- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mẹ đơn thân kể chuyện vừa nuôi con vừa học Havard, đau đẻ vẫn nhịn để hoàn thành bài thi
Briana đã phải yêu cầu gây tê màng cứng để tập trung trong kì thi cuối cùng của ngành Luật tại đại học Havard.
Briana đã phải yêu cầu gây tê màng cứng để tập trung trong kì thi cuối cùng của ngành Luật tại đại học Havard.
Trở thành luật sư luôn là ước mơ của cô gái trẻ người Mỹ, Briana Williams. Tuy nhiên khi Briana trở thành mẹ đơn thân trước khi tốt nghiệp ngành Luật trường đại học Havard, giấc mơ này suýt nữa đã không thể thành hiện thực.
Briana đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt của mình khi cô quyết định hoàn thành kì thi cuối cùng vào tháng 4 năm 2017 trước khi được chuyển đến bệnh viện để sinh con.
Briana đã phải gây tê màng cứng để tập trung thi. (Ảnh: Instagram)
“Tôi đã yêu cầu được tiêm thuốc gây tê màng cứng để các cơn co thắt không cản trở việc làm bài thi. Vượt qua năm cuối tại khoa Luật trong vai trò một bà mẹ đơn thân là một thách thức thật sự”, Brina chia sẻ trên trang mạng xã hội của mình.
Briana và con gái đáng yêu. (Ảnh: Instagram)
Bằng sự cố gắng, nỗ lực tuyệt vời, Briana đã vượt qua mọi chướng ngại vật để tốt nghiệp đại học. Cô đã bước lên sân khấu nhận bằng cùng với cô con gái nhỏ đáng yêu. Hai mẹ con mặc áo choàng cử nhân và đội mũ giống hệt nhau.
Briana nói với Yahoo Lifestyle rằng con đường dẫn đến thành công không dễ dàng, và không ít lần cô đã nghĩ mình không thể làm được.
Vừa làm mẹ đơn thân vừa đi học là một thử thách lớn. (Ảnh: Instagram)
“Có nhiều ngày tôi bị trầm cảm vì tôi cảm thấy bị choáng ngợp và quá áp lực vì phải hoàn thành mọi thứ. Tôi cho rằng tôi đã làm những gì tôi phải làm, bất kể tôi cảm thấy thế nào bên trong. Tôi không muốn người khác có cơ hội nói rằng tôi phải lựa chọn giữa việc thành công và làm mẹ. Tôi từ chối cho phép bất cứ ai cho rằng con gái tôi sẽ cản đường tôi trong khi con chính là một phần thành công và can đảm của tôi. Tôi biết rằng nếu tôi kiên trì, tôi có thể giúp những người phụ nữ có hoàn cảnh tương tự như mình”, Briana chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Bariana đã trở về nhà ở bang California để thực tập trong công ty luật tại Los Angeles. Bà mẹ trẻ chia sẻ thêm rằng khi bắt đầu đi học tại Havard, cô đã cảm thấy bản thân mình không thuộc về nơi này nhưng gia đình đã giúp đỡ cô rất nhiều.
Briana trong ngày tốt nghiệp. (Ảnh: Instagram)
Nhớ lại quãng thời gian học tập tại khoa Luật của Havard, Briana kể lại rằng cô đã nhập học chỉ với chiếc vali, một đôi giày và quyển kinh thánh. Cô đã phải làm phục vụ bàn và pha chế toàn thời gian ở New York để có tiền trang trải cuộc sống và trả học phí.
“Tôi đã tìm ra cách để giúp mình được đánh giá cao khi tôi xuất thân từ một nền tảng không nhận được nhiều quyền lợi. Tôi có thể nhìn vào luật pháp thông qua lăng kính của một người phụ nữ da màu, một người mẹ đơn thân. Tôi sử dụng điều đó như một lợi thế của mình”.
Câu chuyện của Briana đã truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ khác có hoàn cảnh tương tự cô.
Theo Khám Phá
-
Giáo dục16 giờ trướcĐể giải bài toán thiếu giáo viên, nhất là ở miền núi, vùng sâu vùng xa, có ý kiến đề xuất khi tuyển dụng, nên hạ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với ứng viên. Tuy nhiên, điều này lại "vướng" Luật Giáo dục.
-
Giáo dục22 giờ trướcLãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, các trường đại học có quyền công bố xét tuyển sớm.
-
Giáo dục2 ngày trướcMùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học dự kiến vẫn sử dụng phương thức xét tuyển học bạ.
-
Giáo dục3 ngày trướcPhụ huynh xông vào trường hành hung, quyết ăn thua đủ với giáo viên, nhẹ hơn thì nạt nộ, đe dọa người thầy. Có phụ huynh quanh năm đi kiện nhà trường... Hàng loạt trường hợp phụ huynh khó đỡ, ứng xử thiếu văn minh khiến thầy, cô trở tay không kịp.
-
Giáo dục4 ngày trướcTục mùng 3 Tết thầy vốn mang ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn và kính trọng thầy cô. Do đó, tết gì hoàn toàn nằm ở tấm lòng, miễn phù hợp với quan hệ thầy – trò, tránh biến thành cơ chế 'xin – cho'.
-
Giáo dục4 ngày trướcCâu dặn dò của ông bà 'mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy' vẫn còn đó, nhưng ngày nay mồng 3 Tết thầy đã dần bị lãng quên trong kí ức những thế hệ học trò kế cận.
-
Giáo dục5 ngày trướcMùa tuyển sinh 2023 nhiều đại học tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng nhằm phục vụ mục tiêu xét tuyển đầu vào hệ chính quy.
-
Giáo dục5 ngày trướcKhai bút đầu năm Quý Mão 2023 viết gì để có một năm may mắn, thi cử đỗ đạt, học hành thuận lợi và sự nghiệp hanh thông... là băn khoăn của nhiều người.
-
Giáo dục20/01/2023Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa chính thức công bố đề án tổ chức kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực để tuyển sinh đại học chính quy với 8 bài thi là các môn Toán, Ngữ Văn, Anh, Địa lý, Lịch sử, Vật lý, Hóa học, Sinh học.
-
Giáo dục19/01/2023Phần chầu của Táo Giáo dục năm nào cũng được coi là một trong những phân đoạn hài hước và thâm sâu nhất.
-
Giáo dục19/01/2023Quy định mới về chọn học sinh giỏi quốc gia, tặng thưởng công trình Toán học xuất sắc... là những quy định, chính sách mới về giáo dục, sẽ được áp dụng từ năm 2023.