làm ra trong phân xưởng tương ứng rồi tập hợp lại, lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất xưởng. Mỗi chi tiết, mỗi bộ phận sau khi làm ra ở phân xưởng nào đều phải kiểm tra chất lượng ngay ở đó. Đến khi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, chỉ cần xem việc lắp ráp có vấn đề gì không, chứ không ai đến lúc đó còn nhặt riêng từng chi tiết, bộ phận ra để kiểm tra lại chất lượng lần nữa.
Việc học tập trong nhà trường cũng tương tự như vậy. Một cấp học hay một quy trình đào tạo gồm nhiều nội dung, nhiều học phần. Mỗi học phần học đến đâu phải kiểm tra nghiêm túc đến đấy. Đến khi xét tốt nghiệp để cho ra trường, nếu có thi thì cũng chỉ cần một cuộc thi để kiểm tra tổng quát giống như kiểm tra khâu lắp ráp khi cho xuất xưởng. Nếu thi tốt nghiệp mà phải thi tất cả hay hầu hết các môn như ta trước đây thì có khác gì khi lắp ráp thành phẩm mà nhặt lại từng chi tiết, bộ phận để kiểm tra chất lượng lần nữa.
Cho nên giải pháp đúng đắn là: Kiểm tra, thi từng học phần nghiêm túc trong suốt quá trình học. Khi kết thúc, nếu đã đạt yêu cầu với từng học phần thì được tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp; hoặc chỉ cần một kỳ thi tốt nghiệp nhẹ nhàng để kiểm tra thu nhận tổng hợp qua cả quá trình học tập 12 năm (ví dụ bảo vệ một tiểu luận nhỏ, như tại nhiều trường phổ thông ở các nước phát triển). Khác hẳn cách học ở ta: trong suốt quá trình học thì coi nhẹ kiểm tra, đến cuối quá trình thì thi dồn dập, căng thẳng, thi từng học phần đã học trong một thời gian ngắn.
Vậy Giáo sư đánh giá như thế nào về kỳ thi THPT quốc gia năm 2015?
- Theo tôi Kỳ thi THPT quốc gia năm nay đã thật sự đổi mới. Nhờ dựa trên quan niệm đúng đắn về thi cử nên tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm, giảm thiểu rủi ro cho thí sinh và tạo điều kiện thúc đẩy việc dạy và học theo hướng lành mạnh, tiến bộ, tích cực.
Một thay đổi lớn là thay cho hai kỳ thi riêng biệt cách nhau một tháng, nay gộp lại chỉ còn một kỳ thi duy nhất, vừa để xét tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Chỉ riêng điều này đã tiết kiệm được một khối lượng lớn công sức, tiền của cho xã hội và Nhà nước. Bớt một kỳ thi là bớt biết bao công việc căng thẳng và tốn kém từ khâu ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi, rồi công bố kết quả cho hàng triệu thí sinh. Chỉ nguyên cái việc ra đề thi và đảm bảo bí mật cũng đã quá vất vả, chưa nói việc di chuyển của hàng triệu con người trong một thời gian ngắn ở từng địa bàn hẹp. Cho nên việc rút gọn chỉ còn một kỳ thi là một cải tiến lớn.
Thật ra cái ý tưởng rút gọn này đã có từ nhiều năm trước, nhưng bây giờ mới thực hiện được. Vấn đề phức tạp ở chỗ thi tốt nghiệp và thi tuyển vào đại học có những yêu cầu rất khác nhau, không dễ kết hợp được trong một kỳ thi duy nhất. Nếu làm không tốt, không đúng, sẽ còn tai hại hơn là cứ để hai kỳ thi như cũ.
