- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hiệu trưởng ở Trung Quốc ăn cùng học sinh, Nhật cấm trường nấu đồ đông lạnh
Nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật nhằm đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và sự an toàn trong các bữa ăn học đường. Tại Trung Quốc, hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, THCS ăn cùng học sinh để giám sát, đảm bảo chất lượng thực phẩm
Anh
Chính phủ Anh yêu cầu tất cả các trường học cung cấp đồ ăn thức uống lành mạnh, ngon miệng và bổ dưỡng cho học sinh trên cơ sở quy định Thực phẩm học đường năm 2014.
Các trường học Anh cung cấp thực phẩm trên cơ sở quy định Thực phẩm học đường 2014. Ảnh: FoodForLifeUk
Các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo rằng thực phẩm cung cấp cho học sinh trong trường phải có dinh dưỡng và chất lượng cao nhằm tăng cường sức khỏe cho tất cả học sinh.
Quy định cũng yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm, những người phục vụ ăn uống trong trường học phải hiển thị thông tin về các thành phần gây dị ứng trên nhãn thực phẩm. Điều này giúp các trường dễ dàng xác định loại thức ăn mà học sinh không ăn được.
Khi thực phẩm được cung cấp bởi chính quyền địa phương hoặc một nhà cung cấp tư nhân, việc tuân thủ các tiêu chuẩn phải được quy định trong hợp đồng hoặc thỏa thuận dịch vụ. Người cung cấp thực phẩm phải công bố cho cơ quan quản lý bằng chứng về việc tuân thủ các tiêu chuẩn.
Nếu tự cung cấp thực phẩm, nhà trường phải tự đánh giá việc này theo các tiêu chuẩn, và phải đưa ra bằng chứng rằng mình tuân thủ các quy định.
Nhật Bản
Ở Nhật Bản, việc cung cấp bữa trưa an toàn và bổ dưỡng cho học sinh với chi phí hợp lý là yêu cầu bắt buộc đặt ra với tất cả các trường.
Ở Nhật Bản, các hướng dẫn định mức dinh dưỡng bữa trưa được quy định thông qua đạo luật về chương trình bữa trưa học đường. Ảnh: Tokyo Restaurant Guide
Các hướng dẫn định mức dinh dưỡng cơ bản trong bữa trưa ở trường học được quy định thông qua đạo luật về Chương trình bữa trưa học đường.
Theo đó, chương trình ăn trưa tại trường là bắt buộc đối với học sinh, và mặc dù không miễn phí nhưng được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Mỗi bữa ăn chỉ khoảng 2,5 USD.
Thực đơn bữa trưa được các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp để đảm bảo rằng học sinh được ăn những bữa cân bằng, lành mạnh và an toàn.
Các bữa ăn đều được chế biến từ thực phẩm tươi sống (không được dùng đồ đông lạnh hoặc chế biến sẵn) chứa 600 đến 700 calo và bao gồm thịt hoặc cá và rau.
Mỗi năm, cơ quan chính phủ Nhật Bản nghiên cứu chế độ dinh dưỡng và sử dụng thông tin đó để giúp các trường xác định thực đơn.
Mỹ
Các bữa ăn ở trường Mỹ được điều chỉnh bởi các quy định của liên bang, tiểu bang và địa phương.
Đạo luật Tái ủy quyền dinh dưỡng trẻ em (CNR) điều chỉnh thực đơn học đường cho trẻ trên toàn nước Mỹ. Ảnh: Resources.finalsite
Ở cấp liên bang, các quy định được đặt ra để đảm bảo các tiêu chuẩn dinh dưỡng tối thiểu trong bữa ăn học đường. Đạo luật Tái ủy quyền dinh dưỡng trẻ em (hay đạo luật Không để trẻ em đói và không khỏe) (CNR) điều chỉnh thực đơn các bữa ăn ở trường và tất cả các chương trình dinh dưỡng cho trẻ em trên toàn quốc.
CNR đưa ra các nguyên tắc về thực phẩm nào được phép và không được phép, đồng thời cũng cho biết số tiền mà các trường sẽ nhận được như một khoản hỗ trợ cho các bữa ăn.
