Hậu quả khôn lường từ những hình phạt sai lầm mà bố mẹ nào cũng mắc phải khi nuôi dạy con

Mắng con nơi công cộng, tước đi đồ chơi hay món ăn yêu thích không khiến con nghe lời hơn nhưng nó sẽ để lại những tổn thương nặng nề cho cảm xúc và tinh thần của con.

Có những hình phạt sai lầm mà các bậc phụ huynh thường áp dụng khi muốn con nghe lời và tuân theo những kỷ luật mà mình đưa ra. Nhưng hiệu quả đâu không thấy chỉ thấy con lầm lì, khó chịu và càng ngày càng không nghe lời hơn. Vậy đâu mới là cách giải quyết hợp lý cho những lúc con không nghe lời? Bài viết này sẽ giúp bố mẹ tìm thấy câu trả lời.

Trách mắng con nơi công cộng

Khi con có hành động nguy hiểm hay nghịch ngợm ở nơi công cộng, bố mẹ thường có xu hướng ngăn cản và giáo huấn con ngay tại đó với hi vọng con nhớ những bài học mà mình nói. Nhưng trên thực tế, trẻ sẽ chú ý đến việc ai đang nhìn chằm chằm vào con khi con bị mắng hơn là những lời nói của bố mẹ lúc này. 

Bởi vậy, hãy dẫn con ra một nơi riêng tư để nói chuyện cho con về hành động vừa rồi, nếu như không thể tìm được một nơi như thế, hãy nói ngắn gọn rằng con nên làm gì và nhắc nhở con rằng bố mẹ sẽ nói chuyện với con về việc này khi về tới nhà. 

Đưa ra những chỉ dẫn mơ hồ

Dù bố mẹ có nói một nghìn lần rằng đừng vứt giày lung tung nữa thì con cũng không thể làm đúng yêu cầu cất gọn giày dép của con khi về nhà bởi vì con không nhận được những chỉ dẫn như vậy. 

Trên thực tế, khi muốn con làm điều gì đó, nhất là khi con còn nhỏ, bố mẹ luôn phải đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng và ngắn gọn để trẻ có thể hiểu và làm theo. Ví dụ nếu không muốn con vứt giày lung tung, bố mẹ hãy hướng dẫn con cất giày vào đúng vị trí, dạy con cách sắp xếp những đôi giày trên giá. Đó sẽ là cách để con học được bài học về sự gọn gàng và ngăn nắp cho mình. 

Hậu quả khôn lường từ những hình phạt sai lầm mà bố mẹ nào cũng mắc phải khi nuôi dạy con-1

 Mua chuộc để con nín khóc

Nếu như con lăn ra ăn vạ ở nơi công cộng hay liên tục làm phiền bố mẹ trong một cuộc gặp mặt các gia đình. Bố mẹ sẽ dễ dàng đưa ra một giao kèo rằng con sẽ có kẹo hay đồ chơi nếu im lặng và để bố mẹ được yên. Đây chính là sai lầm tạo tiền đề cho những lần đòi hỏi tiếp theo của con bởi chúng biết chỉ cần ăn vạ đủ nhiều chúng sẽ có được thứ mình muốn. 

Giải pháp ở đây là hãy nói rõ cho con biết đâu là hành vi đúng đắn và con được phép có điều gì đó nếu con xứng đáng, còn nếu không dù có ăn vạ hay mè nheo thế nào cũng đều không được. 

Tước đi món ăn mà con yêu thích

Không có ai tỉnh táo khi đang đói cả và trẻ con cũng thế. Nếu như con đang có một cái bụng rỗng thì mọi lời nói của bố mẹ đều thành vô nghĩa. Hãy dừng sự kỷ luật này lại, để con được ăn no bụng và từ từ nói chuyện với con. Rằng bố mẹ đã nhìn thấy hành vi sai trái của con (giật lấy đồ chơi của em) và bố mẹ không ủng hộ hành vi đó (con làm bố mẹ buồn vì hành vi này). Đưa ra một số cách để con có thể sửa sai cho hành động vừa rồi (con ra ôm em và xin lỗi em nhé). 

La hét vào mặt con

Thật khó để giữ bình tĩnh khi con cứ liên tục đổ nước ra sàn hay ném tung tóe đồ đạc trong phòng. Nhưng la hét không bao giờ là việc đúng đắn để giáo dục con. Chắc chắn rằng đứa trẻ sẽ không học được bất kỳ bài học nào trong khi chúng bị la hét cả. Trong tình huống này, bố mẹ hãy giải quyết bằng giọng nói bình tĩnh nhất có thể, luôn kiên nhẫn và nhất quán trong cách xử lý của mình. Đứa trẻ cũng sẽ học được từ bố mẹ cách bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của bản thân sau mỗi lần như vậy. 

Hậu quả khôn lường từ những hình phạt sai lầm mà bố mẹ nào cũng mắc phải khi nuôi dạy con-2

La hét không bao giờ là việc đúng đắn để giáo dục con.

 Áp đặt ý kiến cá nhân

Người lớn thường nghĩ mình lớn hơn nên ý kiến của mình luôn đúng từ đó dẫn đến những áp đặt đối với trẻ nhỏ. Dù trên thực tế, những áp đặt của bố mẹ luôn tốt cho con nhưng bố mẹ cần giải thích cho con hiểu. Giảng giải ân cần, ôm con và lắng nghe con là các bước để giúp trẻ đồng ý và quen với một điều luật mới trong gia đình. Hãy luôn chắc chắn với con rằng bố mẹ làm điều này vì muốn tốt cho con, bố mẹ luôn yêu con dù bất kỳ chuyện gì. 

So sánh con với mọi người

Có một danh từ chỉ người mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thích đó là "con nhà người ta". Bố mẹ đôi khi mong muốn con cố gắng hơn nhưng lại dùng sai cách cổ vũ khiến con cảm thấy áp lực thậm chí là khó chịu khi bị so sánh với bạn bè, anh chị em. 

Khi muốn cổ vũ con, bố mẹ có thể bắt đầu khích lệ bằng cách công nhận những kết quả con đã đạt được, nói cho con biết rằng bố mẹ tin con có thể đạt được kết quả cao hơn nếu con thêm một chút cố gắng, chăm chỉ. Nhấn mạnh với con rằng bố mẹ luôn tin tưởng và tự hào về con. 

Dù cho con có chống đối bố mẹ đến thế nào, hãy luôn bình tĩnh và cư xử đúng mực với con. Những hình phạt là cần thiết trong quá trình dạy con nên người, nhưng cần áp dụng đúng và khéo léo để những hình phạt đó phát huy tác dụng với con chứ không phải khiến con cảm thấy bị xa lánh bởi chính bố mẹ mình.

Theo Trí thức trẻ

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/hau-qua-khon-luong-tu-nhung-hinh-phat-sai-lam-ma-bo-me-nao-cung-mac-phai-khi-nuoi-day-con-20200521175626888.chn

làm cha mẹ

Dạy con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.