Rất may là kỳ thi THPT quốc gia vừa qua đã giải quyết được mắc mứu đó, để có một kỳ thi "hai trong một" thành công. Mấu chốt của sự cải tiến này là dựa vào tư duy đổi mới về thi tốt nghiệp THPT như đã nói ở trên. Nếu cứ thi tốt nghiệp kiểu cũ, nghĩa là thi hầu hết các môn và hoàn toàn không chú ý gì đến thành tích học tập của thí sinh ở trường, thì đúng là không cách nào vừa thi như thế lại vừa kết hợp phục vụ sự tuyển chọn vào đại học, cao đẳng. Nhưng nhờ thay đổi quan niệm, coi thành tích học tập ở phổ thông cũng là một căn cứ khi xét tốt nghiệp, và thi tốt nghiệp chỉ cần kiểm tra một số môn cơ bản.
Do đó, để cuộc thi có thể giúp các đại học có thông tin phục vụ việc tuyển chọn thì ngoài các môn cơ bản, cho thí sinh được tự chọn nhiều môn thi phù hợp với năng lực sở trường để tổ hợp thành các nhóm môn theo yêu cầu xét tuyển của từng khối ngành đại học.
Cách thiết kế kỳ thi THPT quốc gia như thế rất hợp lý. Khâu tổ chức thực hiện cũng khá suôn sẻ, tuy không tránh khỏi một số hạn chế, thiếu sót mà rồi đây Bộ GD&ĐT sẽ phải rút kinh nghiệm cho năm sau. Nhưng cơ bản đây là một thành công đáng kể, một thắng lợi quan trọng bước đầu trong trận đánh lớn của ngành Giáo dục, như lời ông Bộ trưởng đã nói khi phát động cuộc đổi mới toàn diện, cơ bản nền giáo dục.
Nhiều người cho rằng khâu sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia để tuyển sinh ĐH-CĐ rắc rối quá. Tôi nghĩ đối với các đại học thì kiểu thi cũ với mấy đợt thi 3 chung có thể dễ hơn cho việc sử dụng để tuyển sinh, nhưng đối với thí sinh và xã hội lại căng thẳng và tốn kém quá mức cần thiết. Nay tất cả gộp lại trong một kỳ thi duy nhất, đương nhiên cách sử dụng để tuyển sinh ĐH-CĐ phải phức tạp hơn, nhưng thí sinh và xã hội đỡ căng thẳng và tiết kiệm được nhiều công sức, tiền của. Thế thì cái giá phải trả để đỡ cho thí sinh và xã hội một gánh nặng như vậy chẳng có gì quá đáng.
Khâu đột phá thi cử bước đầu thắng lợi
GS Hoàng Tụy: Bộ trưởng Phạm Vũ Luận từng ví đổi mới giáo dục giống như một trận đánh lớn. Tôi cho rằng, kỳ thi này là thắng lợi đáng kể, tuy chỉ mới là bước đầu. Dù sao, khâu đột phá đã tạo được niềm tin.
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, vẫn có những quan điểm khác nhau về cụm thi địa phương và cụm thi do trường ĐH chủ trì. Giáo sư có thể cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
- Nếu tôi hiểu đúng thì các cụm thi địa phương là dành cho các thí sinh chỉ cần thi tốt nghiệp chứ không định dự thi tuyển ĐH, CĐ. Các thí sinh định dự tuyển ĐH, CĐ thì phải thi ở các cụm thi do các ĐH chủ trì.
Việc này không phải không có lý vì kinh nghiêm trước đây cho thấy các hội đồng thi ở địa phương thường chịu áp lực chạy theo thành tích nhiều hơn các đại học.
Tuy nhiên quy định chỉ điểm thi ở các Hội đồng thi do ĐH chủ trì mới có giá trị xét tuyển đai học thì quá cứng nhắc, dễ đưa đến suy diễn không đúng là các hội đồng do các địa phương phụ trách không đáng tin cậy bằng các hội đồng do các đại học chủ trì.
Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT chọn thi cử là khâu đột phá, theo Giáo sư, kỳ thi này đã thực hiện được sứ mệnh "đột phá" của mình?