Ở cấp tiểu bang, ví dụ như tại New York, cơ quan giáo dục bang quản lý thực đơn các bữa ăn của trường học liên bang. Tiểu bang và thành phố cung cấp thêm một khoản tiền để hỗ trợ các trường trong việc chi trả không những những thực phẩm mà còn lương, phúc lợi hành chính cho nhân viên nhà bếp cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Ở cấp địa phương, tại học khu thành phố Rochester (ở quận Monroe, bang New York) có Ban dịch vụ thực phẩm vận hành mô hình bếp ăn trung tâm. Các bữa ăn được chế biến tại một địa điểm, sau đó được phân phối đến trường học.
Trung Quốc
Từ năm 2011, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã thực hiện một kế hoạch cải thiện chế độ dinh dưỡng cho học sinh nông thôn, với khoản trợ cấp 4 nhân dân tệ (0,56 USD)/người/ngày.
Bữa ăn ở căng tin trường học tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: VCG
Để đảm bảo độ dinh dưỡng và an toàn cho học sinh, các nhà cung cấp bữa ăn học đường được yêu cầu chuẩn bị thực đơn dựa trên lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng rồi trình Sở Giáo dục địa phương xem xét. Tùy thời điểm, các trường sẽ cập nhật thực đơn dựa trên đề xuất của học sinh.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục, Cơ quan Quản lý thị trường Trung Quốc và Ủy ban Y tế quốc gia yêu cầu hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ăn cùng học sinh để giám sát, đảm bảo chất lượng thực phẩm. Ba cơ quan này khuyến khích các trường mời phụ huynh đến ăn cùng để lấy ý kiến đóng góp.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục1 giờ trướcMột tài khoản Facebook đã đăng tải nội dung cho rằng 1 hiệu trưởng nhắn tin với một cô giáo: "Em yêu trưa nay em về hay ở lại? ... Anh nói thật lòng nếu anh yêu ai thật lòng thì anh sẽ bảo vệ đến cùng"
-
Giáo dục6 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm nay dự kiến tổ chức vào nửa đầu tháng 7.2023, còn một số cơ sở giáo dục đại học sẽ tuyển sinh ngay từ tháng 3.
-
Giáo dục13 giờ trướcHiện, nhiều trường công bố phương án tuyển sinh năm 2023. Trong đó không ít trường sử dụng phương thức xét tuyển dựa vào chứng chỉ ngoại ngữ IELTS.
-
Giáo dục1 ngày trướcChiều 1/2, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã nắm được vụ việc phụ huynh vào trường đánh bạn của con, xảy ra tại Trường tiểu học Tân An Thạnh (điểm phụ) ở huyện Bình Tân.
-
Giáo dục1 ngày trướcSở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã có văn bản gửi Trường THPT Lương Văn Can (quận 8), đề nghị thu hồi các quyết định bổ nhiệm không đúng quy định
-
Giáo dục1 ngày trướcKỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2023 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ diễn ra vào sáng 26-3.
-
Giáo dục2 ngày trướcNhiều học sinh lớp 12 mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm "chốt" thời điểm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 để chủ động sắp xếp thời gian ôn tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrưởng phòng GD-ĐT huyện Bá Thước (Thanh Hóa) vừa bị kỷ luật khiển trách do viết thư ngỏ gửi các trường để xin tiền, gây bức xúc dư luận.
-
Giáo dục2 ngày trướcBáo cáo tổng hợp thu chi quỹ lớp 1E của Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3 trong học kỳ 1 có chi 500.000 đồng/tháng cho tiền vệ sinh lớp học.
-
Giáo dục3 ngày trướcBài tập về nhà cho trẻ em là bài kiểm tra cho trẻ hay cho bố mẹ? Làm sao để thực sự giảm bớt gánh nặng bài tập về nhà cho con?
-
Giáo dục3 ngày trướcĐể trở thành một giáo viên giỏi và thành công trong nghề dạy học, không cần học sinh xuất chúng mà chỉ cần trò tiến bộ qua mỗi ngày, mỗi hành trình.
-
Giáo dục3 ngày trướcTrần Thế Trung, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2019 quyết định không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam học tập. Đây cũng là quán quân đầu tiên trong lịch sử Olympia từ trước đến nay chọn hướng đi này.
-
Giáo dục4 ngày trướcCha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân khiến con mình học kém để từ đó có biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Giáo dục4 ngày trướcCao Ung Hàm - thần đồng của Trung Quốc sở hữu IQ 146 thuộc nhóm 2% thế giới nhờ vào phương pháp giáo dục của bố mẹ để duy trì khả năng tư duy logic và trí thông minh.