- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh Hà Nội 'đu tường' tới trường sau siêu bão Yagi
Sau khi bão Yagi (bão số 3) gây thiệt hại ở nhiều địa phương, mưa lũ lại tiếp tục khiến con đường đến trường của nhiều học sinh miền Bắc, trong đó có Hà Nội trở nên khó khăn.
XEM VIDEO:
Chị Vân Anh (khu Gemek 1, An Khánh, Hoài Đức) cho biết, sáng nay, để đến trường, hai con chị (lớp 9 và lớp 7) phải trèo lên bờ tường của tòa nhà ngân hàng bên cạnh rồi vịn vào đó đi men ra Đại lộ Thăng Long - nơi xe ô tô đưa đón chở tới trường.
Hai bé mặc áo đồng phục trường, vai đeo balo, một tay xách túi nilon đựng quần dài và giày, một tay bám vào mép tường đi ra phía Đại lộ Thăng Long. Đường bên dưới nước ngập đến gần đầu gối người lớn.
“Bình thường xe sẽ đỗ ngay sảnh tòa nhà, nhưng sau mấy ngày mưa lớn, tòa nhà đã trở thành ốc đảo, các lối vào từ xung quanh đều ngập, xe không thể vào. Các con lội nước thì ngập tới đùi, nên không còn cách nào khác phải men theo tường đi ra”, chị Vân Anh kể.
Đoạn tường này dài khoảng 30m, sau đó, các con phải lội nước thêm đoạn đường gần 20m nữa mới ra được tới xe. Chị cho biết thêm, không riêng gì lần ảnh hưởng bão số 3 này, hầu như đợt nào mưa lớn hay kéo dài, khu nhà chị cũng ngập sâu, khi thì bố mẹ cõng các con ra xe, lúc phải nghỉ học. “Đợt này các con vừa vào năm học, đang háo hức đến trường nên không muốn nghỉ”, người mẹ cho biết.
Cùng cảnh ngộ, anh Nguyễn Hải Hà (khu An Khánh, Hoài Đức) cho biết, con gái anh học tại một trường tư thục tại khu vực Mỹ Đình. Buổi sáng 6h50 hai bố con ra khỏi nhà nhưng đường tắc không đi nổi.
Khu An Khánh nhiều đoạn nước ngập sâu. Ảnh: Đinh Huy.
“Sau bão số 3, cây hai bên đường đổ la liệt, chưa kể nhiều đoạn đường nước ngập sâu nên di chuyển rất khó khăn. 45 phút vẫn chưa ra khỏi đại lộ Thăng Long nên tôi quay xe đưa con về nhà và xin phép giáo viên cho con nghỉ.
Thế nhưng, đường về nhà cũng không hề dễ dàng và phải đến 8h30 tôi mới đưa con về nhà. Thiết nghĩ, tình hình giao thông như này có tới công ty cũng không kịp chấm công nên tôi cũng xin nghỉ làm luôn”, anh Hải Hà cho biết.
Trưa nay, con gái chị Nhung (gần Thiên Đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội) mới đi học một đoạn đã phải quay về vì đường ngập sâu, nhiều xe chết máy phải dắt bộ. “Quãng đường đi học của con dài 6km, phải đi ngang một khu biệt thự, vượt qua Đại lộ Thăng Long rồi đi đường 70 - đều là những ‘con đường đau khổ’ ngập sâu. Tan học chiều qua, con đi hơn một tiếng mới về được tới nhà vì mưa lớn, đường ngập. Hôm nay, con rời nhà từ 11h45 dù gần 13h mới bắt đầu vào học, nhưng cuối cùng đi được hơn 1km đã phải quay về khi xe chết máy, phải dắt lội bì bõm”, chị Nhung chia sẻ.
Chị cho biết thêm, cũng chiều tối qua, một bé gái hàng xóm nhà chị, học tại trường Mỹ Đình đã mất gần 4 tiếng để đi từ trường về nhà. Con tan học lớp 17h10, nhưng bị tắc từ trong sân trường, sau đó, cố ra được đến ngõ bên ngoài thì đường ngập, mưa to. “Cháu chật vật nửa tiếng mới dắt xe quay lại trường được rồi gọi cho mẹ nhờ đón. Khoảng 19h mẹ gọi taxi cho con về nhưng xe không vào được trường, loanh quanh tới hơn 20h mới đón được cháu, về tới nhà đã gần 21h”, chị Nhung kể.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, đến tối hôm qua (9/9), 114 trường học báo cáo chưa thể đón học sinh trở lại trường do ảnh hưởng của bão số 3.
