- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lấy chồng đại gia, ở biệt thự 40 tỷ, ca sĩ Vy Oanh đắn đo "Chọn trường nào cho con trai học để không cảm giác quá đầy đủ"
Đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu trong việc tìm trường, tuy nhiên Vy Oanh đắn đo "chọn trường quốc tế hay trường thường" cho con trai mang quốc tịch Mỹ của mình.
- Bộ Giáo dục nhấn mạnh "Tên trường chưa nói lên tất cả", cha mẹ hãy dựa vào 10 tiêu chí này để chọn trường cho con, số 1 và 2 rất nhiều người bỏ qua
- Cha mẹ ơi, xin đừng chọn trường, chọn ngành thay con: Tâm sự nghẹn ngào của học sinh lớp 12 trước mùa thi Đại học
- Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt
Đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu trong việc tìm trường, tuy nhiên Vy Oanh đắn đo "chọn trường quốc tế hay trường thường" cho con trai mang quốc tịch Mỹ của mình.
Là một ca sĩ lấy chồng đại gia, ở nhà 40 tỷ, đi xe sang, tuy nhiên Vy Oanh vẫn luôn thể hiện mình có lối sống giản dị như không thích khoe của, tự mua túi và sử dụng trong suốt 5 năm... Hiện tại, cô có 2 con với chồng doanh nhân hơn 15 tuổi và thường xuyên chia sẻ hình ảnh về gia đình.
Vy Oanh hạnh phúc bên chồng doanh nhân.
Hai con của Vy Oanh mang quốc tịch Mỹ.
Mới đây, nữ ca sĩ sinh năm 1985 này đã tâm sự về chuyện chọn trường cho cậu con trai hơn 4 tuổi nhân dịp năm học mới. Vy Oanh bày tỏ:
"Vợ chồng mình quen anh bạn có tên trong danh sách những tỷ phú của Việt Nam. Anh từng hạnh phúc khoe với tụi mình rằng con anh đứa nào cũng thành đạt, bí quyết của anh là giúp con hiểu rõ rằng cha mẹ giàu không có nghĩa là con giàu, dạy con biết trân quý những điều tự tay mình gây dựng. Vì vậy anh vẫn để các con phát triển bình thường như bao người, vẫn chỉ cho con học trường Việt Nam mặc dù anh tự tay xây từ thiện rất nhiều ngôi trường tặng các tỉnh nghèo.
Lúc đó, mình đã rất ngưỡng mộ, tự nhủ trong lòng mai sau con mình đi học cũng sẽ theo cách giáo dục của anh ấy. Mình hiểu đa phần bậc làm cha mẹ người châu Á toàn làm để cho con, rất hiếm người có điều kiện có thể bóp bụng cho con học trường thường, 1 phần vì muốn con có tất cả những gì họ cho là tốt nhất, phần vì danh dự lẽ nào con ông nọ bà kia lại cho con học trường thường.
Vy Oanh băn khoăn không biết chọn trường nào cho con.
Vậy nhưng đến khi là vấn đề của chính bản thân mình, phải quyết cho con học trường quốc tế hay trường thường, mình vẫn bị đắn đo mãi. 1, 2 năm nữa là Voi con đã phải vào lớp 1 rồi. Chủ trương của mình vẫn muốn dạy con sống tự lập, vì mình rất hiểu cảm giác quá đầy đủ, muốn gì được nấy, là cậu ấm cô chiêu thì con sẽ mất đi sự phấn đấu, khát vọng bởi bạn ấy đang được sống sang chảnh trên đôi chân của người khác.
Bé vốn dĩ là quốc tịch Mỹ, sau này ba mẹ cũng phải sắp xếp công việc theo con để con được học trong môi trường giáo dục tốt nhất, thế nhưng bây giờ thì sao nhỉ? Cả nhà mình nghĩ thế nào cho câu chuyện tương lai của Voi con? Thêm "idea" cho Oanh với.
Nữ ca sĩ chọn trường cho bé Voi (thứ 3, hàng đầu từ phải sang) với 3 tiêu chí rõ ràng.
Còn bây giờ, ở độ 4 tuổi rưỡi của con, mình vẫn đặt sự an toàn lên hàng đầu. Sau vài ngày đi các trường từ quốc tế đến song ngữ, trường thường mình có vài tiêu chí chọn trường mầm non như sau:
- Sự ân cần của giáo viên, môi trường trong lành, thân thiện, sạch sẽ, nguồn thực phẩm an toàn, khu vực bếp ngăn nắp, gọn gàng, giáo trình dạy tốt. Mình tin một ngôi trường có người lãnh đạo đặt cái Tâm lên hàng đầu sẽ có đội ngũ giáo viên tốt. Các ba mẹ nên kiểm tra kỹ càng ngôi trường mà mình muốn con theo học.
- Mình cho con học lớp song ngữ montessori để con học cách huấn luyện làm chủ suy nghĩ và hành vi, có trách nhiệm với chính mình, với môi trường xung quanh và với cộng đồng, biết cách rèn tính kỷ luật, tự lập, lễ phép trên nền tảng tôn trọng, yêu thương nhưng không nuông chiều.
- Giúp trẻ biết quay về bên trong của chính mình để tìm được hạnh phúc thật sự của bản thân và luôn vun bồi sự tỉnh thức trong từng giây phút. Phát triển trí thông minh cảm xúc để biết yêu thương, vị tha, hiếu đạo và tự tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống.