- Sau nhiều năm rút kinh nghiệm, thu nhận ý kiến đóng góp của toàn xã hội, Đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đã chọn lấy cải cách thi cử làm khâu đột phá. Nếu cải cách thi cử thành công sẽ tác động tích cực tới việc việc giảng dạy, học tập, khắc phục dần xu hướng học vẹt, học chỉ cốt để thi và có bằng.
Khi ngành Giáo dục chọn thi cử là khâu đột phá để cải cách, nhiều người băn khoăn, cho rằng cái chính cần đổi mới trước hết phải là chương trình và SGK.
Đúng là chương trình và SGK là một khâu quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên đổi mới chương trình và SGK là việc lâu dài, đương nhiên phải xúc tiến nghiên cứu ngay, nhưng phải có thời gian, ít nhất một vài năm nữa mới ra được chương trình và SGK đổi mới có thể áp dụng đại trà, trong khi đó đổi mới thi cử là đòi hỏi cấp bách để thay đổi động cơ, phương pháp dạy và học thì lại có thể tiến hành ngay, không cần đợi đổi mới chương trình và SGK.
Như mọi người đều thấy, kiểu thi cử của ta vừa lạc hậu, vừa rất lãng phí công sức và tiền của, cần đổi mới để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực dành cho phát triển giáo dục. Vả lại, đổi mới thi cử gắn liền với đổi mới tư duy giáo dục về thái độ, phương pháp dạy và học, điều này rất cần để tạo đà cho toàn bộ công cuộc cải cách giáo dục. Có xây dựng được thái độ, phương pháp dạy và học đúng đắn thì mới tiếp thu, sử dụng tốt chương trình và SGK đổi mới sau này.
Vậy theo Giáo sư, sau kỳ thi này, việc tiếp theo cần làm sẽ là gì?
- Trước hết, Bộ cần lắng nghe ý kiến của dư luận về các hạn chế và thiếu sót của kỳ thi đổi mới để rút kinh nghiệm, năm sau có một kỳ thi càng tốt hơn nữa.
Thứ hai, sau thành công đổi mới thi cử điều xã hội đang mong và kỳ vọng là đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Khâu này sẽ động chạm rất nhiều vấn đề về tư duy, quan niệm, cách làm, tất cả đều cần suy nghĩ đổi mới.
Theo tôi biết, Bộ GD&ĐT đang tích cực chuẩn bị. Tôi có góp ý kiến là không nên lẳng lặng chuẩn bị, xong hết rồi mới công bố, mà nên có những hình thức khơi gợi các nhà giáo và nhà khoa học tham gia phát biểu, góp ý kiến trong quá trình chuẩn bị. Việc này cần thiết, thậm chí là rất quan trọng. Chẳng hạn vừa rồi tôi có được đọc bộ sách về văn (đến lớp 6) của nhóm Cánh Buồm, gợi ra rất nhiều vấn đề hay và lý thú, bổ ích.
Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư về cuộc trao đổi!
Phổ điểm THPT quốc gia 2015 “nói” gì?“Phổ điểm của kỳ thi THPT quốc gia năm nay phù hợp với thực tế. Mức điểm chủ yếu là trung bình và trung bình khá, điểm xuất sắc không nhiều. Phổ điểm này cũng giúp việc xét tuyển của các trường ĐH, CĐ dễ dàng. Nếu phổ điểm không giúp phân loại được học sinh, các trường ĐH, CĐ sẽ rất khó chọn lựa. Qua phân tích phổ điểm của kỳ thi, các trường phổ thông sẽ thấy được chất lượng giảng dạy của mình như thế nào, thấy được những vấn đề gì cần chú ý để cải tiến trong giảng dạy. Điều đó cũng giúp cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa. Đó cũng là ưu điểm của kỳ thi này” – GS Hoàng Tụy. |
-
Giáo dục1 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục5 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục7 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục8 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục12 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục13 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục15 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.