Tuy nhiên, thời tiết từ đêm qua tới sáng nay diễn biến phức tạp, nhiều địa phương có mưa to đến rất to, có nguy cơ xảy ra ngập lụt. Vì vậy, số lượng trường có thể bị ảnh hưởng của thiên tai, khó có thể tổ chức dạy học trực tiếp hôm nay có thể tăng lên. Hiện tại Sở GD-ĐT Hà Nội đang ghi nhận tình hình, tổng hợp số liệu cụ thể.
Sau bão nhiều trường vẫn chưa khắc phục xong hậu quả. Ảnh: Hoàng Thanh.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Sở GD-ĐT Hà Nội đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị. Cùng với đó, lãnh đạo các nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày cần rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Lãnh đạo Sở cũng lưu ý, với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng... cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học 2024-2025.
Trước đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo cáo.
Bên cạnh đó, các Sở hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, gia đình chính sách; học sinh có hoàn cảnh khó khăn; học sinh bị thiệt hại do mưa, bão sớm ổn định học tập; thực hiện các giải pháp để việc dạy học ở các nhà trường an toàn, hiệu quả.
Cùng đó, Bộ yêu cầu phối hợp với các đơn vị cung ứng sách giáo khoa tại địa phương kịp thời cung cấp bổ sung sách cho học sinh; bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa, giúp học sinh nhanh chóng ổn định học tập.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục6 giờ trướcĐại học Công thương TP.HCM dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, trong khi Đại học Kinh tế quốc dân bỏ hẳn phương thức này.
-
Giáo dục7 giờ trướcChiều nay (3/10), đại diện Sở GD-ĐT TPHCM lên tiếng về đề nghị xóa bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh (thường gọi là hội phụ huynh) ở các lớp tại các trường học.
-
Giáo dục9 giờ trướcSau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, một trường tại xã Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã xác minh, quyết định kỷ luật một giáo viên vì uống rượu trong giờ hành chính.
-
Giáo dục9 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội thông tin về hình ảnh cô giáo có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10, trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
-
Giáo dục9 giờ trướcSở GD&ĐT Hà Nội thông tin về hình ảnh cô giáo có cử chỉ thân mật với nam sinh lớp 10, trường THPT Thạch Bàn, quận Long Biên.
-
Giáo dục10 giờ trướcViệc trường Tiểu học Đức Giang (Hoài Đức, Hà Nội) thu 131.000 đồng/học sinh để vận chuyển 2 chiếc điều hòa sang địa điểm mới (cách 2 km) khiến phụ huynh bức xúc.
-
Giáo dục16 giờ trướcTrường THPT số 3 Phù Cát (Bình Định) đã tháo trả 5 tivi do ban phụ huynh vận động sai nguyên tắc tự nguyện.
-
Giáo dục17 giờ trướcTrong số 25 giáo viên THPT bị thanh tra 'điểm tên' yêu cầu trả lại hàng trăm triệu đồng trước ngày 29/9, đến nay nhiều người đang làm đơn xin nộp nhiều lần do hoàn cảnh khó khăn.
-
Giáo dục18 giờ trướcNăm 2025, học sinh lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều thay đổi so với năm 2024 trở về trước. Vì thế, các trường đại học cũng công bố phương án tuyển sinh riêng.
-
Giáo dục21 giờ trướcNhiều phụ huynh Trường Tiểu học Đức Giang (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bày tỏ bức xúc khi được nhà trường thông báo thu 131.000 đồng/học sinh để vận chuyển 2 chiếc điều hòa sang địa điểm mới của trường - cách nơi cũ 2 km.
-
Giáo dục1 ngày trướcGiải thích về việc giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh, Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn cho biết 2 người là hàng xóm với nhau, khi cô giáo bực tức, học sinh đã lên an ủi
-
Giáo dục1 ngày trướcHai học sinh liên quan vụ "Nữ giáo viên có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh PTTH" đã có ý kiến, tường trình trong cuộc gặp với Ban giám hiệu nhà trường
-
Giáo dục1 ngày trướcHiệu trưởng Trường THPT Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) xác nhận nhân vật trong clip có nội dung giáo viên và nam sinh thân mật đang lan truyền trên mạng xã hội đúng là giáo viên và học sinh của trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến vụ nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với nam sinh THPT, cơ quan chức năng đã xác định cô giáo trong clip là cô M.Q.T. (SN 2001)