Quan trọng hơn hết, trẻ được sống và học tập trong bầu không khí đầy yêu thương, năng lượng tích cực lan tỏa xung quanh bởi tinh thần và thái độ tận tâm của giáo viên hướng dẫn.
Trẻ được phát triển tự nhiên, xây dựng một nền móng vững chắc về Đạo Đức – Trí Tuệ – Nghị Lực để giúp trẻ trở thành một con người bản lĩnh, mạnh mẽ, có lối sống đạo đức, tôn trọng mọi nguời và bản thân, cũng như có ý chí trong tương lai. Đây là điểm khác biệt rất lớn khi nói về một em học sinh thành công và sống hạnh phúc trong tương lai.
Đặc biệt, mình rất cẩn thận trong việc đưa con đi đến nơi về đến chốn. Nếu bận mình sẽ nhờ người thân và sẽ phối hợp cùng cô giáo của con làm sao để an toàn nhất có thể. Cẩn thận chưa bao giờ là thừa với sự phức tạp hiện nay".
Dòng tâm sự của Vy Oanh nhận được sự đồng cảm của nhiều cha mẹ. Chọn trường nào cho con là một quyết định quan trọng vì sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của con. Bởi vậy cha mẹ nào cũng luôn phải đắn đo, thận trọng. Nhất là với Vy Oanh, cô muốn con tự lập và không ỷ lại vì nhà có điều kiện.
Tuy nhiên, một ý kiến cho rằng: "Em nghĩ nếu có điều kiện, cứ cho con học môi trường tốt. Vì sự trưởng thành là một quá trình, và ảnh hưởng từ nhiều phía khác nhau" và Vy Oanh đã đồng tình: "Chị chỉ ngại là môi trường trong trường khác, ngoài xã hội mình khác thế e con lại tưởng mình khác biệt, con nhà này kia thôi. Nhưng mà có lẽ phải cho con trường quốc tế để theo kịp chương trình sau này".
Theo Helino
-
Giáo dục1 giờ trướcTP.HCM, Yên Bái, Kon Tum và nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã có thông báo về lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024.
-
Giáo dục3 giờ trướcĐưa ra quan điểm về sự việc giáo viên bị học trò ném dép, thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Lô mô nô xốp (Hà Nội) phải thốt lên: "Ấy là sự cô đơn đến cùng cực của cô giáo".
-
Giáo dục3 giờ trướcLãnh đạo trường tiểu học ở xã Đất Mới (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), nơi thầy giáo công tác, cho rằng sự việc là một cú sốc lớn và đau lòng.
-
Giáo dục7 giờ trướcLiên quan đến vụ việc cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép vào người, Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi UBND tỉnh Tuyên Quang về việc xử lý hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, xúc phạm nhà giáo.
-
Giáo dục10 giờ trướcBộ GD&ĐT vừa phát đi thông tin cảnh báo, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý những đối tượng xuyên tạc quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4.
-
Giáo dục10 giờ trướcNgày 5/12, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, cô giáo Phan Thị H nói rằng, ngày 29/11 vào tiết dạy môn Nghệ thuật tại lớp 7C, cô nhắc nhở hai học sinh đang ngồi ghế đá vào lớp nhưng các em không nghe, thậm chí có nói lời lẽ ngỗ ngược. Một số học sinh khác còn chạy ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.
-
Giáo dục21 giờ trướcUBND huyện Sơn Dương, Tuyên Quang cho biết vụ việc nữ giáo viên bị học sinh ném dép vào người xuất phát từ khúc mắc giữa cô và trò trong giờ học.
-
Giáo dục22 giờ trướcThông tin sinh viên bị buộc thôi học khi phát hiện hoạt động bán dâm đến lần thứ 4 của một trường ĐH tại TP HCM khiến dư luận xôn xao. Đây là quy chế được nhiều trường ĐH áp dụng.
-
Giáo dục1 ngày trướcMột học sinh nam lớp 7 tại TP Vũng Tàu đã dùng kéo đâm bạn nữ nhiều nhát rồi định nhảy lầu tự tử.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgoài việc sợ học sinh quay clip cắt xén để đưa thông tin một chiều lên mạng, tôi lại thêm nỗi sợ bị hành hung bởi chính những học trò ngày ngày mình dạy học.
-
Giáo dục1 ngày trướcThêm một đoạn clip mới liên quan tới vụ việc cô giáo ngất xỉu vì bị học sinh ném dép vào người ở Tuyên Quang. Theo đó, cô giáo đã cầm những chiếc dép đuổi đánh lại học sinh.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác nhà giáo dục chia sẻ góc nhìn trước vụ việc một nhóm học sinh ở Tuyên Quang vây cô giáo chửi bới, thậm chí ném giấy vào người giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcChính quyền địa phương xã Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã lên tiếng xung quanh vụ việc cô giáo Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương) bị nhóm học sinh lớp 7 khóa cửa nhốt trong lớp, chửi bới và ném dép vào người.
-
Giáo dục1 ngày trướcLãnh đạo tỉnh tuyên Quang đã yêu cầu cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vụ học sinh dồn giáo viên vào góc tường, chửi bới và ném dép vào mặt khiến cô ngất xỉu.