- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ
Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.
Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.
Thời điểm cuối năm học, nhiều phụ huynh nảy ra nhiều tranh luận về việc có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội.
"Thời tôi đi học, số lượng học sinh đạt điểm 8, điểm 9 (tức điểm giỏi) rất ít, điểm giỏi các bạn đạt được là cả 1 sự ao ước của bạn bè cùng lứa. Bây giờ đi họp phụ huynh cho con, cháu học lớp 5 và lớp có đến 14 trên tổng số 26 học sinh đạt loại giỏi. Khi có thành tích này, nhiều phụ huynh vui mừng và khoe thành tích học cả năm của con lên mạng xã hội, nhưng tôi không biết điểm số này có thực các con tự đạt được hay không" - đó là trăn trở của anh Ngọc Anh (Quảng Nam) sau buổi họp phụ huynh ở trường của con.
Cũng như anh Ngọc Anh, anh Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng tỏ ra khá bất ngờ vì kết quả lớp của cháu mình có 42/43 em đạt học sinh giỏi. "Tôi mới đi họp phụ huynh cuối năm cho cháu trai lớp 6. Sĩ số lớp 43, thì 42 bạn đạt loại giỏi, duy nhất một em khá. Không biết nhà trường cho học và thi kiểu gì mà toàn... nhân tài" - anh Hùng nói.
Kết quả học tập 42/43 học sinh đạt loại giỏi của lớp cháu anh Hùng. Ảnh: NVCC.
Trao đổi về kết quả học tập cuối năm học của con, chị Thu Thảo (quận Gò Vấp, TPHCM) cho biết: "Năm nay con tôi học lớp 2, lớp cháu có hơn phân nửa học sinh đạt loại giỏi. Mấy ngày nay lướt các trang mạng xã hội, đâu đâu tôi cũng thấy phụ huynh chia sẻ thành tích cuối năm của các cháu".
Bày tỏ ý kiến về việc khoe thành tích, giấy khen của con lên mạng xã hội, TS Bùi Trân Phượng - Chủ tịch HĐQT NES Education, người khởi xướng hoạt động TEACH, cùng giáo viên thay đổi và cùng phụ huynh thay đổi - cho rằng: "Theo tôi, phụ huynh không nên khoe thành tích của con lên mạng xã hội. Vì điều này vi phạm quyền riêng tư của con".
T.S Bùi Trân Phượng thẳng thắn chỉ ra những tác hại của việc khoe thành tích của con lên mạng xã hội: "Tùy tâm tính, lứa tuổi của con, việc khoe thành tích, giấy khen của phụ huynh có thể có những tác hại khác như khiến trẻ tự mãn, tự cao. Tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.
Khi có kết quả thấp hơn, trẻ sẽ bất an, thất vọng vì xấu hổ với mọi người. Đó là chưa kể trường hợp, khi kết quả được khoe là kết quả đó gian lận mà có.
Tác hại phát sinh cho người khác, là sự khoe khoang đó kích thích ganh đua, tị nạnh, làm khổ nhiều trẻ khác, vì hội chứng "con nhà người ta".
Đối với trẻ không thích khoe khoang, sự phô trương của cha mẹ làm trẻ không thoải mái, có khi rất khó chịu, mà vì phận làm con không làm sao được. Chuyện vui đâm ra mất vui, có khi còn là đầu mối bất hòa trong gia đình".
Đưa ra giải pháp cho việc công nhận thành tích học tập của con suốt một năm học, T.S Bùi Trân Phương đề xuất: "Kết quả tốt của con cần được công nhận, khen thưởng nếu cha mẹ và bản thân trẻ thích. Nhưng chỉ nên trong phạm vi riêng tư của gia đình, lớp học, người thân. Mạng xã hội là chỗ phát loa cho toàn xã hội. Phát loa chuyện riêng tư bao giờ cũng có nhiều hậu quả tai hại, có khi cả rủi ro không lường trước được".
Theo Lao Động
-
Giáo dục17 giờ trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục1 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục2 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục2 ngày trướcCâu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.
-
Giáo dục3 ngày trướcMùa tuyển sinh 2023 nhiều đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy.
-
Giáo dục3 ngày trướcKhai bút đầu năm Quý Mão 2023 viết gì để có một năm may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành thuận lợi và sự nghiệp hanh thông... là băn khoăn của nhiều người.
-
Giáo dục6 ngày trướcTrường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy với 8 bài thi là các môn Toán, Ngữ Văn, Anh, Địa lý, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
-
Giáo dục19/01/2023Phần chầu của Táo Giáo dục năm nào cũng được coi là một trong những phân đoạn hài hước và thâm sâu nhất.
-
Giáo dục19/01/2023Quy định mới về chọn học sinh giỏi quốc gia, tặng thưởng công trình Toán học xuất sắc... là những quy định, chính sách mới về giáo dục, sẽ được áp dụng từ năm 2023.
-
Giáo dục18/01/2023Sở GD&ĐT TPHCM vừa ban hành kế hoạch tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11 đến các trường trên địa bàn.
-
Giáo dục18/01/2023Trong năm Quý Mão, việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không thay đổi nhiều. Học phí tại các trường đại học có thể tiếp tục tăng.
-
Giáo dục18/01/2023Là một học sinh ở thôn quê, từng mặc áo sứt chỉ, áo vá khi đến trường, tôi phần nào hiểu được ý nghĩa của việc mặc đồng phục trong trường học.